Họ được biết đến với tâm trạng thất thường, nghiện mạng xã hội và gu thời trang không rõ ràng.
Tuy nhiên một số người trẻ tuổi đã phá bỏ định kiến này. Một thế hệ mới những người trẻ già dặn sớm đang giải quyết những vấn đề trong cuộc sống hôm nay với công nghệ tham vọng và đột phá.
Cho nên nếu bạn không cảm thấy mình chưa làm được gì nhiều thì đây là danh sách của bốn người trẻ tuổi đã góp phần định hình thế giới chúng ta đang sống.
Keiana Cavé, 18 tuổi, New Orleans, Hoa Kỳ
Hành trình khám phá của Cavé bắt đầu với vụ tràn dầu của giàn khoan Deepwater Horizon xảy ra ở Vịnh Mexico hồi năm 2010. Nó dẫn đến vết dầu loang trên biển lớn nhất trong lịch sử nhân loại với khối lượng 4,9 triệu thùng (780.000 mét khối) dầu ở một trong những vùng nước quan trọng nhất trên thế giới.Ngay sau thảm họa tràn dầu, cá heo con bắt đầu chết với tỷ lệ gấp sáu lần thông thường trong khi các ngư dân và các nhà khoa học ghi nhận số lượng đáng lo ngại những sinh vật biển dị dạng bao gồm tôm bị mất mắt hay hốc mắt và cá với những chỗ lở và vết thương rỉ nước.
Xem bản tin thời sự trên TV, Cavé đã ngay lập tức cảm thấy nhất định có thiệt hại về môi trường chưa phát hiện được. Cô quyết định tập trung vào việc khám phá điều gì đang thật sự xảy ra.
Ở tuổi 15, cô bắt đầu nghiên cứu điều gì xảy ra với dầu khi dầu tràn ra mặt biển và phát hiện được rằng khi bị tia cực tím từ Mặt trời chiếu vào, nó sẽ phản ứng thành các hóa chất có tính năng gây ung thư.
Giờ đây cô đã đưa nghiên cứu của mình vào hai công trình khoa học và hai bằng sáng chế để đưa ra các phương pháp hóa học giúp phát hiện chất gây ung thư. Cô cũng đã thành lập một công ty khởi nghiệp có tên là Mare hiện đang nghiên cứu cách làm tan dầu tràn để cho chúng không gây thiệt hại đến thế. Và nghiên cứu của cô đã nhận được số tiền tài trợ 1,2 triệu đô la.
Rifath Shaarook, 18 tuổi, Ấn Độ
Khi còn nhỏ, Shaarook đã cùng với bố dành hàng giờ để nhìn say sưa vào lăng kính của chiếc viễn vọng. Đáng buồn là ông Mohamed Farook, một giáo sư và một nhà khoa học ở địa phương, đã qua đời khi con trai ông còn đang học tiểu học.Nhưng niềm đam mê không gian của Shaarook thì vẫn tiếp tục nhen nhóm. Khi còn trong tuổi thiếu niên, cậu đã tham gia vào Space Kidz India, một trung tâm nhằm nuôi dưỡng tài năng những người trẻ có đam mê công nghệ. Cậu đã thành lập một nhóm gồm sáu người và dành bốn năm kế tiếp để làm một vệ tinh dưới sự hướng dẫn của giám đốc và người sáng lập của trung tâm.
Hàng đêm, nhóm của cậu bàn kế hoạch qua cuộc gọi truyền hình, thường là cho đến 4:30 sáng. Cuối cùng họ đã phát minh ra KalamSat, vệ tinh nhẹ nhất thế giới.
Nặng chỉ có 64g, vệ tinh này có khối lượng bằng một chiếc pin cỡ đại. Thực chất đó là một khối hình lập thể có chiều rộng 3,8 cm được làm từ chất dẻo được in 3D được gia cố bằng sợi carbon. Nó có một số cơ quan cảm ứng khác nhau, bao gồm cảm ứng đo nhiệt độ, từ trường, độ cao và sức căng bề mặt khi nó băng qua không gian. Vệ tinh này còn có nguồn điện riêng và một chiếc máy tính nhỏ để bật tất cả các cơ quan cảm ứng vào đúng thời điểm và lưu lại dữ liệu thu thập được.
Kế hoạch của nhóm là đưa vệ tinh KalamSat vào tầng dưới quỹ đạo để kiểm tra hoạt động của loại nhựa được gia cố trong điều kiện trọng lực tối thiểu. Các chất liệu nhẹ vốn có thể chịu đựng được áp lực khi đi ngoài vũ trụ là cực kỳ hiệu quả vì mỗi 450 gram bất cứ chất liệu gì cũng tốn khoảng 10.000 đô la để phóng vào không gian. Sau khi đến nơi cần đến, vệ tinh sẽ chỉ có 12 phút để thu thập dữ liệu trước khi quay trở lại Trái Đất vào rơi xuống biển.
Vào ngày 22/6/2017, vệ tinh đã được phóng thành công từ cơ sở phóng trên đảo Wallop của Nasa ở tiểu bang Virginia - ở ngay chính địa điểm mà nhà khoa học hỏa tiễn lừng danh mà vệ tinh được đặt tên theo - ông Abdul Kalam - đã đến thăm trên nửa thế kỷ trước đó.
Hannah Herbst, 17 tuổi, Florida
Herbst được khơi dậy cảm hứng sáng tạo từ lúc mới 15 tuổi bởi một người bạn biết qua thư từ mà khi đó mới chín tuổi vốn sống ở Ethiopia và không có đèn điện. Điều này bình thường một cách đáng kinh ngạc: có 1,3 tỷ người hiện đang sống thiếu điện. Do đó mà cô học trò này đã nghĩ ra thiết bị Beacon vốn chuyển sóng biển trực tiếp thành năng lượng.Suy nghĩ của Herbst là dân cư thường có xu hướng sinh sống quanh các nguồn nước; khoảng 40% dân số thế giới sống trong vòng bán kính 100 km từ bờ biển và chỉ có 10 % dân số thế giới sống cách xa nguồn nước ngọt không phải đào sâu vào lòng đất, chẳng hạn như sông hay hồ, hơn 10 km.
Công nghệ này bao gồm một ống nhựa rỗng có một thiết bị đẩy ở một đầu và một máy phát điện ở đầu kia. Do năng lượng của sóng biển kích hoạt thiết bị đẩy, năng lượng này được máy phát điện chuyển hóa thành năng lượng có thể sử dụng được. Sau khi thiết kế ra mô hình trên máy tính của một chiếc turbine nguyên mẫu, Herbst đã in 3D ra một nguyên mẫu của vệ tinh mà cô thử nghiệm ở các đường lưu thông thủy giữa các bờ biển.
Nếu mô hình này được mở rộng quy mô, Herbst đã tính toán rằng Beacon có thể sạc ba bình xe cùng một lúc trong một giờ. Cô gợi ý rằng nguồn điện được tạo ra có thể được sử dụng để lấy năng lượng cho công nghệ lọc nước, hay máy ly tâm máu tại các bệnh viện ở các nước đang phát triển.
Phát minh này đã giành chiến thắng tại Thử thách Nhà khoa học trẻ 3M của kênh Discovery Education hồi năm 2015 cùng với rất nhiều giải thưởng khác nữa và Herbst hiện đang học ngành kỹ sư máy tính trong khi đang hoàn tất chương trình trung học.
Julian Rios Cantu, 18 tuổi, Mexico
Nhà phát minh này chỉ mới 13 tuổi khi mẹ của cậu bé bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú. Em đã bàng hoàng chứng kiến khối u từ kích thước của một hạt gạo thành một cục cỡ quả bóng golf trong vòng chưa đến sáu tháng. Cuối cùng bà cũng mất cả hai bên ngực mặc sau đó bà đã khỏi hẳn ung thư.Chỉ một vài năm sau đó, cậu bé Cantu bắt đầu tìm cách bảo vệ những người khác khỏi mắc bệnh. Cùng với ba người bạn, cậu thành lập công ty Higia Technologies để sản xuất một thiết bị có thể mặc được vào người có khả năng tầm soát sớm các dấu hiệu của ung thư.
Nguyên mẫu áo ngực EVA có các bộ phận cảm ứng dính liền với chiếc áo ngực bình thường, và sẽ cần mặc mỗi tuần một giờ để phát huy hiệu quả. Nguyên tắc hoạt động là tìm kiếm sự thay đổi ở nhiệt độ và độ co giãn da vốn nằm trong số các dấu hiệu nhận biết ung thư vú. Sau mỗi lần mặc, dữ liệu sẽ được gửi đến ứng dụng của công ty và thuật toán trí tuệ nhân tạo sẽ dựa vào đó để tính toán nguy cơ của người mặc.
Thiết bị này đã tìm được 20.000 đô la Mỹ tiền tài trợ với việc thắng cuộc trong Giải thưởng Doanh nghiệp Sinh viên Toàn cầu, nhưng có vẻ như là còn lâu thiết bị này mới được đưa vào sản xuất đại trà. Nó vẫn chưa được thử nghiệm lâm sàng và các công nghệ tương tự trước đây đã chứng minh là không đáng tin.
Tuy nhiên, nếu dự án này thành công, nó có thể cứu mạng hàng triệu người. Gần 1,7 triệu ca ung thư vú mới được phát hiện trong năm 2012 và khiến cho trên nửa triệu người tử vong trong cùng năm. Để chữa trị được thành công, phát hiện sớm là điều hết sức quan trọng.
Do đó mặc dù đúng là bốn cô cậu học trò này có đôi mắt to hơn nhiều và gương mặt non choẹt hơn nhiều so với những nhà phát minh là người lớn, đừng lầm tưởng - bất cứ ai trong số họ cũng có thể là Thomas Edison hay Elon Musk kế tiếp.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
Người tài thường thành công từ khi còn trẻ
Trả lờiXóa