Tác giả: Arjen Nguyen
Tác giả đang nói về người Việt-Nam hải-ngoại đây.
Đau đầu nhất là câu: “Họkhông bao giờ có được sức mạnh như
chúng ta, vì ngoài việc chống Cộng, họ còn bận chống nhau suốt 37 năm!”
Một bài viết quá hay đã nói lên được tất cả sự thật mà xưa nay chưa có người nào viết. Tác giả tựcho mình là người Trung Hoa nhưng cũng có thể là một người VN đang ở Hải ngoại hay một người VN trong nước lấy danh nghĩa một người Trung Hoa đểgióng lên tiếng nói cảnh tỉnh mọi người.... Một bài viết mạch lạc, rõ ràng, không sai lỗi chính tả, là một người có văn hóa. Xin giới thiệu đến mọi người đọc để suy gẫm.
&
Người Việt chống cộng ở Mỹ tự hào rằng họ có một thủ phủ người Việt ở Mỹ như thủ Phủ Hoa Kiều Chợ Lớn một thời. Nhưng không
bao giờ họ có được sức mạnh như chúng ta vì ngoài việc chống cộng họ còn bận chống nhau suốt 37 năm rồi. Chính họlàm tổn thương và suy yếu lẫn nhau. Họ không thể có những bang hội đoàn kết giúp nhau tạo sức mạnh như chúng ta mà chỉ có những hội đoàn chỉ chú tâm việc phô trương thanh thế và đầy ảo vọng. Họ thích được phô trương, thích được khen, được nịnh mà thiếu trầm trọng cái thực chất. Thậm chí họ ảo tưởng họ đang sởhữu một quyền lực khả dĩ có thểlàm thay đổi chế độ chính trị ở
VN. Họ tâng bốc nhau, vinh danh nhau, gắn lon cho nhau và tự xem đó là … quân lực của họ! Quá đúng
Không biết xuất phát từđâu và từ bao giờ, người VN gọi
chúng ta là “Ba Tàu”, là “thằng chệt” với hàm ý phân biệt đối xửvà miệt thị. Có lẽ họ còn hận cha ông chúng ta ngày xưa đã đặt ách thống trị cả ngàn năm lên đất nước này. Và cũng có thể họ ghen tức với sự thành công của chúng ta tại miền Nam trước đây.
Dù cho ngày nay hai nước có 16 chữ vàng để vuốt ve nhau,
dù cho người ta hát lên những bài ca hữu nghị núi liền núi sông liền sông để ca ngợi nhau, dưới mắt người dân VN, chúng ta vẫn là là “Chệt Ba Tàu ăn rau sình bụng”
Hoa Kiều Saigon chúng ta ở Chợ Lớn từng có một thời hoàng
kim, từng có tiếng tăm lẫy lừng trước ngày 30.4.1975. Ngày xưa cha ông chúng ta qua đây đểchạy loạn và cũng để kiếm sống. Đất nước VN đã nối tiếp bao thếhệ chúng ta kể từ những người di cư đầu tiên vào thế kỷ thứ 3 trước công nguyên. Người Hoa ChợLớn của chúng ta chỉ mới định cư từ thế kỷ 19 khi người Pháp tuyển mộ hàng loạt phu đồn điền. Năm 1949 khi Tưởng Giới Thạch thua ở lục địa, một số người Hoa chúng ta di cư sang VN chẳng khác gì những người Mỹ gốc Việt ra đi năm 1975.
Cha ông chúng ta tha phương cầu thực đến đây lấy sức làm
phu, bán mồ hôi cho chủ đồn điền để kiếm sống, hay oằn vai với gánh ve chai trên lưng, và cũng từgánh ve chai đó mà hôm nay thếhệ chúng ta đã thành đạt trên đất nước này. Dù chúng ta nói tiếng Việt rành hơn là tiếng mẹ đẻnhưng chúng ta vẫn luôn tự hào và hãnh diện rằng ta là người Trung Hoa vì tổ quốc Trung Hoa chúng ta đã vươn lên hàng đầu thế giới về nhiều mặt.
Đất nước chúng ta có rất nhiều điểm giống với VN. Cũng da
vàng mũi tẹt cũng văn hóa Á Đông, cũng tương đồng về tập quán tín ngưỡng, giống nhau về thể chế chính trị và ta cũng có một bộ phận không chấp nhận CS sống riêng biệt ở Đài Loan.
NGƯỜI VIỆT Ở MỸ cũng bỏ nước ra đi như chúng ta, nhưng có
điều lạ là trong số họ có những nhóm người rất ồn àokhông hề tự hào về đất nước họdù rằng VN ngày nay đang được cả thế giới khen ngợi. Họ đến Mỹcũng y như cha ông chúng ta ngày xưa chỉ với bộ quần áo trên người,nhưng họ sướng hơn cha ông chúng ta rất nhiều vì nước Mỹ có những chính sách an sinh xã hội rất tốt cho nên họ không phải quảy trên lưng gánh ve chai. Tuy nhiên họ không dám cam đảm nhưchúng ta để nhận rằng họ bỏ nước ra đi vì nạn đói kém sau chiến tranh ở VN mà họ cho rằng họ bỏ nước ra đi không phải vì đói mà vì tị nạn CS, nói như thế nó mới chính trị, nó mới sang. Thừa nhận chạy trốn đói tha phương cầu thực thì quá tầm thường. Phải chăng cuộc sống tốt ở Mỹ đã làm thay đổi nhân cách của họ. Phải chăng không phải quảy gánh ve chai, không phải
lo mưu sinh cho nên họ mới có thì giờ tụ tập nhau lại đểcùng nhau đốt lửa hận thù. Họ chống lại đất nước họ thậm tệ, họ không muốn nước họ giàu lên, họ chống lại bất cứ điều gì làm cho nước họ phát triển và thật khó hiểu là họ còn muốn nước chúng ta phải xâm lăng nước họ cho dân họ lầm than thì họ mới hả dạ.
Cha ông chúng ta tha phương cầu thực rồi định cư ở VN vì
đây là đất lành, chúng ta lập ra những bang hội để giúp nhau, sựđoàn kết giúp chúng ta tồn tại và giàu có. Chúng ta ra sức làm ăn cần mẫn để phát triển và hướng đến tương lai con cháu, chúng ta đã thành công nhưng bao đời nay chúng ta vẫn luôn mơ về tổ quốc.
Phải nói rằng thời cực thịnh của chúng ta là thời trước 30.4.1975. Chúng ta cám ơn chế độ VNCH, chế độ mà những người Việt
chống cộng ở Mỹ đang tôn vinh. Chế độ này đã giúp cho chúng ta ăn nên làm ra và nắm giữmột tỷ lệ rất quan trọng của nền kinh tế. Nhờ chế độ này mà từ gánh ve chai của tiền nhân, chúng ta đã nắm giữ và kiểm soát hầu như toàn bộ các vị trí quan trọng của nền kinh tế miền Nam VN đặc biệt trong 3 lãnh vực: sản xuất, phân phối, và tín dụng. Đến cuối năm 1974, chúng ta đã kiểm soát hơn 80% các cơ sở sản xuất của các ngành công nghiệp thực phẩm, dệt may, hóa chất, luyện kim, điện…và gần như đạt được độc quyền thương mại:
100% bán buôn,
hơn 50% bán lẻ,
và 90% xuất nhập cảng.
Ở miền Nam VN Hoa kiều chúng ta gần như hoàn toàn kiểm
soát giá cả thị trường. Người Việt cứ khen rằng chúng ta giỏi thương mại nhưng không hẳn thế. Chính cái chế độ VNCH đã quá ưu đãi chúng ta và trong chế độ này bất cứ điều gì chúng ta cũng có thểmua được bằng tiền.
TRƯỚC 30/4/1975 CHÚNG TA MUA ĐỨT suốt mọi thời kỳ cái ghế quận trưởng quận 5 là cái chức quyền lực cai quản vùng Chợ Lớn. Chúng ta mua thông tin từ các bộ, từ các tướng lãnh quân đội, từ các tỉnh trưởng, quận trưởng, tiểu khu trưởng đểnắm thời cơ. Chúng ta mua đứt những gói thầu béo bở, thâu tóm vật liệu chiến tranh, và hầu hết những mặt hàng thiết yếu của nền kinh tế.
Chính vì vậy Chợ Lớn, thủ phủ Hoa Kiều tại VN của chúng ta
là nơi kiểm soát nền kinh tế miền Nam. Những ông cán bộ nằm vùng CS cư trú trong địa bàn ChợLớn an toàn hơn bất cứ nơi nào ởSaiGon. Ngô Đình Diệm cũng chọn Chợ Lớn để ẩn náu khi bị quân đảo chính truy lùng.
Trong những ví dụ cho sinh viên kinh tế, những người giảng
dạy thường nêu hình ảnh một con đường có 2 tiệm tạp hóa, một của người VN và một của người Tàu. Một thời gian sau, tiệm của người VN chết trước, cuối cùng chỉ còn tiệm của người Tàu.
Người ta lý giải rằng, nếu một thùng dầu lửa mua 20 đồng
người VN chỉ bán 20 đồng rưỡi thì người Tàu bán có 20 đồng xem như không có lãi. Dĩ nhiên người VN chẳng thể hiểu được tại sao và phải dẹp tiệm. Chẳng phải chúng ta có vốn liếng, chẳng phải chúng ta có tài giảm chi phí. Bí quyết nằm ở chỗ chúng ta đục một lỗ kim ở đáy thùng rồi rút bớt ra nửa lít thế thôi. Sau khi tiệm người VN đóng cửa thì chúng ta bán 21 đồng thậm chí 22 đồng mà vẫn chẳng có ai phàn nàn.
NGƯỜI VIỆT KHÔNG THỂ CẠNH TRANH thương mại với chúng ta vì chúng ta đoàn kết, vì chúng ta thừa khả năng làm hàng nhái, hàng giả,thừa ma giáo trong thương trường. Vì thế mới có câu nói của người Việt là “Hồng Kông bên hông Chợ Lớn”. Và điều quyết định nhất là chúng ta có cái ô dù rất lớn của chế độ VNCH. Những ông vua lúa gạo, vua sắt thép, những ông trùm hàng quân tiếp vụ đều là người Tàu chúng ta.
Chúng ta có khả năng biến hóa giá cả bất cứ mặt hàng nào, chỉ cần một tin đồn chúng ta có thể giải quyết xong hàng tồn kho một sớm một chiều. Chúng ta có khả năng tích trữ rất lớn những mặt hàng khan hiếm để tung ra thị trường khi cần.
Khi ông tướng râu kẽm Nguyễn Cao Kỳ nhậm chức ChủTịch Ủy
Ban Hành Pháp TrungƯơng, ông đã nhận ra mối đe dọa từ khả năng thống trị và lũng đoạn của chúng ta về thương mại, ông ra lệnh tử hình ông Tạ Vinh, một tay trùm lúa gạo người Tàu để răn đe, nhưng một ông Tạ Vinh chết chẳng ảnh hưởng gì đến ChợLớn, một mình ông Kỳ chẳng thể đội đá vá trời, với đồng tiền chúng ta vẫn phây phây tồn tại.
NẾU NÓI ĐẾN THÙ HẬN thì phải nói dân Chợ Lớn chúng ta cùng
chung mối thù với những người Việt đang chống cộng tại Mỹ. Ngày xưa,chúng ta có thểmua được ông bộ trưởng, chúng ta có thể mua đứt cái ghế quận trưởng có thể làm mưa làm gió thương trường ở miền Nam, nhưng chúng ta vẫn phải cay đắng bóp bụng đóng thuế đều đặn cho các ông giải phóng nằm vùng mà không thể báo cho cảnh sát và cũng không có cách nào khác, không thể làm gì được nếu muốn yên thân.
Sau 30.4.1975 họ mở chiến dịch đánh tư sản mại bản mà nạn
nhân hầu hết là Hoa kiều Chợ Lớn. Với chế độ này chúng ta chỉ biết tích trữ vàng bạc chờ thời cơ tuy nhiên thời hoàng kim của chúng ta đã thực sự chấm dứt rồi.
Năm 1979 khi Trung Quốc tấn công VN, một bầu không khí
nặng nề bao trùm cộng đồng Hoa kiều chúng ta. Tất cả những viên chức có chút chức vụ trong chính quyền đều bị phế truất, Hoa kiều bị phân biệt đối xử và giám sát nghiêm ngặt. Vào những năm này, VN chưa mở cửa thị trường với thế giới nên chúng ta không thểphát huy sở trường của mình là thương mại. Họ cài cắm những cán bộ Hoa vận vào cộng đồng chúng ta để giám sát. Hoa kiều và Thiên Chúa Giáo là hai đối tượng không thể kết nạp đảng.
Trong các tháng 3, 4 năm 1978, khoảng 30.000 doanh nghiệp
lớn nhỏ của Hoa kiều bịquốc hữu hóa. Vị thế kinh tế của đa số tư sản
Hoa kiều bị hủy bỏ, nhà nước thắt chặt kiểm soát nền kinh tế.
Áp lực nặng nề lên người Hoa chúng ta đến nỗi nhiều người đã sống mấy đời ở VN phải bỏ lại tài sản để về Trung Hoa làm lại từđầu. 250 ngàn người Hoa đã chạy sang TQ năm 1979 qua biên giới phía Bắc chúng ta gọi sự kiện này là nạn kiều.
Họ cảnh giác với chúng ta là lẽ đương nhiên vì dòng máu
Trung Hoa vẫn chảy trong huyết quản chúng ta, nếu xung đột lan rộng giữa nước chúng ta và VN thì chúng ta là mối nguy hiểm tiềm tàng.
Những người Việt chống cộng ở Mỹ thường hay nói rằng VN khiếp nhược trước Trung Cộng, là tay sai của người Tàu.Họ chẳng hiểu tí gì về chúng ta, chẳng hiểu gì về chính dân tộc của họ, họ chẳng hiểu tí gì về CS đối tượng mà họ đang chống.
So với chế độ VNCH trước đây, trong chế độ CSVN Hoa Kiều
chúng ta như những con hổ bị vặn hết nanh, con cua bị bẻ hết càng.
Tinh thần dân tộc chủ nghĩa của người Việt rất ghê sợ, nếu có
chủtrương của chính quyền để kích động bài Hoa thì chắc chắn chúng ta không còn đất sống. Những người lãnh đạo VN hiểu rất rõ vũ khí từ tinh thần yêu nước của dân tộc VN. Họ đã sử dụng vũ khí đó đánh bại người Mỹ mà họ gọi là chiến tranh nhân dân.
THÁI ĐỘ MỀM DẺO CỦA CHÍNH QUYỀN VN đối với những tranh chấp căng thẳng với chúng ta ở biển Đông nằm trong sách lược ngoại giao rất khôn ngoan của họ. Họ tự tin vì đằng sau họ là cả một dân tộc anh hùng.
Những nhà lãnh đạo Trung quốc hiểu rõ và rất e ngại một
khi tinh thần dân tộc ở VN được phát động thì làn sóng bài Hoa sẽ không thể ngăn cản được và mối nguy hiểm cho Hoa Kiều sẽ gấp nhiều lần năm 1979. Thế nên mới có chuyện các nhà lãnh đạo hai nước gặp nhau để giảm nhiệt làn sóng chống Trung Quốc trong nước.
Những người Mỹ gốc Việt chống cộng hiểu rõ điều này cho
nên họ luôn tìm cách kích động bài Hoa để gây xáo trộn trong nước gây khó khăn cho chính quyền, thỏa mãn khát vọng trả thù.
Những năm tháng VN gọi Trung Quốc là “bọn bành trướng Bắc
Kinh” là những năm tháng khổnạn cho Hoa Kiều chúng ta. Chúng ta phải cố giấu đi cái gốc gác của mình. Con cháu chúng ta mang họ Tàu bị kỳ thị, công chức bị sa thải, bị phân biệt đối xử, hàng hóa chúng ta bị tẩy chay.
Xưa nay người Việt vẫn không ưa thích người Tàu vì nhiều
lý do như ta đã biết. Chính yếu tố này được những người Việt chống cộng ở Mỹ khai thác để kích động lòng dân. Họ kích động dân không phải họ yêu nước mà chống chúng ta. Họ chỉ muốn làm khó cho nhà cầm quyền VN,càng gây rối được họ càng thỏa mãn. Họ nói chính quyền VN cho chúng ta vào khai thác Bô Xít ở Tây Nguyên là mắc bẫy âm mưu người Tàu, sau này ta sẽ sinh con đẻ cái rồi thôn tính VN. Họ nói cho chúng ta trúng được những gói thầu lớn vì chính quyền VN là tay sai người Tàu, khiếp nhược
Tàu, phải dành ưu ái cho người Tàu v.v… Họ đánh lừa và kích động được rất nhiều người Việt yêu nước hải ngoại bằng chiêu bài này.
Nếu là người Hoa sống ởVN ai cũng thấm thía rằng những nhà
lãnh đạo VN luôn xem chúng ta là đối tượng cảnh giác số 1. Mỹ tuy đã gây biết bao thảm họa chiến tranh trên đất nước VN, Trung Quốc bỏ biết bao của cải đểyểm trợ VN trong cuộc chiến này. Thế nhưng nhân dân và những nhà lãnh đạo VN ngày nay chẳng ai còn xem Mỹ là kẻ thù mà ngược lại, TQ lại bị xem là mối đe dọa nguy hiểm, là kẻ thù tiềm tàng số1.
Những chính sách của VN về ngoại giao và quốc phòng đã cho
thấy càng ngày họ càng xích gần đến Mỹ và cảnh giác cao độ với chúng ta. Chợ Lớn ngày nay không còn thời hoàng kim cũ, hàng hóa xuất xứ từ TQ bị kỳ thị, dù có tốt đến đâu vẫn bị xem là hàng kém chất lượng chỉ được giới bình dân sử dụng vì giá rẻ.
Chúng ta đang sống khá bình đẳng với người Việt trong nước
nhưng chúng ta vẫn có cảm giác rằng chúng ta là công dân loại 2 vì họ vẫn cảnh giác chúng ta, không tin tưởng chúng ta, vẫn không xếp chúng ta vào các chức vụ quan trọng, không cho chúng ta làm việc trong những ngành liên quan đến an ninh quốc phòng. Tuyệt đối không có dây mơ rễ má huyết thống người Tàu khi làm trong những lãnh vực bí mật quốc gia.
Còn nhớ những năm chiến tranh, khi họ còn nhận viện trợ của chúng ta nhưng Miền Bắc họ không bao giờ cho người Hoa chúng ta đi nghĩa vụ quân sự. Bởi vì họ không muốn có người Tàu tham gia cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của riêng họ và lý do lớn nhất là vì họ rất cảnh giác với chúng ta.
Thế mà những người Việt chống cộng cứ rêu rao rằng VN đang
khiếp nhược và phục tùng TQ. Nói được như thế vì họ không phải là người Tàu để có thể hiểu và thấm thía nỗi niềm cư dân loại 2 như chúng ta và họ cũng không phải là người Việt để có những cảm xúc tự hào của người Việt.
Họ luôn nói rằng chế độCS ở VN là lệ thuộc là tay sai Tàu,
là bán nước cho Tàu, là nhu nhược v.v… nhưng họ không biết hoặc cố tình bịt mắt để không thấy rằng chính những người CS luôn tìm cách loại trừ những tàn tích văn hóa, ngôn ngữ ảnh hưởng từngười Tàu chúng ta. Họ giảm thiểu đến mức có thể để hạn chế tối đa những từ ngữ Hán Việt làm cho nó thuần Việt, bình dân, trong sáng và dễ hiểu. Họ không nói “quốc gia“ mà họ gọi là “nhà nước” họ nói “nhà máy nước Saigon” chứkhông nói “Saigon thủy cục” nhưnhững người VNCH.
Những từ ngữ dịch từnước ngoài như sofware chẳng hạn họ
dịch là “phần mềm” chứ không dịch là “nhu liệu” như những người Việt hải ngoại thích dùng từ Hán Việt. Họ dùng từ “làm sáng tỏ” chứ không dùng từ “bạch hóa” họ dùng từ “người cao tuổi” chứ không nói “niên trưởng”
.
Họ nói máy bay chứ không nói phi cơ, họ nói xe bọc thép chứ không nói thiết vận xa v.v … Bất cứ từ ngữ nào nếu Việt hóa được là họ làm , không như những người Việt chống cộng ở Mỹ cứcho rằng sử dụng càng nhiều ngôn ngữ Hán Việt mới thể hiện ta là người có học.
Những người chống cộng luôn chê Việt Cộng là dốt nát vì
không biết sử dụng những từ Hán Việt mà họ cho rằng như thế mới có học, mới sang.
Họ đâu biết rằng chính mình mới là đầu óc bã đậu. Họ đâu
biết rằng chính những người CS đang cố bóc ra những tàn tích văn hóa ngôn ngữ ngoại bang, bảo tồn bản sắc đặc thù của dân tộc họ. Chính những người chống cộng mới là người vọng ngoại và tôn vinh chúng ta.
Như vậy chúng ta có thểthấy tinh thần dân tộc của những người CS mới là đáng sợ. Những người chống cộng ở Mỹ đối với chúng ta
rất tầm thường nhưng họlại là bạn ta vì cùng chung với chúng ta một kẻ thù. Họ biểu tình chống TQ nhưng mặt trái là họchống chính đất nước mình. Họ chẳng có gì đáng sợ cho chúng ta, ngược lại ta cần khuyến khích họ.
Họ bài hàng Việt, chống hàng Việt nhưng chẳng bao giờ họ chống hàng hóa chúng ta, có chống cũng chỉ giới hạn ở cái mồm hô
khẩu hiệu. Nếu có xung đột cần đến nội công ngoại kích thì chính họ là lực lượng chúng ta cần.
Chế độ VNCH là ân nhân của chúng ta, là bệ phóng cho chúng
ta một thời, chế độ này tạo ra thời hoàng kim của Hoa Kiều Chợ Lớn.
Chế độ này chết đi kéo theo sự chết thảm của chúng ta. Nguyên nhân tận cùng cũng là bởi những người CSVN. Chúng ta hận họ nhưng chúng ta không cô độc vì chúng ta có bạn là chính những ngưởi Việt chống cộng ở Mỹ cũng hận họ như chúng ta. Với người Tàu chúng ta, họ là bạn, là đồng minh.
Chúng ta đang ở VN, chống lại nhà cầm quyền là điều dại
dột, dường như chẳng có Hoa Kiều thứ thiệt nào chơi dại chống lại nhà cầm quyền, chỉ những anhVN chống cộng ngựa non háu đá hay những anh chẳng hiểu gì về CS mới dại dột tự dẫn mình vào tù.
Còn nhớ những năm đầu sau chiến tranh, chúng ta treo hình
Mao Trạch Đông và cờ Trung Quốc ở Chợ Lớn, chúng ta chống lại việc nhập quốc tịch VN ngỡrằng người Tàu chúng ta đã giúp họ làm nên chiến thắng thì người Hoa Chợ lớn cũng phải có nhữngưu tiên và được nể nang, nhưng chúng ta đã lầm to. Chính lầm lẫn đó đã dẫn đến sự kiện “nạn kiều”.
NGƯỜI VIỆT CHỐNG CỘNG Ở MỸ ĐANG LÀM THAY NHỮNG GÌ CHÚNG TA MONG MỎI. Giả dụ rằng tương lai VN có nghèo đi bởi những người Việt chống cộng này cố vận động, thỉnh nguyện Mỹ ngưng giao thương với nước họ thành công thì cái công làm nghèo đất nước của họ sẽ rất đáng được chúng ta ghi nhận, đáng được chúng ta vinh danh và biết ơn. Một nước VN hùng mạnh sẽ là trở ngại lớn nhất chúng ta vấp phải trên con đường Nam tiến.
Người Việt chống cộng ởMỹ tự hào rằng họ có một thủ phủ người Việt ở Mỹ như thủ Phủ Hoa Kiều Chợ Lớn một thời. Nhưng không
bao giờ họ có được sức mạnh như chúng ta vì ngoài việc chống cộng họ còn bận chống nhau suốt 37 năm rồi. Chính họlàm tổn thương và suy yếu lẫn nhau. Họ không thể có những bang hội đoàn kết giúp nhau tạo sức mạnh như chúng ta mà chỉ có những hội đoàn chỉ chú tâm việc phô trương thanh thế và đầy ảo vọng. Họ thích được phô truơng, thích được khen, được nịnh mà thiếu trầm trọng cái thực chất. Thậm chí họ ảo tưởng họ đang sởhữu một quyền lực khả dĩ có thểlàm thay đổi chế độ chính trị ở VN.Họ tâng bốc nhau, vinh danh nhau, gắn lon cho nhau và tựxem đó là …
quân lực của họ.
Họ chưa bao giờ là một thếlực, chưa bao giờ là một tổ chức có quy củ và kỷ luật có thể gây áp lực gì với chính quyền VN,nhưng ít ra họ với ta là bạn, Chế độVNCH của họ với ta là ân nhân, ta với họ có chung những mất mát và hận thù.
Điểm duy nhất chúng ta hoàn toàn khác biệt với họ là chúng
ta không có khái niệm về“người Tàu Quốc gia” và “người Tàu Cộng sản”dù rằng nước ta có hoàn cảnh chẳng khác họ bao nhiêu. Chúng ta chỉ có một tổquốc Trung Hoa vĩ đại và đó chính là niềm tự hào của dân tộc chúng ta .
* Đau đầu nhất là câu:“Họ không bao giờ có được sức mạnh
như chúng ta, vì ngoài việc chống Cộng, họ còn bận chống nhau suốt 37 năm!”b ây giờ là 42 nàm.
Thứ Tư, 29 tháng 8, 2018
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024
Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...
-
CON MỂN VÀ ĐIỀM BÁO KHÔNG MAY MẮN Con thú rừng có tên “ Mển ” hay“ Mang” , còn gọi là hoẵng , kỉ , là mộ...
-
Năm nào cũng vậy, do thức dậy sớm đi chợ sớm, nên má là người đầu tiên mở ngày ba mươi Tết ra. Không biết có phải số má cực, vía má cực kh...
-
Bối cảnh lịch sử: Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766–1820), tên tự Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét