Thứ Năm, 8 tháng 11, 2018

Những bệnh ung thư có nhiều người mắc nhất ở Việt Nam

Tỷ lệ mắc ung thư mới và tử vong do ung thư của Việt Nam đang tăng lên hàng năm. Ung thư tại Việt Nam số người mắc, tỷ lệ tử vong đều tăng và đang có sự chuyển dịch trẻ hóa.
Để giúp độc giả có cái nhìn đúng và hiểu thêm kiến thức về căn bệnh ung thư chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với GS.TS.BS Mai Trọng Khoa, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai.

Thưa GS.TS Mai Trọng Khoa, GS có thể chia sẻ một số đặc điểm căn bệnh ung thư ở Việt Nam hiện nay đang có sự khác biệt gì so với thế giới?

GS.TS Mai Trọng Khoa: Hiện nay, tỷ lệ mắc ung thư trên thế giới ngày càng tăng và có xu hướng tăng nhanh ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam ung thư có một số đặc điểm chính đó là, tỷ lệ mắc mới ngày càng tăng, tỷ lệ tử vong cao và đang trẻ hóa.
Tỷ lệ mắc ung thư mới tăng liên quan tới thói quen, lối sống như rượu bia, thuốc lá, thực phẩm không an toàn, không cân đối, môi trường ô nhiễm, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam đang ngày một tăng lên, yếu tố di truyền (gen di truyền)…
Nguyên nhân tử vong do ung thư ở Việt Nam tăng cao do bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn, di căn, nhiều biến chứng nặng, người dân chưa quan tâm nhiều, còn thiếu kiến thức phát hiện bệnh sớm…
Điều này khiến cho Việt Nam là một trong những nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương có tỷ lệ phát hiện ung thư ở giai đoạn muộn rất cao.
Ung thư tại Việt Nam đang có sự dịch chuyển tuổi trẻ hóa. Nếu như trước đây, một số bệnh ung thư mắc ở người trung niên và người già thì nay mắc ở người trẻ và rất trẻ.
Ngoài ra, ung thư mắc đang có sự đa dạng hơn. Nếu như trước đây chỉ có một số loại ung thư gặp một số nhóm tuổi nhất định. Thì nay nhiều loại ung thư gặp ở nhiều nhóm tuổi. Có nghĩa là miền tuổi ung thư được trải rộng ra hơn và mắc ở nhiều nhóm tuổi.

Những căn bệnh ung thư thường gặp ở Việt Nam, thưa GS?

GS.TS Mai Trọng Khoa: Ở Việt Nam căn bệnh ung thư có sự đặc thù, nếu chung cho cả nam và nữ thì tỷ lệ ung thư gan, phổi, vú, dạ dày, đại trực tràng rất cao.
GS ung bướu BV Bạch Mai chỉ ra những bệnh ung thư có nhiều người mắc nhất ở Việt Nam - Ảnh 1.
Ung thư gan tại Việt Nam đang tăng ở cả hai giới.
Nếu chia theo giới hiện nay nam giới có tỷ lệ ung thư gan, phổi, dạ dày, đại trực tràng cần phải lưu tâm vì tỷ lệ mắc cao. Ở nữ giới thì tỷ lệ mắc cao nhất là ung thư vú, tiếp sau đó là đại trực tràng, phổi, dạ dày, gan.

GS.có thể cho biết vì sao căn bệnh ung thư gan, lại có tỷ lệ mắc cao ở cả nam và nữ như vậy?

GS.TS Mai Trọng Khoa: Việt Nam là một trong những nước thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương có tỷ lệ ung thư gan cao.
 Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới ung thư gan. Một trong những nguyên nhân chính là do tỷ lệ cao bị nhiễm virút (B, C) tại Việt Nam cao. Việt Nam nằm trong vùng dịch tễ có tỷ lệ cao nhiễm vi rút viêm gan B, C. Đây chính là  một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến ung thư gan ở nước ta tăng cao.
Khoảng 80% bệnh nhân ung thư gan tại Việt Nam xuất phát từ viêm gan B, viêm gan C virút và xơ gan. Việc bị nhiễm viêm gan virút (chủ yếu là viêm gan B, tỷ lệ ít hơn là viêm gan C) không được chẩn đoán và điều trị đúng phác đồ dẫn đến việc tổn thương gan, hình thành xơ gan và ung thư gan.
Tỷ lệ ung thư gan ở Việt Nam cao còn do thói quen ăn uống sinh hoạt lạm dụng bia rượu dẫn tới xơ gan và mối nguy hiện hữu chính là ung thư gan.
Ngoài ra, rất nhiều loại ung thư khác nhất là ung thư đường tiêu hóa di căn tới gan. Khiến cho tỷ lệ tổn thương tại gan ở Việt Nam cao tới như vậy.
Ở Việt Nam có tỷ lệ mắc ung thư phổi ở nam giới và nữ giới cũng khá cao, căn bệnh này có liên quan tới thói quen lối sống không thưa GS?

GS.TS Mai Trọng Khoa: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi, một trong các yếu tố quan trọng là hút thuốc là và khói thuốc lá. Người Việt Nam hiện nay vẫn còn tình trạng hút thuốc lá ở mọi nơi trong nhà, nơi công cộng…
Hình ảnh một người cầm điếu thuốc vừa đi đường vừa hút không phải là hiếm gặp ở Việt Nam. Hít khói thuốc chủ động và thụ động, chế độ ăn, môi trường sống ô nhiễm khiến cho bệnh ung thư phổi ngày càng cao.
Thưa GS nhiều người cho rằng ung thư là căn bệnh không có triệu chứng và khi mắc thì không có cơ hội để khỏi bệnh, điều này có đúng không?

GS.TS Mai Trọng Khoa: Thông tin đó chưa chính xác hoàn toàn. Đúng là hầu hết các căn bệnh ung thư triệu chứng thường thầm lặng khi có triệu chứng đã ở giai đoạn có bệnh. Tuy nhiên, trong cộng đồng nhiều người vẫn chưa quan tâm và có kiến thức về sàng lọc và phát hiện ung thư sớm.
Mắc ung thư không phải là đặt dấu "chấm hết", ung thư không phải "ngáo ộp" phát hiện sớm ung thư có thể chữa khỏi. Ung thư phát hiện ở giai đoạn muộn chỉ kéo dài được thời gian sống, chi phí điều trị sẽ cực kỳ tốn kém, tỷ lệ tử vong sẽ tăng lên.
GS ung bướu BV Bạch Mai chỉ ra những bệnh ung thư có nhiều người mắc nhất ở Việt Nam - Ảnh 2.
Mắc ung thư không phải là đặt dấu "chấm hết", ung thư không phải "ngáo ộp" phát hiện sớm ung thư có thể chữa khỏi.

Tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu (Bệnh viện Bạch Mai) đã điều trị thành công rất nhiều bệnh nhân mắc ung thư ở giai đoạn muộn. Với những bệnh nhân này nếu không điều trị chỉ có thể sống thêm được 1-2 tháng.
Tuy nhiên, nhờ điều trị bệnh nhân đã trở lại cuộc sống bình thường.Tỷ lệ bệnh nhân sống sau 5 năm mắc bệnh tại Trung tâm là rất cao.

Theo cá nhân GS đánh giá thì có phải người Việt Nam đang quá "thờ ơ" với việc tầm soát ung thư sớm hay không?

GS.TS Mai Trọng Khoa: Nói người Việt Nam "thờ ơ" với căn bệnh ung thư thì chưa hẳn, mà chính xác hơn là nhiều người trong chúng ta chưa thực sự có ý thức về tầm quan trọng cũng như chưa có nhiều kiến thức về phát hiện ung thư sớm. Nhiều người vẫn không biết được ung thư có thể chữa khỏi nếu như chúng ta phát hiện sớm.
Để nắm được "yếu điểm" của bệnh ung thư mỗi chúng ta nên chủ động phòng ung thư, không chờ có bệnh mới đi khám mà cần phải khám định kỳ theo lứa tuổi, giới ngay cả khi sức khỏe bình thường.
Hiện nay, y học phát triển đã có máy móc phát hiện ung thư của chúng ta đã đạt mức hiện đại không thu kém gì các nước trong khu vực. Thậm chí tại Trung tâm còn có những thiết bị ngang tầm với Mỹ để phát hiện ung thư sớm.

Cảm ơn GS.TS Mai Trọng Khoa, chúc giáo sư sức khỏe và thành công!

1 nhận xét:

AI-Ngu Yên Chuyển Ngữ : Seemi PhD: A.I. định hình tương lai văn học 2024 như thế nào?

  Trong thời đại mà công nghệ dường như phát triển trong chớp mắt, thế giới văn học có thể tỏ ra tương đối tĩnh lặng, một thiên đường truyền...