Thứ Hai, 18 tháng 7, 2016

Kí ức về tình bạn - Trần Chu Ngọc


Thế là tôi đã trải qua suốt thời niên thiếu bên mái trường,dù con đường học vấn không phải bằng phẳng,nhưng tôi đã theo suốt thời trung học Nông Lâm Súc ởTây Ninh và chuyển xuống SaiGon học tiếp cho đến khi tốt nghiệp,mấy mươi năm nhìn lại đoạn đường mình
đi qua, thấy thật là may mắn và đạt tới thành tựu như mơ ước , điều đó do sự nổ lực chăm sóc, nuôi dưỡng của cha mẹ , sự tận tâm dạy dỗ của nhiều thế hệ thầy cô và nhất là sự gần gủi,giúp đỡ chân tình của những người bạn , 
 Bài viết này sẽ gồm những câu chuyện kể về ký ức của từng người bạn từ lúc mới bước chân vào ngưỡng cửa Trung học đến khi bước ra cuộc sống đời thường với nhiều kỷ niệm khó quên ...
 Người bạn đầutiện tôi gặp và thân thiết dưới mái trường Trung học Nông Lâm Súc Tây Ninh là Trần Văn Hạnhblank.gif,khi bước vào lớp 6 trường chúng tôi chưa phân ban chuyên môn mà chỉ sắp xếp theo sinh ngữ ( lớp Anh hay Pháp văn) ,bạnTrần Văn Hạnh lớn hơn tôi một tuổi nhưng học cùng lớp,lúc đó ngoại trừ những môn học mới mẻ về nông nghiệp, chúng tôi cóchương trình thực hành nông trại nên cơ hội bạn bè gần gủi , hiểu nhau tiến tớithân nhau trong học tập cũng như lao động , bạn Hạnh dù có tật đôi chân nhưnglàm việc ngoài đồng rất khỏe , trong lớp thì siêng năng học tập và có năngkhiếu thơ văn , ngày xưa , trường chúng tôi thỉnh thỏang tổ chức những đợt thiđua làm báo tường ( bào viết trên giấy croquis khổ lớn , trang trí bằng màu nước,bài vở thì chọn những bạn có chữ viết đẹp , viết bài vở của các bạn vào từng ôvuông , có những tư liệu ,hình ảnh được cắt ra từ báo chí và dán vào đó blank.giflúc đó với bài vở xúc tích, trình bày đẹp, tờ "bích báo" của lớp tôi thường đạt thứ hạng cao , sau khi cóphong trào văn nghệ-báo chí của trường,chúng tôi gồm ba người :Trần Văn Hạnh,Nguyễn Quốc Nam , Nguyễn Văn Điệp  cònthành lập thi văn nhóm để làm thơ, viết văn và đăng vào những giai phẩm củatrường (nhà thơ Nguyễn Quốc Nam hiện giờ vẫn còn thân thiết và đang sống ở Saigon)
  Lúc quen thânvới bạn Hạnh , chúng tôi thường qua lại thăm gia đình hai bên, ngày xưa nhà củaHạnh trên chợ Thương Binh (gần kế khách sạn và cơ quan Công đoàn tỉnh) dù tọalạc trên mảnh đất khá rộng như gia cảnh của bạn rất nghèo , gia đình chuyên làmrẩy, mua ve chai nhưng ý chí luôn hết sức chăm lo cho con học thành tài , gần gủi khá lâu ,tôi được biết quê của Hạnh ở huyện Đất Đỏ ,tỉnh Phước-Tuy ( tỉnhBà Rịa Vũng Tàu ngày nay ) tôi có về thăm quê cùng bạn,thì được biết nơi đây làvùng đất mới khẩn hoang, cuộc sống còn rất nhiều khó khăn, chỉ có đất Bazan ,rừng mới khai phá nêncây trái xanh tốt , tôi  ở quê Hạnh một đêm và sáng hôm sau trở về SaiGon thăm gia đình , nhưng vẫn nhớ vùng quê tuy nghèo nhưng nặng tình nghĩa đó...
   Ngày xưa, Bạn Hạnh cũng thường xuyên ghé thăm nhà tôi gần chợ Long Hoa để hai đứa ôn bài hay giải những bài toán khó, thường đó là ngày nghĩ nên hai đứa quấn quýt cả ngày , mẹ tôi khi thấy Hạnh tới thường chuẫn bị món ăn ngon và nấu cơm để tới bửa ăn mời cả Hạnh cùng ăn vừa trò chuyện, thăm hỏi gia đình và cứ đùa hai đứa giống như "tình nhân" vì tối ngày quấn quýt bên nhau , sau đó gia đình tôi có mua một mảnh vườn thuộc ấp Long Chí , rộng hơn một mẫu tây, trồng mì, các loại rau màu, cây trái và chăn nuôi , nên tôi thường được gia đình cử xuống giữ chòi ban đêm và ôn bài , Hạnh cũng thích khu  đất rộng và đủ loại cây trái đó nên cũng thường rủ tôi xuống dưới vườn vừa học bài vừa nấu ăn , khung cảnh yên tĩnh của đồng quê với rẩy mì bát ngát sau này thường được nhiều bạn bè xuống chơi ,khi thì rủ nhau nấu ăn, cắm trại hay cút bắt , đùa giỡn bên nhau ...
Tuổi thơ chúng tôi trôi qua êm đềm như thế, cho đến khi vào lớp 10 , khi chọn chuyên ngành tôi vào lớp Mục Súc, Hạnh chọn Canh nông nên không còn chung lớp,bẳng đi một thời gian thì hay tin Hạnh nghỉ học vì kinh tế gia đình khó khăn,từ đó chúng tôi không còn gặp nhau và sau này hỏi thăm cũng không ai biết tin tức của bạn Hạnh ở đâu hay đã trở về quê hương Đất Đỏ !?...
  Đây là một tình bạn thật đẹp và nhiều kỷ niệm  tôi vẫn nhớ mãi dù năm tháng qua đi.... 
Trần ChuNgọc,

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Quần Đảo KERGUELEN

  Hòn đảo xa xôi này là nơi sinh sống của một cộng đồng nhỏ, tạm thời gồm khoảng 45 đến 100 người, chủ yếu là các nhà khoa học, quân nhân và...