Một nhà thơ ở Tây Ninh có nói đến chuyện ra đường bây giờ sao thường
thấy người ta ngậm tăm , tôi có nói với anh ta đó là cách sống mới, là
văn-hóa ngậm-tăm bởi từ một câu chuyện bộc bạch của một người ở trong
khu vực có con đường nhiều nhà hàng ăn, mà nhà hàng ăn nào cũng có người
đứng đường mời gọi, khách qua đường đầu tiên lịch sự trả lời “ cảm ơn
tôi không ăn” , sau đó gọn hơn “ không ăn “ hay “ ăn rồi “và liên tục
như thế suốt đoạn đường đến mỏi miệng.
Kế tiếp là dùng một cách khác : không trả lời mà lắc đầu từ chối, mà
lắc đầu suốt con đường thì lại sinh ra chứng đau cổ, mỏi cổ. Cũng giống
như việc mua bán vé số vậy, từ trả lời không mua rồi đến hành động lắc
đầu.
Muốn tránh tình trạng này thì có thể bỏ con đường này đi đường khác,
mà đường khác chắc gì đã thoát lại dài hơn tốn xăng hơn. Với vé số thì
cuối cùng là giả ngơ giả điếc, còn ở đây, mình im ru bà rù họ đám nghĩ
là mình không có tiền hoặc có tiền mà keo kiệt hổng dám ăn lắm lắm.
Nên kế sách cuối cùng là bèn ngậm cây tăm để chứng tỏ là mình vừa ăn
xong đang xỉa răng, hi vọng thấy như thế thì họ không mời mọc chèo kéo
nữa.
Cho nên dù buổi sáng ăn cơm nguội, ăn mì tôm, thậm chí hổng ăn cái gì
hêt bước ra khỏi nhà là ngậm ngay cây tăm để chứng tỏ là mình vừa ăn
xong , đề phớt lờ các cuộc mời gọi, vầy tay. Té ra kế sách này có hiệu
quả
Cái chuyện ngậm cây tăm ở đây nói đến chuyện ăn. Liên can đến ngậm
tăm là không nói, Nhưng có người không ngậm tăm, vậy mà lại êm ru trước
mọi chuyện, không nói dù mắt thấy điều trái tai gai mắt, chỉ mở miệng mà
có khi không dám mở miệng dù chuyện đó có đụng phạm đến mình. Chỉ mở
miệng khi công việc thành công thì dành phần, khi thất bại thì đổ thừa.
Và chỉ mở miệng khi ăn để sống, cà việc ăn không qua đường tiêu hóa.
Cho nên từ xưa ông bà mình đã xếp vào hạng người ngâm tăm . MỚI LÀ NGÁN SỢ.
1 *Tôi đưa các cháu nội của tôi vào thang máy để xuống sân đá bóng,
cũng như trở lại phòng của mình, lần này các cháu chỉ biết im lặng, thay
vì trước kia khi bước vào thang máy thì các cháu đều lên tiếng “chào
ông chào bà.”
Tôi nhớ cách đay mấy tháng có dịp ghé nhà thăm các cháu. Buổi chiều
con dâu tôi đi làm về, thường hỏi “ nào các con hôm nay đi học có vui
không ? thì thằng anh lên tiếng :
-Mẹ ơi, hôm nay vào thang máy gặp mấy ông bà ,em My không chịu nói “Chào ông, chào bà nữa?
- Có vậy không hả My, sao con lại hư thế ? sao không chào ?
Bé trả lời một cách dứt khoát :
- Con chào hoài mà có thấy ai trả lời con đâu ?
Bà mẹ lên tiếng chông chế “ có khi các ông bà chưa nghe, các ông bà
già rồi tai không nghe rỏ, nhưng mình còn bé phải lễ phép nhé !
*2 /Sau môt lần công tác xa về, vườn lan tôi bị phá do một số các
cháu hàng xóm, được sự giúp đỡ một số cháu khác cho biết những cây tôi
cần lưu giữ do nhóm con của ông Khoa lấy. Tôi đến và nói chuyện với vợ
chồng Khoa nhờ nói cháu cho hoàn lại những cây mà các cháu đang giữ, thì
ông bà đều lên tiếng bảo vệ rằng con của họ không bao giờ làm thế, vì
họ vẫn thường cho tiền để các cháu mua chậu mua hoa. Cần gì phải đi ăn
cắp.
Sau sự việc đó hình như tình làng nghĩa xóm giữa chúng tôi có vẻ nhạt
đi, thì một hôm hai vợ chồng đến nhà tôi, khóc, nghĩ là họ đến xin lỗi
về việc các con họ. Nào ngờ họ lại nhờ tôi đi tìm giúp vì mấy cháu bỏ
nhà đi mấy hôm rồi không thấy về,
……..Còn tiếp…..
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024
Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...
-
CON MỂN VÀ ĐIỀM BÁO KHÔNG MAY MẮN Con thú rừng có tên “ Mển ” hay“ Mang” , còn gọi là hoẵng , kỉ , là mộ...
-
Năm nào cũng vậy, do thức dậy sớm đi chợ sớm, nên má là người đầu tiên mở ngày ba mươi Tết ra. Không biết có phải số má cực, vía má cực kh...
-
Bối cảnh lịch sử: Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766–1820), tên tự Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồ...
Câu chuyện rất hấp dẫn
Trả lờiXóa