Đêm đêm, mỗi khi ngước nhìn lên bầu trời đầy sao, chúng ta thường tự hào Trái đất là nơi duy nhất có sự sống trong vũ trụ. Chúng ta đâu biết rằng, những ngôi sao ta nhìn thấy trên bầu trời kia chỉ là cái chấm nhỏ trong Hệ Ngân Hà khổng lồ, còn Hệ Ngân Hà cũng chỉ như một chấm nhỏ trong vũ trụ bao la…
Trái đất của chúng ta là quá bé nhỏ, nhỏ tới mức gần như không tồn tại trong khoảng không vũ trụ ấy. Vậy, đâu là điều chân thực nếu so sánh sự sống nơi trái đất chúng ta với sự sống trong các tầng không bao la rộng lớn ấy?
Ống kính quan sát vũ trụ Huble đã từng chụp được một không gian trong vũ trụ với hình tượng “thế giới thiên quốc” đẹp lung linh như pha lê, điều đó khiến các nhà khoa học đều chấn động. Ôi, lẽ nào thiên đường là có thực?
Có câu chuyện rằng: Một ngày, Rùa đi đâu đó về. Cá nhìn thấy hỏi: anh vừa đi đâu về? Rùa nói: tôi vừa ở trên đấy về. Cá thấy lạ bèn hỏi: trên đấy là nơi nào? Rùa nói: là mặt đất, nơi không có nước, chỉ có không khí và rất nhiều loài ở trên đó. Cá nghĩ: thật là một giải thích không thể chấp nhận. Chỉ nơi đầy nước mới là nơi có sự sống và đó là thế giới duy nhất.
Rùa dù có giải thích thế nào, Cá cũng không thể hiểu thấu đáo. Nhưng Cá cũng lờ mờ hiểu rằng, nếu quả thật có nơi như vậy thì nơi đó phải rất lạ lẫm, huyền bí, và ắt hẳn, Rùa kia phải giỏi lắm, có phép thần kì lắm mới có thể ở cái nơi không dành cho sự sống ấy.
Cá mẹ đó, sau khi nghe câu chuyện của Rùa bèn kể cho lũ cá con câu chuyện đầy tính viễn tưởng: Ở nơi rất cao trên kia, trên cả thế giới này, có một vùng không gian khác, không có nước nhưng vẫn tồn tại những giống loài với hình thù kỳ dị, thở không cần nước…
Câu chuyện giữa Rùa và Cá đã thôi thúc tôi đi tìm câu trả lời cho một điều mà tôi đã từng thắc mắc, rằng hiểu thế nào là điều “Chân thực của sự sống”. Và tôi đã có câu trả lời sau khi đọc xong cuốn sách có tên Chuyển Pháp Luân, một cuốn sách chỉ đạo cho việc tu Phật theo trường phái Phật gia Thượng thừa Pháp Luân Đại Pháp. Bạn thấy đó, chỉ với 1 con cá và 1 con rùa thôi đã tồn tại hai cách hiểu khác nhau về sự sống rồi.
Nhưng thực ra, hai cách hiểu đó không phải là về cái chân thực nhất, chung nhất, phổ quát nhất. Với loài cá, điều chân thực của Sự sống phải là một không gian có một thứ (mà ta gọi nôm na) là nước. Ở thế giới của con cá đó, có nước mới có sự sống và điều đó là sự đúng tuyệt đối.
Cái Chân ấy, tức Bản chất tự nhiên từ khởi thủy, nó có thể đúng ở không gian này, tầng này, nhưng lại chưa hẳn đã đúng ở không gian khác, tầng khác. Loài người chúng ta, mà xuống nước không được ngoi lên thở, thì chúng ta không thể sống được.
Cũng thế, loài người đang sống ở địa cầu này, không gian này. Đêm ngước nhìn lên bầu trời đầy sao và ta tự hào Trái đất là nơi duy nhất có sự sống trong vũ trụ, nơi có những ngôi sao li ti kia. Ta đâu biết rằng, những ngôi sao ta nhìn thấy chỉ là cái chấm nhỏ trong Hệ Ngân Hà khổng lồ, trong khi, Hệ Ngân Hà cũng chỉ như con vi trùng trong vũ trụ với giới hạn ta nhìn thấy được, kể cả bằng kính viễn vọng Huble.
Trái đất gần như không tồn tại trong khoảng nhỏ vũ trụ ấy. Bạn có thể đọc các tài liệu khoa học về vũ trụ để cảm nhận rõ hơn về sự nhỏ bé của mình.
Hay từ nhỏ, chúng ta được học rất nhiều định lý, công thức về lý, hóa, sinh, về sinh diệt. Chúng ta hiểu rằng, nhưng định lý đó thật khoa học và chuẩn mực. Chưa đi đâu xa, chỉ trên mặt trăng kia thôi, khái niệm vật lý trên địa cầu đã không còn chuẩn nữa. Càng đi xa, sự khác biệt càng nhiều, đi xa nữa, ta sẽ thấy hóa ra những quy luật tưởng như là chuẩn mực ấy lại chỉ áp dụng cho chỉ riêng Trái đất, một không gian quá quá ư nhỏ hẹp.
“Sự thực, chúng ta cũng chỉ như loài cá, và ở nơi khác trong vũ trụ này, còn có những thế giới khác với những định lý khác.“
Qua các kinh sách của Phật gia mà tôi đã đọc, Nhà Phật có tám vạn bốn ngàn pháp môn tu, các phương pháp tu của Phật giáo hiện nay vốn là các Pháp do Phật Thích Ca giảng và chỉ ra, chỉ là con số vô cùng ít ỏi mà khi sinh thời, Phật Thích Ca tùy chủng chúng sinh mà giảng. Phật Thích Ca cũng đã từng giảng vậy.
Tuy nhiên, những Pháp đó tuy thuộc Phật gia nhưng không đại diện cho tất cả các Pháp của Phật gia. Ngoài ra, do Phật Thích Ca dùng ngôn để thuyết, trải qua nhiều đời sau khi Ông nhập diệt, nên lời giảng của Ông bị diễn giải sai lệch đi nhiều một cách cố ý hoặc vô ý, vậy nên, dù đã được người đời sau ghi chép lại thành kinh văn nhưng đã không còn chính xác với nguyên ngữ ban đầu.
Các tông phái phát sinh, mỗi tông phái lại có diễn giải chủ đạo riêng phục vụ cho lợi ích của tông phái ấy. Bởi vậy, điều chân thực của Vũ trụ mất dần trong nhận thức con người, Giả Chân thay thế, con người trở nên nhiễu loạn, mất phương hướng. Vậy nên, ta vẫn nói về Chân trước nay, nhưng cái ta đang hiểu đó nó rất hạn hẹp và phiến diện.
Muốn khám phá điều mới mẻ, để tiến tới giá trị về sự Chân thực của sự sống một cách tổng quát, tiến gần nhất với Chân lý của vũ trụ, có một con đường gọi là tu luyện, để vượt lên cao hơn, để nhìn nhận tầng ta đang sống thực chất là gì, ta vốn từ đâu tới, để nhìn nhận khách quan hơn, sẽ không chỉ lấy cái “Chân” hẹp hòi của thế giới con người này mà áp đặt cho cả vũ trụ bao la.
Vũ trụ rất rộng lớn, không phải chỉ là không gian cái miệng giếng nơi con ếch đang ở. Con người nêú khám phá Vũ trụ để thuận theo chứ không phải để áp đặt lên đó những suy nghĩ và nhận định nông cạn hẹp hòi, thì sẽ thấy một thế giới mênh mông vô cùng to lớn ẩn chứa biết bao điều vốn trước đây ta chưa biết. Khi hiểu ra, cũng chính là lúc ta đang trở về…
Đăng An- Hà Phương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét