Thứ Hai, 23 tháng 1, 2017

"Thị trấn ma" nơi đèn vẫn bật sáng hàng đêm nhưng không có bóng người

(Dân trí) - Không có người sinh sống nhưng “thị trấn ma” vẫn sáng đèn hàng đêm, luống cỏ hàng cây đều cắt tỉa đều đặn. Đó là những gì người ta chứng kiến khi đến Kitsault, thị trấn nằm bờ biển phía bắc của British Columbia, Canada.

Khi nhắc tới “thị trấn ma”, người ta thường liên tưởng tới khung cảnh đổ nát của những ngôi nhà hoang tàn, cửa sổ nứt vỡ, nền nhà mục nát. Nhưng chứng kiến những gì đang diễn ra ở Kitsault, du khách sẽ có cái nhìn khác hẳn. Thị trấn Kitsault vẫn giữ nguyên các trung tâm mua sắm, nhà hàng, quán rượu hay rạp hát. Tất cả còn sáng đèn mỗi đêm, hàng cây luống cỏ đều được cắt tỉa gọn gàng. Nhưng không ai còn ở Kitsault kể từ năm 1982.
Thị trấn ma Kitsault vẫn sạch bong và sáng đèn mỗi đêm dù không còn ai ở
Thị trấn ma Kitsault vẫn sạch bong và sáng đèn mỗi đêm dù không còn ai ở

Thị trấn nhỏ nằm trên bờ biển phía bắc của British Columbia, Canada, gần biên giới Alaska. Nơi này từng có sự tồn tại khá ngắn ngủi. Kể từ năm 1979, Kitsault là nơi ở của những người thợ làm việc trong mỏ quặng molypden. Đây là loại hợp kim rắn, thường dùng để cung cấp độ cứng và khả năng chống ăn mòn cho các sản phẩm thép. Nhưng sau này, người ta bỏ rơi molypden và hơn 1200 người dân cũng rời khỏi thị trấn.
Tại British Columbia, trong suốt 1 thế kỷ qua, nhiều mỏ kim loại quý như bạc, kẽm, chì, đồng, được khai thác. Kể từ đó hình thành nên các thị trấn Alice Arm và Anyox. Hợp kim molypden lần đầu tiên được khai thác tại đây vào cuối những năm 60 tới những năm 70 của thế kỷ trước. Sau đó, người ta dừng khai thác khi lợi nhuận giảm sút. Nhưng tới cuối thập kỷ, mức giá tăng trở lại khiến nhiều khu mỏ molypden ở Alaska, British Columbia và miền tây nước Mỹ trở nên cạn kiệt. Công ty khai thác mỏ của Mỹ Phelps Dodge cũng nhảy vào nắm bắt cơ hội.
Một vùng đất lớn với diện tích lên tới vài trăm mẫu đất được chuẩn bị sẵn sàng cho thị trấn Kitsault. Người ta lên kế hoạch xây dựng một dự án lớn với quy mô chưa từng có ở phía bắc British Columbia. Các kỹ sư và công nhân xây dựng khắp bắc Mỹ đổ về với lời hứa hẹn được trả mức lương cao.
Hàng trăm ngôi nhà được xây dựng, song song với 7 tòa nhà chung cư, bệnh viện hiện đại, trung tâm mua sắm, nhà hàng, ngân hàng, bưu điện, quán rượu, hồ bơi, thư viện và cả bể sục, phòng tắm hơi, nhà hát, đường dây điện thoại và dây cáp nằm ngầm dưới đất. Thậm chí có cả nhà máy xử lý nước thải nhằm đảm bảo chất lượng sống cho cư dân trong vùng.
Tuy nhiên, chỉ khoảng 18 tháng sau khi những hộ gia đình đầu tiên tới định cư, thị trường molypden lại rơi vào tình trạng thoái trào khi xuất hiện những sản phẩm phụ. Các khu mỏ đóng cửa. Cư dân bắt đầu di chuyển ra ngoài, còn thị trấn Kitsault rơi vào quên lãng.
Năm 2005, Krishnan Suthanthiran, một doanh nhân người Mỹ gốc Ấn, mua lại thị trấn với giá 7 triệu USD. Ông đổ về đây khoảng 25 triệu USD để nâng cấp trùng tu. Hơn chục người thợ làm nhiệm vụ chăm sóc bảo dưỡng các công trình trong thị trấn. Họ làm nhiệm vụ cắt cỏ, tỉa cây, quét sạch khu phố.
Vị doanh nhân này lên kế hoạch thu hồi vốn bằng cách biến Kitsault thành trung tâm công nghiệp hóa lỏng khí thiên nhiên của British Columbia. Tương lai của “thị trấn ma” hiện đang phụ thuộc vào sự thành bại của dự án này.
Việt Hà
Theo APt

1 nhận xét:

Góc Đường Thi : TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo (2)

Góc Đường Thi :                      TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo  (2)                                     Như ta đã biết, trong bài trước《T...