Thứ Năm, 8 tháng 11, 2018

Về Bài : HOÀI THƯỢNG HỶ HỘI LƯƠNG XUYÊN CỐ NHÂN của bVi Ứng VẬT (736 - 830) Và NINH KIỀU HỶ HỘI

HOÀI THƯỢNG HỶ HỘI LƯƠNG XUYÊN CỐ NHÂN
Vi Ứng VẬT (736 - 830)

Giang Hán tằng vi khách
Tương phùng mỗi túy hoàn
Phù vân nhất biệt hậu
Lưu thủy thập niên gian 
Hoan tiếu tình như cựu
Tiêu sơ phát dĩ ban
Hà nhân bất quy khứ
Hoài thượng đối thu san

MỪNG GẶP CỐ NHÂN Ở LƯƠNG XUYÊN TRÊN SÔNG HOÀI
PKT - Mây Tần

Đã từng cùng nhau làm khách ở Giang Hán 
 Nhớ mỗi lần gặp là mỗi lần say 
 Lần cuối chia tay như mây trời tan tác mỗi người mỗi ngả  
 Cũng đã mười năm nước chảy qua cầu  
 Gặp lại tình xưa vẫn vậy  cười vui bao xiết kể 
 Chỉ là ai nấy đầu tóc đã lốm đốm bạc rồi 
Sao ta chẳng rủ nhau trở về  
 Tội chi vẫn còn phải chịu cảnh lênh đênh sông nước ngắm núi thu vàng mà nhớ nhà 

CÔ NHÂN ĐẤT KHÁCH
PKT - Mây Tần 

Cố nhân nơi đất khách
Mỗi gặp mỗi say thôi
Mây nổi từ lần cuối
Mười năm nước chảy rồi
Cười vui tình cố cựu
Đầu bạc cả nào hay
Há chẳng biết về nhỉ
Thu vàng đâu đợi ai

NINH KIỀU  HỶ HỘI

(1) Ninh Kiều găp bạn cũ 
 Thế là phải say thôi 
 Mây nổi từ cách biệt 
Bể dâu những đổi đời 
 Ngậm ngùi tình cố cựu 
 Tóc đều bạc hết rồi 
 Còn được bao năm nữa 
 Sao chưa về rong chơi 
 (PKT)

(2) 35  năm ,một giấc mộng dài 
 Rất tỉnh mà nghe lòng lại say 
 Những tưởng tri âm thành cố hữu 
Nào ngờ đất cũ lại trùng hoan 
Con đường trước mặt còn xa lắm 
Tay lại trong tay thẳng dặm dài 
 (Lê Văn Quới)   

(3) Mấy chục năm rồi một giấc mơ 
Đâu ngờ gặp lại giữa Cần Thơ 
 Đất trời chuyển nhịp đời thơm ngát 
 Cuồn cuộn trường giang sóng động bờ 
 Vẫn muốn trăm năm còn gặp gỡ 
Tình xưa nghĩa cũ ngọt vần thơ 
 Chia tay đâu hẳn là chia biệt 
 Vì đến ngàn năm vẫn đợi chờ  
(Lê Phước Ngiệp)

(4) Nhìn tới nhìn lui Thầy với Thầy 
 Bao năm xa cách bỗng xum vầy 
 Tóc pha sương trắng như hoa tuyết 
 Mắt ướt trao nhau một kiếp này 
 Tay bắt mặt mừng duyên hội ngộ 
 Cùng nhau bia nhẹ cũng nghe say 
 Thầy Trò vui lắm cùng hơi thở 
 Ước nguyện năm sau vẫn gặp Thầy 
 (Vương Thủy Tùng)

5) Chúng tôi đã ghé lại ngôi trường cũ 
 Phan Thanh Giản mây chiều bay ủ rũ 
 Đã gặp lại Phước Nghiệp và Thiện Ngôn 
 Ba lăm năm đã qua vẫn chưa đủ  
Rời Cần Thơ nhưng lòng sao lưu luyến 
 Tôi muốn hôn từng người ,người Cần Thơ 
 Đã cùng tôi trên bến nước mộng mơ 
Bến Ninh Kiều và trường Phan Thanh Giản  
(Võ Hiếu Nghiã ) ,

* viết ngày hôm sau trên đường em Trần Vĩnh Phú lái xe đưa tôi và Nghĩa trở về Sài Gòn  ̣ Nghĩa ơi, không còn lần sau nữa cùng anh , nhưng chúng tôi mừng anh nay đang được rong chơi ở Thiên Đàng rồi ̣ PKT - 11/05/2018) 



PHỤ CHÚ "NINH KIỀU HỶ HỘI" : Từ Hoài Thượng Hỷ Hội , kỷ niệm buổi tối 10/04/2010 họp mặt với Lê Văn Quới ̣ Lê Phước Nghiệp, Lê Nguyễn Thiện Ngôn, Võ Hiếu Nghĩa , Vương Thủy Tùng , và Trần Vĩnh Phú lần đâu tiên, sau hơn 35 năm về Cần Thơ thăm lại trường xưa bạn cũ  ̣ Mấy vần thơ ghi vội sau nửa ly bia :

Tri Khac Pham
Phamid1934@gmail.com
Mai Xuân Thanh xin kính tặng Cựu Giáo Sư Toán thầy Trí Khắc Phạm Cần Thơ qua Hỷ Hội Cố Nhân-PKT như sau :
GẶP LẠI CỐ NHÂN

Người xưa giáo chức gặp đây rồi
Bia bọt hàn huyên mới nhấp thôi
Tan hợp như mây trời gió thổi
Rẽ chia tựa nước lũ bèo trôi
Thân tình cố cựu vui bằng hữu
Quý mến anh em rượu thấm môi

Hẹn mãi đâu còn cơ hội nữa
Rừng phong thay lá mới bồi hồi...

Mai Xuân Thanh
Ngày 06/11/2018
Đỗ  chiêu Đức  Tham gia các phần sau :

1. BẢN CHỮ HÁN CỔ CỦA BÀI THƠ :
   Inline image

 
淮上喜會梁川故人  HOÀI THƯỢNG HỈ HỘI LƯƠNG XUYÊN CỐ NHÂN
   江漢曾為客,        Giang Hán tằng vi khách, 
   
相逢每醉還。        Tương phùng mỗi túy hoàn. 
   
浮雲一別後,        Phù vân nhất biệt hậu, 

   流水十年間。        Lưu thủy thập niên gian. 
   
歡笑情如舊,        Hoan tiếu tình như cựu, 
   
蕭疏鬢已斑。        Tiêu sơ mấn dĩ ban. 
   
何因不歸去?        Hà nhân bất qui khứ ? 
   
淮上對秋山。        Hoài thượng đối thu san. 
             
韋應物                                 Vi Ứng Vật
       Inline image  Inline image
                       Họa ảnh của VI ỨNG VẬT
  2. XUẤT XỨ CỦA BÀI THƠ :
       
  VI ỨNG VẬT vốn có một thời gian làm thị vệ cho vua Đường Huyền Tôn, hiệu là Tam Vệ Lang, nên tung hoành dọc ngang hống hách, vô pháp vô thiên. Sau ông phát chí học hành, từng giữ các chức vụ Huyện Lệnh và Ngự Sử ở đất Giang Hoài, bài thơ nầy ông làm lúc ở Hoài Thượng ( thuộc Hoài Âm Giang Tô ngày nay ), mừng vì gặp lại cố nhân ở Lương Châu. Đây là người bạn mà mười năm trước ông đã quen biết ở vùng Giang Hán.  
 3. GHI CHÚ :
     HOÀI THƯỢNG 
淮上 : Ở bên dòng Hoài Thủy, tức là vùng Hoài Âm Giang Tô hiện nay.
     LƯƠNG CHÂU 
梁州 : tên một châu quận đời Đường, nay thuộc vùng đất phía đông huyện Nam Trịnh tỉnh Thiểm Tây. 
     GIANG HÁN  
江漢 : là con sông chảy ngang Lương Châu.   
     TẰNG 
 : là Đã từng.   
     BA
 : là Đốm, là Vệt. Ở đây chỉ tóc đã lốm đốm bạc.
     HÀ NHÂN 
何因 : là Vì Lí Do Gì ? Vì Nguyên Nhân nào ?
 4. NGHĨA BÀI THƠ :
                   
 MỪNG GẶP CỐ NHÂN LƯƠNG CHÂU Ở HOÀI THƯỢNG 
       Chúng ta đều đã từng làm khách ở đất Giang Hán, mỗi lần gặp mặt nhau đều  " không say không về ". Nhưng rồi, mỗi người đều như đám mây trôi nổi kia phiêu bạt khắp nơi, như dòng nước nọ trôi chảy muôn phương, thoát cái mà đã mười năm trường. Gặp lại đây tay bắt mặt mừng tình vẫn như xưa, chỉ có điều là tóc mai đều đã lốm đốm bạc cả rồi ! Vì lí do gì mà ta chẳng muốn quay về ư  ?  Vì ở đất Hoài Thượng nầy có núi Thu San quá đẹp đã níu lấy chân ta rồi !
                                Inline image
 5. DIỄN NÔM :
    MỪNG GẶP CỐ NHÂN LƯƠNG CHÂU Ở HOÀI THƯỢNG 

                   Giang Hán từng là khách,
                   Gặp nhau " Xỉn " mới cam.
                   Mây trôi người ly biệt,
                   Nước cuốn chốc mười năm.
                   Gặp lại mừng như cũ,
                   Lốm đốm tóc hoa răm.
                   Vì sao còn lưu luyến,
                   Nàng thu giữ bước chân !

     Lục bát :
                 Giang Hán là khách năm xưa,
             Gặp nhau mỗi độ say sưa mới về.
                 Chia tay mây trắng bốn bề,
              Hoa trôi nước cuốn đi về ... mười năm.
                 Gặp nhau mừng rỡ khôn cầm,
              Thoắt mà tóc đã hoa răm mất rồi !
                 Vì sao chưa chịu qui hồi ?
              Núi thu Hoài Thượng bồi hồi giữ chân !
                                                        Đỗ Chiêu Đức
            

1 nhận xét:

Góc Đường Thi : TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo (2)

Góc Đường Thi :                      TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo  (2)                                     Như ta đã biết, trong bài trước《T...