Người này trông giống như phụ nữ nhưng bận đồ nam, nhưng trông chẳng ra nam cũng chẳng ra nữ: Đó là vị đứng đầu các thái giám.
Con người tội nghiệp này có hình thù bề ngoài quá ư xấu xí chưa từng
thấy: khuôn mặt nhỏ và da bọc xương, sắc diện và nếp nhăn nhúm làm trông
giống như một trái táo xanh để lạc mất đâu đó cả mấy tháng trời trong
một nhà kho. Ông vừa đi, người vừa đong đưa như tự khoác cho mình dáng
vẻ của một nhân vật quan trọng.
Gian phòng của hoàng hậu cũng lớn tương tự như gian phòng trước đó,
khá đẹp mắt về cả trang trí và đồ nội thất: khắp nơi đều rực sáng lên sự
giàu sang và ngăn nắp sạch sẽ; không khí ta hít thở như có hương thơm
ngọt pha trộn mùi đàn hương, hoa trái và khói thuốc hút loại được tẩm
hương của một loài hoa gọi là hoa – ghâu (hoa ngâu). Một cái sập không
cao với đường diềm chạm trổ trên nền sơn son, được đặt trước một khung
cửa rộng lớn nhìn ra sân. Đó là sập gụ duy nhất để ngồi: là nơi ngồi
chơi hay nằm nghỉ của chủ nhân cung này. Những quý bà được cho phép diện
kiến phải ngồi trước mặt hoàng hậu ở tầm thấp hơn trên những chiếc
chiếu.
Hoàng hậu mặc đồ thêu lụa vàng, tựa nhẹ người vào một chiếc gối vuông
bọc lụa tơ màu vàng có thêu chỉ vàng. Hoàng hậu không còn trẻ nhưng
duyên dáng, vẻ rất uy nghiêm. Khi trông thấy tôi bước vào, hoàng hậu nở
một nụ cười độ lượng, bà nói: “Đến đây, con trai Ông – Long, ta rất hài
lòng được gặp công tử. Vì công tử là con trai của người đã có nhiều công
trạng lớn với đức vua. Đức vua với ta rất sủng ái quý trọng ông”. Tôi
tranh thủ thời khắc mà tôi còn được nói để vừa tuôn ra lời chúc thiết
yếu vừa cúi người bái lạy: “Hạ thần xin bái lạy hoàng hậu! Hạ thần xin
kính chúc hoàng hậu vạn tuế, vạn vạn tuế!”. Bái lạy lần thứ nhất xong,
tôi định bái lạy tiếp lần thứ hai để nhắm đến làm cho xong lần thứ năm,
thế nhưng sau lưng tôi cất lên một giọng nói không mấy thân thiện: “Cậu
(cách gọi người ta thường dùng dành cho con các quan) bái lạy hoàng hậu
không đúng cách, phải quỳ rạp xuống. Cậu biết rõ mà”. Trời đất, thật là
tai họa!
Biết là chẳng tránh né được cách bái lạy theo lối người An Nam, tôi
quỳ gối xuống sàn, tôi rạp người bái lạy, tôi đứng lên và làm lại động
tác. Rủi thay lần này, đầu gối phải của tôi khi đặt xuống gặp một vật
nhọn trồi ra từ chiếc chiếu (tôi tin là như thế) đâm rất đau, tôi cố
tránh, mất thăng bằng, loạng choạng rồi ngã sang một bên. Thấy thế,
hoàng hậu khẽ la lên rồi nở một nụ cười trong khi quý bà có mặt thì cố
nín cười. Lần bái lạy thứ hai này không thành trong khi lần thứ nhất đã
không mấy hoàn hảo, tôi xin hoàng hậu thứ lỗi: “Hạ thần xin hoàng hậu
thứ lỗi về sự vụng về, hạ thần chưa quen với cách bái lạy này”. Hoàng
hậu nói: “Thế thì công tử hãy thử chào ta như thể chào hoàng hậu nước
Pháp vậy”. Đang tư thế đứng, tôi nghiêng mình chào năm lần, như cha tôi
thường làm vậy trước vua Gia Long.
Sao, chỉ có thế thôi à?
Vâng, tâu hoàng hậu. Ở nước Pháp, thì cũng chỉ chào một lần mà thôi.
Ta thích lối chào ở An Nam, duyên dáng và tôn kính hơn. Nhưng thôi,
nào, hãy nói ta nghe gì đó trong tiếng Pháp để chào một hoàng hậu.
J’ai l’honneur de saluer la reine (Hạ thần vinh dự chào hoàng hậu) tôi vừa nói vừa nghiêng mình. Thế có nghĩa là thế nào?
Tôi giải thích câu chữ, hoàng hậu nói tiếp: Phụ nữ Pháp có đẹp không?
Tâu hoàng hậu, hạ thần chưa có dịp mục sở thị, nhưng cha hạ thần bảo là rất đẹp.
Công tử có thấy phụ nữ xứ này là đẹp không? Hoàng hậu đảo mắt nhìn những người phụ nữ đứng chung quanh.
Tâu hoàng hậu, hạ thần nghĩ là khó mà tìm thấy người đẹp hơn, duyên dáng hơn những quý bà ở đây.
Hoàng hậu có vẻ hài lòng với điều tôi vừa nói. Hoàng hậu còn hỏi tôi
cả trăm chuyện về nước Pháp, tôi không thể nào đáp ứng được hết một cách
trọn vẹn vì tôi chưa từng rời khỏi xứ Cochinchine từ ngày lọt lòng.
Trong khi hoàng hậu tiếp tục hỏi, nhiều nữ tỳ đến đặt trên một chiếc
bàn hai cái giỏ: một đựng những trái cây tươi đang giữa mùa, một đựng
mứt, bánh ngọt và trái cây khô. Nhiều người khác thì sắp xếp ngay trên
cùng chiếc bàn những xấp vải lụa để may mặc, từng đôi một và thành chồng
hình vuông. Một người hầu nữ khác thì đặt bên các chồng vải một hộp
vuông bằng gỗ nhẹ sơn vàng, với một hình vẽ rồng năm móng vàng rực trên
nắp hộp. Hộp này đựng một bộ áo lễ cho nam, quần, đai nịt, áo khoác và
khăn đóng. Khi tất cả đã được đặt lên bàn, người phụ nữ với gương mặt
nghiêm nghị tranh thủ một lúc ngừng trao đổi để đến bên tôi, vừa chỉ tôi
chiếc bàn vừa nói to: “Nhìn đó, Cậu – Đức, (Đức, tên riêng tiếng An
Nam, được đặt cho tôi từ khi sinh ra. Có nghĩa là đức độ. Tên riêng này
được ghi vào sổ hộ tịch tại Pháp) đó là từ tấm lòng đại lượng của hoàng
hậu dành cho cậu!”.
Michel Đức Chaigneau (1803-1894)
Là con 1 sỉ quan Pháp ,mẹ Việt sinh ra và lớn lên ở Huế thế kỷ 19,ông kể lại những sự kiện mà mình đã chứng kiến tại Huế trong cuốn Hồi Ký Huế xuất bản 1867.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Tạp Ghi và Phiếm Luận: Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ (Dỗ Chiêu Đức)
Tạp Ghi và Phiếm Luận : Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ Ăn x ổi ở th ì,...
-
CON MỂN VÀ ĐIỀM BÁO KHÔNG MAY MẮN Con thú rừng có tên “ Mển ” hay“ Mang” , còn gọi là hoẵng , kỉ , là mộ...
-
Năm nào cũng vậy, do thức dậy sớm đi chợ sớm, nên má là người đầu tiên mở ngày ba mươi Tết ra. Không biết có phải số má cực, vía má cực kh...
-
Bối cảnh lịch sử: Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766–1820), tên tự Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồ...
rất hấp dẫn
Trả lờiXóa