Thứ Tư, 29 tháng 8, 2018

Chuyện đến trường của đám trẻ vùng cao ôm can vượt lũ

Học sinh và phụ huynh xã Nậm Sỏ vượt suối dữ. (Ảnh: VOV)

Năm học bắt đầu cũng là lúc đám trẻ vùng cao Lai Châu, Đắk Nông bước vào những ngày tháng băng rừng, vượt suối đi tìm con chữ. Đứa lớn tự ôm can bơi qua dòng nước, đứa nhỏ được cha mẹ cõng trên lưng. Con đường hàng chục cây số từ nhà đến trường vốn gian nan, vào mùa lũ càng thêm nguy hiểm.
Để đến điểm trường tiểu học và Trung học cơ sở xã Nậm Sỏ (huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu), hơn 200 học sinh bắt buộc phải qua suối. Các em lớn còn có thể tự mình qua suối, còn với bậc tiểu học, không phải em nào cũng được bố mẹ đưa đón và cõng qua hai đoạn suối hiểm nguy. Những lúc như vậy, các thầy giáo của trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Nậm Sỏ lại cắt cử nhau cõng các em nhỏ qua suối, hỗ trợ người lớn khênh xe máy qua, theo VOV.
Trên lưng cõng cô con gái học lớp 2 qua suối về nhà, anh Lò Văn Pau ở bản Nà Ui, xã Nậm Sỏ chia sẻ: “Từ xưa đến nay, bản Nà Ui vẫn chưa có cầu, đi lại khó khăn. Khi nào mưa lũ về là các em học sinh không đến lớp đến trường được”.
Chuyện đến trường của đám trẻ vùng cao ôm can vượt lũ
Những đứa trẻ ôm can tự qua sông suối. (Ảnh: VOV)
Lúc các em trở lại trường cũng là thời điểm đỉnh cao của mùa mưa lũ. Tại điểm suối nối Bản Nà Ui tới trung tâm xã Nậm Sỏ, nước sông, nước suối ngầu đục, chảy xiết, có đoạn nước sâu qua thắt lưng người lớn.
Chuyện đến trường của đám trẻ vùng cao ôm can vượt lũ
Thầy giáo cùng các em tới lớp. (Ảnh: VOV)
Mùa đông cũng như mùa hè, việc qua suối với các em nhỏ thật vất vả khi phải đối mặt với cái lạnh, nguy hiểm rình rập để có thể sang bên kia bờ. Nước lên quá cao, mưa kéo dài thì các em đành phải nghỉ học chờ khi suối lặng hơn.
Em Lò Thị Uyên, học sinh lớp 4A1 nói: “Con rất sợ khi qua suối như thế này, bố mẹ phải vất vả đưa các con đi qua lại, những hôm nước to con không đi học được vì nước chảy mạnh quá”.
Đều đặn, sáng sớm thứ Hai và trưa thứ Sáu hàng tuần, phụ huynh lại băng rừng, vượt dốc, khênh xe máy và lội suối đưa đón con đi học và về nhà.
Chuyện đến trường của đám trẻ vùng cao ôm can vượt lũ
Đoạn nước qua thắt lưng người lớn. (Ảnh: VOV)
Để chuẩn bị cho năm học mới, thầy giáo của trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học xã Nậm Sỏ dầm mình dưới dòng nước xiết, vác bàn ghế qua suối đến điểm trường.
Không chỉ con suối dữ vùng Tây Bắc mà những con đường đất lầy lội, nguy hiểm vùng Tây Nguyên cũng cản đường đến trường của đám trẻ vùng cao.
Lo những đứa trẻ theo chân bố mẹ đi rừng mà quên mất việc học nên giáo viên Trường mầm non Hoa Ngọc Lan (xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông) phải đến từng nhà hoặc đi theo người dân vào rừng vận động học sinh đến trường. Ngày tạnh ráo thì không sao, nhưng vào ngày mưa, giáo viên phải lội bộ đi tìm học sinh vì xe máy cũng “chịu chết” do đường đi rất khó khăn.
Chuyện đến trường của đám trẻ vùng cao ôm can vượt lũ
Đường đi lại khó khăn, nhưng nhiều cô giáo vẫn quyết tâm đi “gọi” học sinh. (Ảnh: Dân Trí)
Những ngày cuối tháng 8, những cơn mưa vẫn dai dẳng ở vùng đất biên giới. Con đường dẫn từ trung tâm Tuy Đức vào tới xã Quảng Trực chỉ dài khoảng 30 km nhưng phải mất gần 2 tiếng đi xe vì đường lầy lội, trơn trượt, theo Dân Trí.
Chuyện đến trường của đám trẻ vùng cao ôm can vượt lũ
Phụ huynh đưa con đến tựu trường ngày 20/8. (Ảnh: Dân Trí)
Thúy Quỳnh

1 nhận xét:

Vùng đất cuối cùng của vương quốc Champa nay là hai tỉnh nào của nước ta?

Vanvn - Tỉnh Bình Thuận và tỉnh Ninh Thuận nguyên là vùng đất Panduranga – phần lãnh thổ cuối cùng của vương quốc cổ Champa (hay còn gọi l...