Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2017

Vì sao các tỷ phú lần lượt tháo chạy khỏi Trung Quốc?

Đây là bản dịch tóm tắt của một bài báo tiếng Trung được đăng trên blog cá nhân của tác giả Đạo Phong trên trang mạng Sina. Đạo Phong là một nhà phân tích chứng khoán và là một trong những blogger tài chính có ảnh hưởng nhất tại Trung Quốc, với hàng triệu độc giả hàng tháng.
Tỷ phú Trung Quốc Cao Dewang xuất hiện trên chương trình “Đối thoại" của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV. Ông Cao gây náo động gần đây sau khi công bố kế hoạch di chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang Mỹ. (Weibo.com) 

Người Trung Quốc hoang mang và tự hỏi tại sao các tỷ phú nước này đang lần lượt dứt áo ra đi?
Trường hợp gần đây là tỷ phú Cao Dewang (hay Cho Tak Wong), một doanh nhân nổi tiếng trong ngành công nghiệp chế tạo kính ô tô, và là một nhà từ thiện hàng đầu tại Trung Quốc.
Khoảng 2 tháng trước, ông Cao tiết lộ một kế hoạch đầu tư tại Hoa Kỳ, với tổng trị giá khoảng 1 tỷ Đô la Mỹ, trong đó dự kiến sẽ tạo ra hàng nghìn công ăn việc làm. Quyết định của ông đã châm ngòi cho các cuộc tranh luận gay gắt về nền kinh tế Trung Quốc và các trở ngại đối với công việc kinh doanh tại nước này.

*********
Một năm trước, ông trùm bất động sản Lý Gia Thành [Li Ka-shing] đã bán ồ ạt cổ phần bất động sản của ông ở Trung Quốc Đại lục, rồi “chốn thoát” sang Vương Quốc Anh. Khi đó, một bài báo có tựa đề “Đừng để Lý Gia Thành Chạy mất” đã lưu hành rộng rãi trên mạng. Nhưng có lẽ do quốc tịch Hồng Kông của ông Lý, và việc ông không phải là một người Đại lục, giới truyền thông nhà nước [Trung Quốc] đã kiềm chế không nhìn nhận nghiêm trọng sự rút lui của ông.

Tuy nhiên, một năm sau đó, ông Cao Dewang, Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Kính Fuyao [Fuyao Glass Industry Group], nhà sản kính ô tô lớn thứ hai trên thế giới, rời khỏi [Trung Quốc] sang Hoa Kỳ để xây dựng nhà máy sản xuất, và lập kế hoạch đầu tư 1 tỷ Đô la Mỹ. Lần này, các giới truyền thông Trung Quốc đã phản ứng một cách om sòm và náo động.

Vậy tại sao ông Cao, ông vua của ngành sản xuất [kính ô tô] và là mạnh thường quân số 1 của Trung Quốc, lại đi đến Mỹ? Lý do là vì chi phí cho việc kinh doanh tại Trung Quốc là quá cao. Theo ông Cao, mặc dù chi phí lao động ở Trung Quốc là thấp hơn, nhưng chi phí đất đai, thuế, năng lượng, logistics và các chi phí khác ở Trung Quốc là cao hơn nhiều so với ở Mỹ.

Là một nhân vật chủ chốt trong ngành công nghiệp sản xuất của Trung Quốc, đánh giá của ông Cao về hiệu quả kinh tế đã thể hiện những suy nghĩ của một doanh nhân chân chính, mặc dù điều này có làm cho Trung Quốc mất mặt. Dĩ nhiên, vốn đầu tư sẽ theo đuổi lợi nhuận cao nhất, và nếu điều này là sự thật, thì ông Cao chính là đang tuyên bố chống lại nền kinh tế thực tồi tệ của Trung Quốc, với ‘đôi chân’ [cao chạy xa bay] của ông.

Giờ đây, các phương tiện truyền thông Trung Quốc đang yêu cầu ông Cao phải ở lại [Trung Quốc]. Nhưng ngay cả khi ông Cao Dewang ở lại, thì liệu ông Zong Qinghou [ông trùm ngành đồ uống], bà Dong Mingzhu [chủ tịch tập đoàn điện lạnh] và các doanh nhân khác có ở lại hay không?

Chúng ta cần phải xem xét nghiêm túc làm thế nào để thực sự giữ chân các nhà sản xuất Trung Quốc, và hỗ trợ cho sự phát triển của nền kinh tế thực bằng hành động.

Sửa chữa nền Kinh tế thực của Trung Quốc


Để tạo ra “thị trường giá lên chậm”, Ủy ban Quản lý Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) gần đây đã mạnh tay đối với “những cổ phiếu quái vật”, một thuật ngữ ám chỉ các cổ phiếu có báo giá phi thị trường, bất hợp lý hoặc giảm giá rất mạnh, thậm chí gây ra các tổn thất nghiêm trọng cho thị trường tài chính [Trung Quốc]. Rõ ràng, ông Liu Shiyu, Chủ tịch CSRC, là người am hiểu chính trị rất tốt. Để đáp lại yêu cầu của giới lãnh đạo cấp cao về việc chuyển đổi nền kinh tế từ ảo sang thực, CSRC đã quyết định thoái nợ [deleveraging], siết chặt bong bóng [chứng khoán], và bảo vệ chống lại rủi ro. Có vẻ như bây giờ họ đã nhận ra rằng sự phục hồi của nền kinh tế thực của Trung Quốc là không thể trì hoãn thêm được nữa.

Tại Hội nghị Kinh tế Trung ương gần đây, các quan chức cấp cao [Trung Quốc] đã thiết lập trọng tâm chính [của thị trường chứng khoán] là giảm thiểu bong bóng. Theo lý lẽ này, thị trường chứng khoán sẽ có điều chỉnh ngắn hạn và ‘đau đớn’, nhưng điều này được cho là để phục vụ cho nền tảng của thị trường [chứng khoán] 2017 theo hướng giá lên chậm và vững chắc. Tuy nhiên, người ta cũng dự đoán một sự khan hiếm vốn dài hạn.

Vậy tại sao nền kinh tế thực của Trung Quốc không tạo ra tiền bạc? Là do nhu cầu không đủ. Tại sao nhu cầu lại không đủ? Bởi vì người dân không có tiền để chi tiêu. Tại sao người dân lại không có tiền? Tiền của họ đã bị tiêu mất bởi đầu cơ bất động sản và những trò gian lận tài chính khác nhau. Hơn nữa, việc chi tiêu của chính phủ [Trung Quốc] cho kích thích [nền kinh tế] trong nhiều năm, đã tạo ra những bong bóng tài sản. Nó đã khiến cho những người giàu trở nên giàu hơn, và những người nghèo trở nên nghèo hơn. Sự tăng trưởng của tiền gửi tiết kiệm trong chuỗi cung ứng tiền tệ [Money Supply – M2] chủ yếu mang lại lợi ích cho nhóm thu nhập cao, nhưng nhu cầu tiêu dùng của họ sẽ không tăng nhiều như vậy là do ‘lợi ích cận biên’ giảm dần.
Kể từ khi cuộc suy thoái tác động xấu đến nền kinh tế thực, bắt đầu vào năm 2014, một cơn lũ tiền nóng đã thổi phồng bong bóng, nối tiếp bong bóng [tại Trung Quốc]. Trong đầu năm 2014, thị trường trái phiếu tăng mạnh, tiếp theo là thị trường cổ phiếu trong nửa năm còn lại; thị trường bất động sản vào năm 2015, sau đó là thị trường hàng hóa trong năm 2016. Ngoài ra, việc sử dụng Internet đã dẫn đến sự gia tăng và bong bóng trong nền kinh tế ảo, trong những năm gần đây. Nhiều công ty đã huy động được nhiều tỷ Nhân dân tệ, chỉ bằng cách kể một câu chuyện hay thông qua các bài thuyết trình powerpoint.
Nếu chúng ta muốn quay trở lại nền kinh tế thực, chúng ta cần phải theo kịp với lòng can đảm và hành động, nếu không thì toàn bộ cộng đồng doanh nghiệp sẽ cao chạy xa bay.

Câu chuyện của ông Cao Dewang cũng cho thấy một vết đen nhức nhối chủ yếu trong kế hoạch phục hồi kinh tế của Trung Quốc [đó là]: thuế cao. Trung Quốc [là nước] có nhiều dự án đầu tư của chính phủ nhất trên thế giới. Do đó, họ phải áp đặt các loại thuế cao nhất để duy trì chính mình. Hơn nữa, khi doanh thu bán đất của chính quyền địa phương không còn nữa, áp lực thu thuế sẽ trở nên mạnh hơn. [Do đó] việc cắt giảm thuế ngay bây giờ, nghe như là chuyện cổ tích!

Trong một thời gian dài, sự tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc đã thấp hơn so với tăng trưởng GDP của nước này. Tăng trưởng GDP đã thấp hơn mức gia tăng thuế. Gánh nặng ngày càng tăng đối với các doanh nghiệp [tại Trung Quốc] là một thực tế không thể chối cãi, và trong dài hạn, việc dòng vốn ‘chạy thoát’ [ra nước ngoài] là điều không thể tránh khỏi.

Giải pháp nằm ở [việc cần phải có] một chính phủ ‘nhỏ gọn hơn’, bao gồm việc giảm bớt các qui trình phê duyệt dự án, sa thải trên quy mô lớn các cán bộ công chức, giảm bớt tất cả các loại đầu tư không hiệu quả, và giảm thuế đáng kể. Kết quả [của giải pháp đó] sẽ là, sự tăng trưởng thu nhập của người dân sẽ vượt qua tăng trưởng GDP, và sự gia tăng các loại thuế sẽ ít hơn so với tăng trưởng GDP.

Bản dịch được đăng trên Đại Kỷ Nguyên Tiếng Anh

Việt hóa: Phạm Duy







































































































































































































































































































































1 nhận xét:

Thăm Tổ Đình Việt Nam trong khuôn viên TTVH.VN.ngày 13/4/2024 (TT.CĐ Oregon )

Phái đoàn gồm Chánh Trị Sự và quý Huynh, quý Tỷ thuộc Thánh Thất Cao Đài Portland, Oregon viếng thăm Tổ Đình Việt Nam trong khuôn viên Tr...