Lê Quỳnh Ba biên tập
Phát hiện 48 bộ xương người 7.000 năm tuổi năm 2011:Tại đảo Gadeok-do, TP Busan, Korea, các nhà khảo cổ học đã phát hiện 48 bộ xương người từ thời Đồ Đá Mới. Vậy ai đã chôn những người này cách đây 7.000 năm. Việc phát hiện vài trường hợp dần dần hé lộ cách mai táng 48 người này. Những người này có ADN không giống người Hàn Quốc hiện nay. Vậy họ là ai và họ đến từ đâu.
Có rất nhiều hòn đảo lớn nhỏ ở vịnh Nan Khê của Hàn Quốc, trong đó đảo Gadeok là lớn nhất. Nằm giáp giữa sông và bờ biển Nan Khê. Vào năm 2011, 1 bến cảng mới được xây dựng ở tỉnh Busan, trong quá trình thi công, người ta phát hiện những di tích thời kỳ Đồ Đá Mới. Các nhà khoa học đã rất ngạc nhiên khi phát hiện những di tích này. Những bộ xương 7.000 năm tuổi đã được phát hiện. cùng với đồ trang sức ngọc bích và ngọc trai mà họ từng sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Việc phát hiện 48 bộ xương người ở vùng đất có tính a-xít của Hàn Quốc là điều hiếm thấy. Bởi hầu hết các di tích đều bị oxy hóa trong đất và đã bị phân hủy nghiêm trọng và những di tích này không giống nhau. Đây là 1 phát hiện lớn đối với các nhà khảo cổ học.
Gíam Đốc Jeong Uido, Viện nghiên cứu Lịch sử Nghệ thuật và Khảo cổ học Hàn Quốc (Korea Archaeology and Art history Research Institute): “Cho đến nay, ở Hàn Quốc chúng tôi chỉ phát hiện khoảng 20 bộ xương thuộc thời kỳ Đồ Đá Mới, tuy nhiên việc phát hiện 48 bộ xương người ở đảo Gadeok-do là 1 bất ngờ lớn đối với chúng tôi bởi số di tích nhiều hơn hẳn những di tích trước đây cộng lại. Với những di tích này chúng tôi có thể hiểu nhiều hơn về cuộc sống của con người từ cách đây 7.000 năm”.
Ngoài 48 bộ xương người các nhà khoa học còn phát hiện rất nhiều đồ đất nung. Có những đồ đất nung vẫn còn nguyên hình dáng ban đầu chưa từng bị vỡ. Các đồ đất nung này cho thấy sự phát triển của thời kỳ đồ đất cũng như sự thay đổi về hình dáng và kích thước của các sản phẩm đất nung.
Bên cạnh đó các nhà khoa học còn phát hiện phương thức chôn cất khá kỳ lạ. Trong khi khai quật 48 bộ xương lộ ra với 2 cách mai táng khác nhau. Vài bộ xương cho thấy mặt người chết ngửa lên, 2 chân duỗi thẳng, cách này các nhà khảo cổ gọi là Shinjeonjang (traditional). Cách thứ 2 gọi là Guljang (Fetal position), những bộ xương nằm nghiêng, 2 tay và 2 chân ôm ngực. Tư thế này rất giống 1 bào thai. Cách thức mai táng Shinjeonjang rất phổ biến ở Hàn Quốc nhưng cách mai táng Guljang thì hiếm khi thấy. Trong số 48 bộ xương được phát hiện thì đa số được mai táng kiểu Guljang. GS Kim Jaehyeon, Khoa Lịch sử Nghệ thuật và Khảo cổ học, Đại học Donga cho rằng: “Cách thức mai táng có tư thế giống bào thai, trong tiếng Hàn được gọi là Guljang. Để mai táng trong tư thế này, trước tiên người ta mặc quần áo cho người chết. Sau đó dùng dây thừng buột chân và tay trong tư thế bào thai. Cách mai táng này rất hiếm thấy ở các mộ ở Hàn Quốc và chúng tôi không nghĩ là đã xuất hiện trong thời kỳ Đồ Đá Mới. Phát hiện này cho chúng ta thấy những điều mới mẻ về cách thức mai táng thời kỳ Đồ Đá Mới”. Những phát hiện cho thấy đây là thi thể những cư dân từng sống ở đảo Gadeok-do cách đây 7.000 năm, vậy liệu họ có phải là tổ tiên người Hàn Quốc, nếu không phải vậy họ là ai.
Manh mối về nguồn gốc châu Âu của các bộ xương:
Mùa hè, năm ngoái, Cơ quan Xác định và Phục hồi KIA, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc (Ministry of Defence, Agency for KIA Recovery and Identification) đã bận rộn trong việc phân loại phần xương vừa thu thập được. Các nhà khoa học ở Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đang nghiên cứu xác định thân phận của các chiến binh Hoa Kỳ đã thiệt mạng trong cuộc chiến tranh Liên Triều từ 1950 – 1953. Các thi thể lần đầu tiên được xác định với đồ tùy táng với cách mai táng khác nhau. TS Jin Juhyeon tại Bộ Quốc phòng Hàn Quốc có nhiệm vụ đặc biệt xác định thân phận của các cựu chiến binh Hoa Kỳ, để đưa hài cốt những người này về cho thân nhân của họ. Bà Jin Juhyeon rất tò mò về diện mạo 48 bộ xương ở đảo Gadeok-do. Bà Jin Juhyeon (Trụ sở JPAC) cho rằng: “Xương mặt cho phép chúng ta xác định chủng tộc của 1 người nào đó, bởi kích cỡ và cân nặng của cơ thể có thể dao động tùy thuộc vào chế độ ăn uống của 1 người hoặc mức độ tập thể dục, nhưng điều đó cũng không đúng với xương mặt. Xương mặt phụ thuộc vào yếu tố di truyền nên đó là cách tốt nhất để chúng ta xác định chủng tộc của 1 người nào đó”. Chiều dài của sọ, các đường cong và chiều rộng của mũi là những đầu mối quan trọng để các nhà khoa học nghiên cứu về nguồn gốc của 48 bộ xương được phát hiện ở đảo Gadeok-do. Từ các hộp sọ của những bộ xương được phát hiện ở đảo Gadeok-do, chúng ta có thể tìm hiểu các bộ xương còn lại.
Các thành viên khảo cổ học tiền sử tại Đại học Donga đã hổ trợ việc phân tích các bộ xương Họ loại bỏ bụi bẩn của các bộ xương được phát hiện. Tuy nhiên, đây không phải là 1 việc dễ dàng gì. TS, chuyên gia nhận diện khuôn mặt đã theo dõi cẩn thận quá trình quét 3D đối với mỗi hộp sọ. Tuy nhiên hộp sọ này rất khó phân tích. Hộp sọ được phát hiện ở đảo Gadeok-do không đủ để phát hiện thân thế của người nào đó sao. Tiếp theo nhóm nghiên cứu quay sang chụp cắt lớp bằng máy tính. Trong quá trình chụp cắt lớp, các mặt cắt nhanh của con người vẫn phản xạ qua các tia X. Thông qua chụp X quang, các nhà khoa học có thể phát hiện niên đại các di vật này. Màu đỏ là khu vực mô xương.
Tại Đại học quốc gia Seoul, Trường Y khoa (Seoul National University, School of Medicine). TS Lee Wonjun chuyên gia phục hồi hộp sọ. Bụi đã được lấy ra khỏi xương trong quá trình trong quá trình quét để tạo ra bộ xương người rõ ràng hơn. Từ từ máy quét cho ta thấy hình ảnh hộp sọ rõ ràng hơn. Người này từng có khuôn mặt trông như thế nào. TS Lee Wonjun, Đại học quốc gia Seoul, Viện Pháp y (Seoul National University, Forensics Institute) phát biểu: “Hộp sọ của người này rất khác, hộp sọ có cấu trúc dài hơn nhiều so với hộp sọ người Hàn Quốc ngày nay. Hình dạng hộp sọ cho thấy họ không phải là người Hàn Quốc hay người Đông Á, rất giống với người Phương Tây”. Các hộp sọ còn lại trên đảo Gadeok-do cho thấy các đặc điểm tương tự giống người Phương Tây.
Chung Ang University, Bioscience (Đại học Chung Ang, Khoa Sinh học): Còn về nguồn gốc di truyền của những người này thì sao. GS TS Lee Gwangho và nhóm nghiên cứu của ông ở Đại học Chung Ang đã bắt đầu phân tích gen các bộ xương. Rất khó có thể tìm được những mẫu ADN từ mẫu xương lâu năm, nhưng các nhà khoa học phải tìm mẫu chưa được làm sạch. GS TS Lee Gwangho cho rằng: “Những mẩu xương vụn trên đất có tính acid đó ở Hàn Quốc rất khó phân tích, thêm vào đó khí hậu Hàn Quốc khiến các bộ xương bị tổn hại nhiều hơn so với ở Mông cổ và Trung Á. Điều này khiến cho việc phân tích các mẫu ADN là rất khó khăn”. Trong số 48 bộ xương trên đảo Gadeok-do chỉ có 17 bộ xương có thể sử dụng cho nghiên cứu. Khi kiểm tra lần đầu, các mẫu cho thấy có ADN ty thể của châu Âu. GS TS Lee Gwangho cho rằng: “Một số bộ xương phát hiện ở đảo Gadeok-do có nguồn gốc châu Á và 1 số bộ xương có ADN ty thể nguồn gốc châu Âu. Chúng tôi sẽ lập lại các xét nghiệm này dựa trên trình tự ADN ty thể và ADN nhiễm sắc thể Y và tiến hành nghiên cứu so sánh để xác minh phát hiện của chúng tôi”.
Các bộ xương phát hiện ở đảo Gadeok-do được cho là có ADN họ hàng với người châu Âu đặc biệt là gen Haplogroup H. Vậy ADN ty thể là gì.
Có khoảng 8 – 9 bà mẹ gốc ở Hàn Quốc:
Hawaii trở thành 1 phần của Hoa Kỳ vào năm 1951, nơi này được coi là quê hương của người Polynesia châu Á, châu Âu là những người có chủng tộc khác nhau, nhưng tất cả họ đều có chung mẹ sống ở châu Phi cách nay 200.000 năm. Năm 1987, GS Rebecca Cann, đã căn cứ dây rốn của những trẻ sơ sinh có nguồn gốc châu Á, châu Âu và châu Phi, bà xét nghiệm ADN ty thể từ những mẫu này để nghiên cứu các loại bệnh bẩm sinh và đã phát hiện 1 sự thật đáng ngạc nhiên. GS Rebecca Cann, Đại học Hawaii tại Manoa cho rằng: “Phát hiện cho thấy ADN ty thể chỉ di truyền từ mẹ sang 1 đứa con duy nhất ở mỗi thế hệ. Cho nên thay vì mỗi người đều có tổ tiên khác nhau, nhưng không phải vậy, mà bạn có di truyền từ duy nhất 1 mẹ chung”. Kết quả nghiên cứu này đã gây sốc, và phát hiện ra rằng 7 tỷ người sống trên Trái Đất đều có chung mẹ đến từ châu Phi. Người mẹ chung này được cho là đã sống ở châu Phi cách nay từ 200.000 năm. GS Rebecca Cann: “200.000 năm là khoảng thời gian quá xa đối với chúng ta và dù bạn đến từ đâu, cuối cùng bạn cũng có thể di truyền được bộ gen rất đặc biệt của người mẹ chung của loài người ở châu Phi”. Hiện nay có 7 tỷ người sống trên hành tinh Trái Đất, nhưng tất cả chúng ta đều chia xẻ ADN từ 1 mẹ chung. Con cháu của người mẹ chung sống ở châu Phi cách nay 200.000 năm đã rời châu Phi cách đây 60.000 năm, họ sống rãi rác khắp nơi trên thế giới, và có thể trở thành người châu Á hoặc châu Âu. Những người này rời châu Phi thích nghi những môi trường khác nhau, trãi qua nhiều biến đổi gen và có những di truyền khác nhau.
Vậy tại sao ADN ty thể chỉ được truyền cho con gái. Đây là lớp Sinh học ở Trường Trung học Nowon, Seoul. Các em học sinh đang thuyết trình về ADN ty thể. ADN của 1 người được lưu trữ ở 2 nơi, 1 ở trong từng tế bào, và 1 phần nhỏ nằm trong ty thể. Mặc dù số lượng tế bào có thể khác nhau, nhưng tế bào bình thường chứa hàng trăm ty thể. Ty thể có những gen độc nhất gọi là ADN ty thể. ADN ty thể được di truyền từ bà sang mẹ và từ mẹ sang con gái. Quá trình thừa kế ADN ty thể xảy ra như thế nào. Ty thể nam được phát hiện ở đuôi tinh trùng. Khi trứng và tinh trùng gặp nhau, đuôi tinh trùng bị rơi ra và ty thể của người cha biến mất, trong khi ty thể của người mẹ vẫn còn và tiếp tục truyền cho con gái.
Con gái thừa hưởng ADN của mẹ không liên quan giới tính, nhưng ADN này chỉ di truyền qua trứng là đầu mối hiệu quả trong phương thức tiến hóa của loài người. Vậy ADN ty thể của phụ nữ Hàn Quốc là gì? Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thu thập ADN của 10 phụ nữ Hàn Quốc ở độ tuổi 20 để phân tích. ADN có thể lấy từ nước bọt, máu , tóc và bất cứ từ tế bào nào từ cơ thể con người. Kết quả phân tích ADN của 10 phụ nữ này thật đáng ngạc nhiên. 10 phụ nữ này mang gen từ 6 nhóm ty thể khác nhau. Và trong 10 mẫu ADN này có nhiều hơn 6 loại ADN khác nhau.
Vậy có bao nhiêu nhóm ADN tồn tại ở Hàn Quốc. Chúng ta có thể giải đáp thắc mắc này không? GS Kim Uk thuộc trường Đại học Dankook đã phân tích mẫu gen của 708 người Hàn Quốc ở 6 khu vực khác nhau. Kết quả phân tích cho thấy các loại ADN W, T4, C4, F và M7. GS Kim Uk: “Khi nói đến người Hàn Quốc chúng ta có thể xác định họ đến từ những khu vực khác nhau trong những khoảng thời gian không giống nhau. Và bắt đầu định cư hình thành cộng đồng ở Hàn Quốc và Trung Quốc thông qua hôn nhân và trao đổi văn hóa. Chúng tôi ước tính có 8 – 9 loại ADN ty thể ở Hàn Quốc”.
Thông qua việc phát hiện 48 bộ xương người ở đảo Gadeok-do, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra những manh mối quan trọng về nguồn gốc của con người trên bán đảo Triều Tiên. Vậy những người này là ai? Họ đến từ đâu?
Tổ tiên người châu Âu từng sống ở Đông Á, Mông Cổ, Hàn Quốc trong thời kỳ Đồ Đá Mới:
Mông Cổ tọa lạc ở Trung Á. Đây là vùng đất rộng lớn với 80% diện tích đều là đồng cỏ. Có lẽ cùng chung 1 châu lục nên người Hàn Quốc có nhiều nét tương đồng với người Mông Cổ. Và những dấu vết phát hiện ở Mông Cổ về nguồn gốc từ 1 mẹ chúng đến từ châu Phi tạo sự ngạc nhiên cho các nhà khoa học. Một nhóm nghiên cứu của Đại học quốc gia Mông Cổ đã mất nhiều năm để khai quật di tích thời kỳ Đồ Đá Mới ở phía Tây Mông Cổ. Trong số các di tích này có hộp sọ 1 người đàn ông vẫn còn nguyên vẹn. Song hộp sọ này khác với các hộp sọ được phát hiện ở Mông Cổ. Vậy người đàn ông này là ai?
Những hộp sọ được phát hiện ở những khu vực khác nhau của Mông Cổ, nhưng tất cả đều thuộc thời kỳ Đồ Đá Mới. Tuy nhiên có 1 sự khác biệt rõ ràng giữa các hộp sọ. Hốc mắt của hộp sọ này rất sâu và sống mũi cao hơn sống mũi các hộp sọ trước đó. GS Tumen, Đại học quốc gia Mông Cổ: “Hộp sọ này là người đàn ông sống ở Tây Mông Cổ cách đây 5.000 năm. Thông qua những phân tích, chúng tôi thấy hộp sọ này có những điểm tương đồng với người Cro-Magnon sống ở châu Âu thời kỳ Đồ Đá Cũ”. Chúng tôi đã xin phép đưa 1 vài bộ xương tới Hàn Quốc để nghiên cứu ADN ty thể. Kết quả đã được dự đoán. Hộp sọ này có ADN ty thể của người châu Âu, không có ADN của người Mông Cổ. GS TS Lee Gwangho: “Điều này cho thấy rằng tổ tiên người châu Âu từng sống ở Đông Á, Mông Cổ, Hàn Quốc trong suốt thời kỳ Đồ Đá Mới. Với xem xét kết quả từ 48 bộ xương người ở đảo Gadeok-do chúng ta có thể thấy rằng sự trao đổi ADN ty thể của người Hàn Quốc và Mông Cổ đã từng xuất hiện trong thời kỳ Đồ Đá Mới”. ADN ty thể của người châu Âu đã được phát hiện ở đảo Gadeok-do, Hàn Quốc và ở Mông Cổ. Vậy thì xác định ADN ty thể cho chúng ta biết điều gì?
Cách đây 7.000 – 8.000 năm, sau kỷ Băng hà, con người bắt đầu mở rộng định cư ở vĩ tuyến 40:
Cách đây khoảng 12 – 18.000 năm, được xem là thời kỳ đỉnh điểm của kỷ Băng hà và cách đây 10.000 năm kỷ Băng hà từ từ kết thúc. Các sông băng dày trôi đến vĩ tuyến 40 bắt đầu tan chảy và thay đổi khí hậu của Trái Đất 1 cách đáng kể. Ban đầu các sông băng bao phủ 30% bề mặt Trái Đất, sau đó do nhiệt độ tăng lên, các sông băng chỉ bao phủ khoảng 11% bề mặt Trái Đất. Băng tan chảy đã góp phần làm nước biển dâng lên khắp Địa cầu. Sự thay đổi mực nước biển đã làm thay đổi sự sống của động vật hoang dã trên Trái Đất. Và con người buột phải thích nghi với sự thay đổi của môi trường mới. Lúc bấy giờ, con người bắt đầu cuộc sống săn bắt tập trung và bắt đầu định cư, với công việc trồng trọt và chăn nuôi. Khi đó, khí hậu Trái Đất cũng có những thay đổi thất thường.
Cách đây 7.000 – 8.000 năm nhiệt độ Trái Đất cao hơn nhiệt độ ngày nay khoảng 2 – 3 độ, đã tạo điều kiện cho sự phát triển mọi sự sống. Những thay đổi khí hậu lúc bấy giờ diễn ra trên khắp thế giới, và Mông Cổ cũng không ngoại lệ. Cách thủ đô Ulanbato của Mông Cổ 500 km về phía Tây Nam là hồ Ulan nơi ghi nhận dấu vết về sự biến đổi khí hậu trước đây. Người ta khoan vào hồ Ulan khô cằn để nghiên cứu các điều kiện khí hậu trước đó. Thông qua việc kiểm tra các lớp đất ở hồ Ulan các nhà khoa học có thể phân tích sơ đồ về sự thay đổi gió mùa đã xảy ra ở khu vực này cách đây hàng ngàn năm. Nhà nghiên cứu cao cấp Yun Hoil, Viện nghiên cứu Cực Trái Đất Hàn Quốc (Korea Polar Research Institute): “Hiện tại gió mùa ở Mông Cổ kết thúc vào cuối tháng 8, nhưng cách đây 9.000 năm gió mùa quét qua toàn bộ Mông Cổ quanh năm và ảnh hưởng đến các khu vực phía Bắc châu Á”. Trong khi đó gió mùa ở Hàn Quốc mang theo những cơn mưa như trút nước từ tháng 7 đến tháng 8 hàng năm. Tuy nhiên, sau kỷ Băng hà gió mùa mang theo mưa nhiều cũng quét qua đất nước Mông Cổ. Điều này cho thấy gió mùa ảnh hưởng đến Hàn Quốc hiện nay cũng từng ảnh hưởng đến khu vực miền Trung Mông Cổ cách đây 9.000 năm.
Nhà nghiên cứu cao cấp Yun Hoil: “Cách đây khoảng 4.000 – 9.000 năm, Mông Cổ là vùng đất ấm áp và ẩm ướt hơn so với bây giờ. Đó là những tiểu khí hậu mà chúng tôi đã phân tích thông qua các mẫu đất thu thập từ hồ Ulan”. Sau kỷ Băng hà tức cách đây khoảng 4.000 – 9.000 năm, miền Nam Mông Cổ không phải là vùng sa mạc như ngày nay. Lúc bấy giờ miền Nam Mông Cổ với khí hậu ấm áp với thảm thực vật tươi tốt, đây được xem là môi trường hoàn hảo để con người định cư. Thời kỳ này được gọi là Kỷ Holocence.
Khí hậu lý tưởng thời kỳ Holocence ghi nhận nhờ những phát hiện trên khắp thế giới. Ví dụ điển hình nhất về khí hậu thời kỳ Holocence là đầm phá Sunpoge ở tỉnh Canwon, Hàn Quốc. Những đầm phá giống như Sunpoge đây là những hồ nước có hệ sinh thái độc đáo. GS Địa chất học Park Jeongjae, Đại học Quốc gia Seoul đã nghiên cứu về các tiểu khí hậu cổ đại thông qua việc thu thập các mẫu đất từ các đầm phá giống như đầm phá Sunpoge. Đầm phá này có niên đại cách đây 8.000 năm cùng với các di tích về thực vật và động vật cổ xưa trở thành cơ sở nghiên cứu quan trọng đối với các nhà nghiên cứu các tiểu khí hậu cổ xưa. Thông qua những di tích ở đầm phá Sunpoge các nhà nghiên cứu có thể tìm hiểu thêm về những tiểu khí hậu ở Hàn Quốc trước đây.
GS Địa chất học Park Jeongjae: “Cách đây khoảng 8.000 năm, nhiệt độ Trái Đất cao hơn hiện nay 1 – 2 độ. Mùa hè thời đó có thể nóng hơn mùa hè hiện nay. Trong khi đó, Đông Á chịu ảnh hưởng của gió mùa nhiều nhất Trái Đất với nhiệt độ cao hơn vùng khác và lượng mưa nhiều hơn những vùng khác. Mật độ phát triển của thực vật cũng cao hơn hiện nay. Đây được xem là thời kỳ đỉnh cao của Kỷ Holocence”.
Di chỉ loài người có niên đại 7.000 năm tuổi ở Đức:
Halle là 1 trong những thành phố cổ nhất của nước Đức. Việc phát hiện ra mỏ muối, giúp thành phố này không ngừng phát triển. Tên gọi Halle trong ngôn ngữ cổ có nghĩa là muối. Thành phố Halle còn là quê hương của nhà soạn nhạc nổi tiếng Hendel, mỗi năm thành phố này đều tổ chức lễ hội âm nhạc để vinh danh nhà soạn nhạc Hendel. Những di chỉ về loài người có niên đại 7.000 năm tuổi cũng được phát hiện ở đây. Những di tích này được trưng bày ở Bảo tàng Tiền sử Halle. Đồ gốm Collect Ware là gốm có hoa văn trang trí theo đường thẳng được phát hiện ở khu vực Sasori Alhard của TP Halle cùng với những quan tài bằng đá và những bộ xương cũng được trưng bày ở Bảo tàng này. Văn hóa thời kỳ Collect Ware đã chôn người chết trong các quan tài bằng đá. Con người thời bấy giờ chôn xác người cùng với xương gia súc. Thời Collect Ware gia súc được xem là đồ tùy táng cùng với người chết
Gíam Đốc Harald Meller, Bảo tàng Tiền sử tỉnh Halle (The Halle State Museum of Prehistory): Những người bắt đầu công việc trồng trọt và chăn nuôi sớm nhất ở nước Đức được gọi là người LBK (Linearbandkeramik), tức người thuộc nền văn minh Gốm thẳng. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện đồ gốm mà người LBK từng sử dụng. Người LBK đến từ khu vực mà nay là Hungary và định cư ở Trung Âu trong khoảng 200 năm”.
Người Collect Ware là những người nông dân đầu tiên ở châu Âu đến từ Trung Đông cách nay khoảng 10.500 năm. Những người LBK đã định cư miền Trung nước Đức cách đây 7.500 năm. Nhiều di chỉ thời kỳ Collect Ware có từ cách đây 7.500 năm đã được phát hiện ở tỉnh Harz, Bắc Đức. Người LBK thời đó có chất lượng cuộc sống cao hơn nhiều so với những gì mà chúng ta từng biết trước đây. TS Weidt Dreseli, Bảo tàng Tiền sử tỉnh Halle: “Người LBK có 1 nền nông nghiệp phát triển, hệ thống xã hội phức tạp và có lối kiến trúc riêng. Họ biết cách tận dụng môi trường tự nhiên để phục vụ cho mục đích sống của họ. Người LBK có khả năng nhìn mặt đất là biết đất đó mềm hay phì nhiêu để trồng trọt. Họ có hiểu biết về đất đai nên có thể chọn những khu vực có đất đai tốt nhất để canh tác”.
Tỉnh Harz, Bắc Đức là nơi tuyệt vời để phát triển nông nghiệp. Thông qua các di tích phát hiện ở đây, các nhà khoa học nhận định người LBK có cuộc sống phát triển. Những di tích của người LBK được trưng bày ở Bảo tàng Tiền sử tỉnh Halle có lối trang trí với những hoa văn rất tinh tế. Trong số này có đồ dùng bằng đất sét với những hoa văn tinh tế và những đồ trang sức bằng vỏ sò, được vận chuyển qua các tuyến thương mại trên biển Địa Trung Hải. Ngoài ra còn có bạt ngàn rìu đá có niên đại cách đây 4.200 – 7.500 năm được trưng bày ở Bảo tàng Tiền sử tỉnh Halle. Bên cạnh đó các nhà khoa học còn phát hiện 1 số di tích đáng kinh ngạc khác cho thấy người LBK sống trong những căn nhà có mái cao.
Một số người sống trong nhà mái cao khoảng 40m và có hành lang dài cùng với những gia đình khác. Gíam đốc Harald Meller “Người LBK sống trên khắp Trung Âu. Người LBK chỉ định cư trên vài khu vực có đất đai màu mỡ. Người LBK sống trong những căn nhà dài, cùng với nhiều gia đình khác. Sự gia tăng nhân khẩu khiến người LBK thời bấy giờ nghĩ ra việc phải xây nhiều căn nhà hơn”.
Trong khi đó các nhà khoa học còn phát hiện những mộ đá lớn cao 20 m, rộng 3 m. Cách đây khoảng 7.000 năm người ta chôn người chết bằng cách uốn cong tay chân về phía trước ngực. Đó là cách mai táng thi thể theo tư thế bào thai. Trong tiếng Hàn Quốc gọi là Guljang.
Những người được chôn cất ở đảo Gadeok-do, Hàn Quốc, có niên đại 7.000 năm có liên hệ gì với người LBK sống ở Trung Âu khi mà 2 khu vực này cách nhau đến 8.600 km. Hai nhóm người này sống cách nhau tới 8.600 km nhưng lại có những di tích tương tự nhau. Hai nhóm người này để lại những đồ gốm với hoa văn trang trí theo đường thẳng cùng với những dụng cụ đá thuộc thời kỳ Đồ Đá Mới và đồ trang sức làm bằng vỏ sò. 48 bộ xương người được phát hiện ở đảo Gadeok-do, Hàn Quốc có ADN giống với những bộ xương từng được phát hiện ở châu Âu và ở Mông Cổ và họ cũng có liên hệ với người LBK, những người từng sống ở Trung Âu. Đó là những gì nhà nghiên cứu đã nghiên cứu và nhận thấy có mối liên hệ với nhau. Gíam đốc Harald Meller: “Thật ngạc nhiên là gen H thuộc thời kỳ Đồ Đá Mới lại được phát hiện ở Hàn Quốc. Chúng tôi không thể giải thích chuyện đó xảy ra như thế nào. Nhưng những phát hiện này là những yếu tố thôi thúc chúng tôi phải nghiên cứu thêm về ADN ty thể ở Hàn Quốc và ở châu Âu. Chúng tôi hy vọng đây sẽ là đề tài nghiên cứu chung của các nhà nghiên cứu về di truyền học trong tương lai”.
48 bộ xương người được phát hiện ở đảo Gadeok-do, Hàn Quốc có từ cách đây 7.000 năm là những người từng cai quản khu đất này. Hiện nay những di tích này đã để lại khá nhiều nghi vấn của các nhà nghiên cứu. Vậy họ là ai? Làm sao họ được chôn cất ở đây, tại sao họ lại có ADN ty thể giống người châu Âu cách đây 7.000 năm. Song vấn đề đặt ra là những người cổ xưa đã từng cai trị vùng đất này cách đây 7.000 năm đã đi đâu? Con cháu hiện tại ngày nay của họ ở đâu? Gíam Đốc Jeong Uido, Viện nghiên cứu Lịch sử Nghệ thuật và Khảo cổ học Hàn Quốc: “Những phát hiện thông qua nghiên cứu 48 bộ xương người ở đảo Gadeok-do không chỉ cho chúng ta biết cuộc sống của con người Hàn Quốc cách đây khoảng 7.000 năm mà còn cho chúng ta biết mối liên hệ trong cuộc sống của con người ở Đông Á hoặc rộng hơn là Châu Á hay toàn cầu. Những nghiên cứu này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về văn hóa các dân tộc thời kỳ Đồ Đá Mới và những nghi vấn mới vừa được đặt ra đối với những di chỉ vừa được phát hiện”.
- Nguồn: Phim tài liệu “Bí ẩn 48 bộ xương người 7.000 năm tuổi”.