Thứ Tư, 15 tháng 8, 2018

KHÔNG NÊN TRANH LUẬN VÔ ÍCH


Câu chuyện của Đức Phu Khỗng Tử:
       Một hôm có một vị hành giả đến viếng thăm Đức Khỗng Tử, gặp người học trò của Ngài ra tiếp khách. Vị hành giả hỏi người học trò:
       - Ta muốn hỏi nhà ngươi, nếu trả lời đúng thì ta về, còn sai thì cho ta gặp Thầy của nhà ngươi.
       Vị hành giả hỏi: - Một năm có mấy mùa?
       Người học trò đáp: Dạ, một năm có 4 mùa “Xuân Hạ, Thu, Đông ạ”.
       Vị hành giả liền nói: - Ngươi trả lời sai rồi…! …Cười..
       - Một năm có 3 mùa. “Xuân, hạ, và thu…”; vị hành giả lại tiếp tục cười.
       Người học trò tức quá, cố tranh cải mãi một hồi lâu. Đức Khỗng Tử bước ra, vị hành giả liền thưa:
       - Ngài cho ta biết một năm có mấy mùa?
       Đức Khỗng Tử đã nghe trước khi ra cuộc đôi co giữa hai người nên trả lời:
       - Một năm có 3 mùa.
       Vị hành giả cười to một cách đắc thắng. Ông ta quay sang nói với học trò Khỗng Tử rằng: - Nhà ngươi thấy chưa, nhà ngươi thua ta rồi….! Tiếng cười ha hả vang lên. Sau đó, quay đi với tiếng cười khoái chí đắc thắng to thêm nữa rồi từ giả ra về.
        Khi vị hành giả đi rồi, cậu học trò liền kính hỏi Thầy Khỗng Tử:
       - Bạch Thầy, Thầy dạy con một năm có 4 mùa. Sao nay Thầy trả lời cho ông kia là một năm có 3 mùa?
        Thầy Khỗng Tử vui vẻ bình thãn trả lời:
      - Tên hành giả kia nó là loài côn trùng, cào cào, châu chấu. Nó chỉ sống một năm có 3 mùa thôi. Đó là mùa Xuân, mùa Hạ, mùa Thu. Vì mùa Đông nó không chịu lạnh nỗi nên nó phải chết, thì làm sao nó biết một năm có 4 mùa mà con đi tranh luận với nó!
       Cậu học trò lúc nầy mới bừng tỉnh lại và hiểu lời thầy mình nói, nên một lòng bái phục Ngài là một vị Thầy Minh Triết.
       Bởi vậy, khi bạn đối đầu với kẻ ngu dốt thấp kém thì nên theo gương Đức Khổng Phu Tử, cứ để cho kẻ ngu dốt ôm cái quan điểm hạn hẹp của họ, không tranh chấp mất thời giờ vô ích và để có được sự thanh thãn trong tâm hồn.
       Đó là cách xử thế khôn ngoan nhứt.

Tài liệu do Hồ Xưa sưu tầm_______

1 nhận xét:

NHỮNG CHUYẾN PHÀ KỶ NIỆM.

Năm 1986, ra trường tôi về Cà Mau dạy học (hồi đó là tỉnh Minh Hải, gộp chung Bạc Liêu và Cà Mau). Ngày ấy, chưa có cầu Mỹ Thuận và cầu Cần ...