Thứ Hai, 26 tháng 11, 2018

CHÙA BÀ ĐANH

                                  


         Bà Đanh là ai mà cứ ví von sự vắng vẻ với ngôi chùa mang tên này? - Ảnh 1.
                                         Chùa Bà Đanh nhìn xa từ mé sông
     
  Trong dân gian, người ta thường hay nói câu “Vắng tanh như chùa Bà Đanh” để chỉ khung cảnh vắng người, vắng khách. Vậy chùa Bà Đanh ở đâu? Chùa có vắng vẻ không?
       Chùa Bà Đanh có diện tích 10 hec ta nằm ở thôn Đanh, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Chùa quay mặt hướng Nam ra mạn sông Đáy. Phía ngoài cùng tiếp giáp với đường đi và gần bờ sông là cổng tam quan của chùa. Công trình này nền được tôn cao, xây vượt hẳn lên năm bậc và hai đầu xây bít đốc. Tam quan có ba gian và được làm thành hai tầng. Tầng trên có hai lớp mái lợp bằng ngói nam, xung quanh sàn gỗ hàng lan can là những trấn song con tiện. Tầng này sử dụng làm gác chuông, ba gian dưới có hệ thống cánh cửa bằng gỗ lim.
       Chùa thờ Đức Thánh Bà nhưng nằm trong làng Đanh nên được gọi là Chùa Bà Đanh. Dân làng Đanh Xá (thuộc xã Ngọc Sơn bây giờ) rước chân nhang từ chùa Phúc Nghiêm về ngôi đền ở gần làng mình và chỉ thờ Pháp Vân để cầu mưa. Trong đền có bức tượng rất đẹp của vị thần mưa với dưới dáng hình của người con gái có dung mạo khả ái, hiền từ. Thần Pháp Vân được tôn là Đức Thánh Bà làng Đanh, Bà chúa Đanh hay gọi tắt là Bà Đanh. Đến đời Lê Hy Tông (1675-1705) đền được xây dựng lại to đẹp, khang trang hơn. Dân làng thấy phong cảnh đẹp và đền linh thiêng mới chuyển ngôi chùa ở giữa đồng vốn hay bị ngập lụt về đền. Rồi họ rước tượng Phật về thờ chung. Từ đây đền Bà Đanh trở thành chùa Bà Đanh, vừa thờ Phật vừa thờ Pháp Vũ. Năm Cảnh Thịnh thứ tám, đời Quang Toản (1801) chùa được trùng tu và đúc chuông. Năm 1994 chùa Bà Đanh được Bộ Văn hóa-Thông tin cấp bằng Di tích Lịch sử-Văn hóa.
        Đường đến chùa Bà Đanh như sau: Từ thành phố Nam Định lên thành phố Phủ Lý, qua cầu Hồng Phú đi theo đường 22 khoảng 10 km là đến với khu di tích. Hoặc từ thành phố Phủ Lý đi đò ngược sông Đáy khoảng 7 km là đến bến trước cửa chùa Bà Đanh.
       Chùa Bà Đanh và Núi Ngọc nằm về phía Đông Nam xã Ngọc Sơn. Ba mặt khu di tích này có dòng sông Đáy bao quanh. Trước năm 1945, khu vực chùa Bà Đanh nằm tách ra xa khu dân cư. Tại đây cây cối um tùm nên vắng người qua lại. Mỗi khi dân làng có việc phải lên chùa vào buổi tối lại phải đốt đuốc và gõ chiêng gõ trống to lên để xua đuổi các thú dữ. Chính vì vắng vẻ vậy dân gian truyền tụng câu: "Vắng như chùa Bà Đanh".
Xã Ngọc Sơn được thành lập vào tháng 3 năm 1976, gồm bốn thôn là Mã Não, Phương Khê, Đanh Xá và Thụy Xuyên. Trước năm 1945, mỗi thôn này là một đơn vị hành chính xã thuộc tổng Thụy Lôi, huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam. Sau việc cải cách ruộng đất năm 1956 đã nhập thêm xóm Quế Lâm (thuộc thôn Văn Lâm xã Văn Xá) thành xóm 15.
        Tháng 4 năm 1986 thị trấn Quế được thành lập. Một số xóm của xã Ngọc Sơn cắt về thị trấn. Hiện nay xã Ngọc Sơn nằm ở trung tâm của Huyện lỵ. Xã nằm trên trục đường giao thông 22 nối đường 1A từ Ba Đa lên chợ Dầu ngược Hà Tây (cũ). Đây là đầu mối giao thông của huyện đi các nơi. Phía nam của xã nằm giáp sông Đáy. Từ đây ta có thể vào Ninh Bình, Thanh Hóa hay ngược lên Hòa Bình hết sức thuận lợi.
      Chùa Bà Đanh còn được gọi là Bảo Sơn tự, cạnh hòn núi Ngọc nổi tiếng thơ mộng và linh thiêng. Từ bao đời nay, chùa Bà Đanh được thêu dệt bằng những câu chuyện lạ mà tâm điểm là tượng Bà Đanh. Người dân nơi đây bảo rằng, người đi đường trót cười cợt bình phẩm dù chỉ một câu bất kính cũng sẽ bị bà trừng phạt cho hộc máu hoặc mất mạng. Nhiều người lo lắng mà không dám qua chùa vì sợ không giữ được mồm miệng….

            Vì sao bạn rất nên đến chùa bà Đanh

           Bà Đanh là ai mà cứ ví von sự vắng vẻ với ngôi chùa mang tên này? - Ảnh 3.
                                                      Sân chùa Bà Đanh
      Cụ Chuyên, một cao niên làng Đanh Xá cho biết: “Ngôi chùa trở nên linh thiêng từ khi làng tổ chức rước vong phật Pháp Vũ về thờ. Phật Pháp Vũ thuộc hệ Tứ Pháp chùa Dâu (Bắc Ninh) gồm: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Lịch sử còn ghi lại sự linh ứng mỗi khi các vua thời Lý đến chùa Dâu cầu khấn, từ đó chùa các nơi xin rước Tứ Pháp về thờ”.
       Trước đây, làng này vốn yên ổn lắm, nhưng mấy năm trở lại đây đã có nhiều người bị điên. Nhiều người còn bảo, đất Hà Nam đang bị Bà Đanh ám. Tôi thì cho rằng đó là chuyện phi lý, không có thật. Có thể đó là lời đồn đâu đó…”. Cụ Chuyên, một người có uy tín trong làng cho hay như vậy.
       Làng Đanh Xá cũng là một địa phương xin rước Pháp Vũ về chùa làng để thờ. Như linh ứng, năm làng Đanh Xá rước vong Pháp Vũ có mưa to gió lớn làm đổ cây mít cổ thụ trong chùa. Người làng thấy lạ nên thuê thợ giỏi tạc tượng Pháp Vũ, sau đó hô thần nhập tượng và đặt trong điện thờ. Người thợ tạc tượng ấy sau một đêm nằm mơ thấy thần đến mách bảo dung nhan Pháp Vũ nên đã tạc lại theo giấc mộng kỳ lạ.
       Chưa hết, sau khi nhập hồn cho tượng thì dưới bến nước trước chùa có vật lạ nửa nổi nửa chìm. Người dân cứ đẩy ra thì vật lạ ấy lại dạt vào dù cho dòng nước có xoáy mạnh. Thấy lạ, dân làng bàn nhau vớt lên xem thì thấy đó là một cái ngai bằng gỗ. Họ đưa vào chùa và thật lạ, tượng vừa khít khi đặt vào ngai như được đo đạc trước.
       Từ đó, trong vùng mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, lời đồn Thánh Bà Bảo Sơn linh ứng lan truyền khắp nơi, khách thập phương đổ về đông như đi hội, thuyền bè qua lại tấp nập hương khói và những câu chuyện thần bí bắt đầu được thêu dệt từ ngôi chùa này. 
Sư thầy Thích Đàm Đam - Trụ trì chùa Bà Đanh cho hay: “Nhiều vị khách cố chụp tượng Pháp Vũ nhưng không tài nào chụp nổi. Hình ảnh đều bị nhòa hoặc bị cháy phim không lý giải được… Tôi cho rằng, tượng Pháp Vũ rất thiêng, ngôi chùa bà Đanh càng thiêng hơn nữa”?. 
      “Chùa Bà Đanh có rất nhiều giai thoại huyền bí mà các cụ ngày trước thường hay kể lại cho con cháu nghe. Tuy nhiên, thời gian đã khiến các giai thoại ấy thất truyền gần hết và câu hỏi vì sao chùa bà Đanh vắng khách hầu như không thể giải mã. Nếu giải mã được thì cũng chỉ mang tính tương đối do có nhiều dị bản khác nhau” - Ông Trương Văn Đô, Chủ tịch UBND xã Ngọc Sơn.
       Ngày hô thần nhập tượng cũng là ngày hội của cả làng Đanh Xá. Thời trước, ngày hội được tổ chức rất long trọng nhưng rồi ngày một nhạt phai, khách thập phương ít qua lại và chùa trở nên vắng vẻ cho đến ngày nay dù cho tỉnh Hà Nam cố gắng tổ chức các “tua” du lịch thu hút khách nhưng tình hình vẫn không được cải thiện. Hiện nay, chùa Bà Đanh được đầu tư tôn tạo rất tỉ mỉ với quần thể liên hoàn gồm tam quan, tả vu, hữu vu, phủ Mẫu… Chùa Bà Đanh lưu giữ nhiều cổ vật, cổ thư quý hiếm, nhất là tượng Phật, Bồ Tát, khánh đá, đại tự, câu đối và nhang án…
        Để lý giải vì sao chùa Bà Đanh lại có danh hiệu “đệ nhất”… vắng kèm theo câu cửa cửa miệng “Vắng tanh như chùa Bà Đanh” để ám chỉ sự thưa vắng đến cô tịch của ngôi chùa một thời linh thiêng này. Chúng tôi gặp nhiều cao niên, nhiều người dân để hiểu hơn về sự việc. Từ đó, chúng tôi nghe được nhiều câu chuyện ly kỳ, hiếm có. Có lẽ, đây cũng là những câu chuyện xưa nay ít người biết đến ngôi chùa vắng khách này. 
       Trao đổi với chúng tôi, ông Trương Tiến Ban – Viên chức chánh quyền huyện Kim Bảng, Hà Nam lắc đầu không biết vì sao chùa Bà Đanh lại vắng khách. Chỉ biết rằng, thời xưa nghe các cụ kể lại, khu vực chùa Bà Đanh là rừng rậm, có nhiều thú dữ nên không ai dám vào. Muốn vào đó an toàn chỉ có cách đi thuyền qua sông Đáy để tránh thú dữ, vì bất tiện nên khách thập phương muốn đến lễ bái cũng không có điều kiện.
       Đồng tình với ý kiến ấy, sư thầy Thích Đàm Đam cho biết: “Đừng đổ lỗi cho chùa không thiêng hay cách đối xử của nhà chùa với khách. Chùa vắng khách cũng có cái lý riêng, vừa xa khu dân cư, đường vào lại hiểm trở, ngày trước là rừng rậm nhiều hổ báo nên người ta sợ… Bây giờ chùa đã được trang trí với không gian rộng, đường đi lại thuận lợi, rất tốt cho khách đến cầu lễ”.
        Lại có câu chuyện khác nói rằng: Bà Đanh có tên nôm là Bà Đậu - một người bình thường trong làng. Từ khi dân làng Đanh Xá rước vong phật Pháp Vũ về và hô thần nhập tượng nên mới yên ổn làm ăn. Chuyện đến tại Trạng Quỳnh, Trạng bất bình nên đến chùa trách bà, đã là Phật thì chớ hại sinh linh. Là Phật không được thờ cũng phải phù hộ chứ chưa được thờ lại nổi mưa to gió lớn hại trăm họ…?      
     "Phải khẳng định là chùa Bà Đanh rất linh thiêng, tuy nhiên chuyện vắng khách đã có từ lâu. Ngày xưa, vùng này có nhiều thú dữ hại người nên người dân sợ hãi mà không dám đến chùa. Chính quyền tỉnh Hà Nam cũng đã có những phương cách thu hút khách du lịch về chùa nhưng không biết bao giờ chùa Bà Đanh mới… hết vắng” - Sư thầy Thích Đàm Đam, Trụ trì chùa Bà Đanh tâm sự.
      Một người dân địa phương cũng cho biết:
     “Có lẽ truyền thuyết cũng chỉ là truyền thuyết, lời đồn thì vô cùng, vô tận. Nhiều người bảo chùa Bà Đanh không linh, không ai đến là sai. Mặt khác làng Đanh Xá hy vọng rằng, cái tên ngôi chùa vắng sẽ được nhiều người biết đến bằng cái tên ngôi chùa đệ nhất khách. Hiện tại, chùa được đầu tư xây dựng với kiến trúc rất đẹp. Bên cạnh chùa, có nhiều di tích danh thắng như Núi Ngọc, Núi Cấm, Ngũ Động Sơn… mang ý nghĩa lớn lao”. Đây cũng là ngôi làng sinh ra “Chí Phèo – Cụ Bá Kiến”, và là quê hương của cố nhà văn Nam Cao, nhà thơ Nguyễn Khuyến…
      Chùa Bà Đanh tuy vắng vẻ, tĩnh mịch nhưng chính sự vắng vẻ, tĩnh mịch này lại tạo nên vẻ đẹp bình yên và thanh khiết cho ngôi chùa mà không phải nơi nào cũng có được.
Câu nói “Vắng tanh như Chùa Bà Đanh” có nguyên do như trình bày trên là cũng có lý do chính đáng! Xin có bài thơ nhắc tới chùa Bà Đanh như sau:
           Thơ:
                                                   CHÙA BÀ ĐANH
                                           Tri đt âm dương chuyn vn hành,
                                              Cnh thin linh hin tiếng Bà Đanh.
                                              Rng nhu u tch quanh bao ph,
                                              Sông Đáy b đê dáng đ đành.
                                          Vng v tiếng chuông vang tĩnh mch,
                                              Quanh co đường xa hút cây xanh.
                                              Đêm v n hin đèn le lói,
                                              Âm vút cao rn n lnh tanh!
                                                                     HỒ NGUYỄN
                                                                                   25/11/2018

Bài Họa Của Trần Đông Thành
                                    
 ĐEN MÀU TỊCH DƯƠNG

Thiên địa Âm dương Ngũ vận hành
Càn Khôn vũ trụ chốn Bà Đanh
Rừng thiêng nước độc bao nguyên đại
Cõi tạm dung thân thế phải đành
Dâu tích thiên nhiên mờ bóng nguyệt
In hình giá lạnh khối cây xanh
Bà Đanh tịch ánh tà dương đạo
Lặng lẽ chìm sâu cảnh vắng tanh
Trần Đông Thành

                                                                      *
Hồ Xưa sưu tầm từ Wikipedia và nhiều nguồn văn hóa bố cục lại_________

1 nhận xét:

Góc Đường Thi : TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo (2)

Góc Đường Thi :                      TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo  (2)                                     Như ta đã biết, trong bài trước《T...