Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2016

Cộng đồng phụ nữ nắm quyền lớn nhất thế giới

Cộng đồng phụ nữ nắm quyền lớn nhất thế giới

Tộc người Minangkabau là một kỳ quan nhân học khi duy trì chế độ mẫu hệ lớn nhất thế giới với dân số hơn 4 triệu người sống ở tỉnh Tây Sumatra, Indonesia.
Một cô dâu người Minangkabau đội mũ miện bằng vàng tượng trưng cho sự giàu có. 

Theo Washington PostMinangkabau là bộ tộc theo chế độ mẫu hệ. Của cải và đất đai được truyền từ mẹ cho con gái. Trong gia đình, phụ nữ có quyền quyết định mọi việc lớn trong khi đàn ông chịu trách nhiệm các vấn đề tôn giáo và chính trị. 
Nhiều học giả và chính trị gia nổi tiếng Indonesia là người tộc Minangkabau. Tuy nhiên, cộng đồng này này đang lo lắng về tiến trình đô thị hóa ảnh hưởng tới tương lai bộ tộc.
"Đô thị hóa đang làm mất dần bản sắc của người Minangkabau", nhiếp ảnh gia Yoppy Pieter cho biết. Từ năm 2013 đến 2015, ông đã dành khoảng 7 tuần ở lại làng xóm của người Minangkabau. 
Hai anh em Ridzki và Fira tắm ở hồ Singkarak. Là con gái, Fira sẽ được thừa kế tài sản của cha mẹ bao gồm một căn nhà, trang sức và đất đai.
Còn Ridzki được khuyến khích đi tìm cơ hội lập nghiệp sau đó trở về làng và phát triển nó, hoặc kinh doanh ở vùng đô thị.
Một con trâu trên ruộng lúa, phía xa là rumah gadang - ngôi nhà có mái cong vút tựa sừng trâu tượng trưng cho danh tiếng cộng đồng. 
Ba người phụ nữ bước đi trong ánh nắng sớm mai trước một rumah gadang bỏ hoang. Từng có 200 ngôi nhà truyền thống ở Sumpu nhưng giờ đây, chỉ còn chưa tới 40 ngôi nhà còn trong tình trạng tốt. Số còn lại hoặc bị bỏ hoang, hoặc bị cháy rụi.
Một người đàn ông đang biểu diễn thế hổ quyền của silat, môn võ thuật truyền thống của người Minangkabau. Người Minangkabau vốn nổi tiếng với các thế võ tự vệ.
Một em bé đang lặn dưới hồ nước.

Người Minangkabau đang dần di chuyển từ xóm làng ra thành thị. Họ vốn có truyền thống marantau - lưu trú ngắn hạn bên ngoài. Khi đến tuổi, đàn ông được khuyến khích ra ngoài trải nghiệm thế giới, làm việc trong một khoảng thời gian ngắn rồi đem kiến thức mới về cho cộng đồng.
 
Một người đang quỳ gối làm lễ phục dựng nhà mái sừng trâu rumah gadang.

Theo nhiếp ảnh gia Pieter, ngày càng nhiều người trẻ chọn cách rời xa cộng đồng vĩnh viễn vì cho rằng ở lại làng xóm không có tương lai. 
"Họ cho rằng làng quê có nghĩa là nơi để nhớ về khi ở xa, hoặc là nơi người ta trải qua thời thơ ấu hay dưỡng già", Pieter nói.
Một người đàn ông men theo các phiến đá dọc con sông để bắt cá. Đối với một số người Mingangkabau quê ở Sumpu di cư ra thành thị, bắt cá là nghi thức không thể thiếu mỗi lần về làng.

Người Mingangkabau theo Hồi giáo, song cũng tuân thủ "adat" - các truyền thống của dân tộc bắt nguồn từ thuyết vật linh, cho rằng mọi vật đều có linh hồn và tồn tại ma quỷ.

Theo nhà nhân chủng học Frederick Errington, "adat" cho phép đồng hóa các đức tin mới, miễn là bảo trì đức tin cốt lõi. 

Tính linh hoạt của "adat" cho phép cộng đồng theo chế độ mẫu hệ lớn nhất thế giới này tiếp tục tồn tại qua nhiều thế kỷ. Xu hướng di chuyển ra thành thị của thế hệ trẻ người Mingangkabau bắt buộc "adat" phải thích nghi một lần nữa. 
Một ngư dân chèo thuyền trên hồ Singkarak.

Hồ dài 21 km, rộng 7 km, bao phủ diện tích hơn 100 km2. Đây vừa là nguồn cung cấp nước tưới tiêu cho đồng lúa, vừa cung cấp cá tôm làm thức ăn và thu nhập phụ cho cư dân ven hồ. 
Cò trắng bay qua cánh đồng lúa sau vụ gặt.
Một thanh niên trong làng đứng trên cây câu cá. Chàng trai này đã đủ tuổi để ra ngoài lập nghiệp. 
Trong căn nhà rumah gadang dột nát cần được sửa chữa gấp, chỉ còn lại Asnah cô đơn đứng nhìn con mèo. Thường ngày bà chỉ chăm sóc thú cưng và gia súc. Con trai bà đã ra thành phố sinh sống và làm việc. 

Hồng Hạnh (Ảnh: Yoppy Pieter)
rr

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

ÂN CHÚA NHIỆM MẦU - Nguyễn Kim Trân

  ÂN CHÚA NHIỆM MẦU Đức Thánh Chúa giáng sinh nơi máng cỏ Chốn trần gian nào hiểu rỏ ngọn ngành Lại chẳng nghe lời Đức Chúa giảng sanh Nên b...