Thứ Tư, 21 tháng 11, 2018

Thói quen không tốt khi tắm

Tắm là một hoạt động rất bình thường, diễn ra hàng ngày giúp chúng ta vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Thế nhưng không phải ai cũng có kiến thức hoặc đôi khi chủ quan dẫn đến những hậu quả đáng tiếc khi tắm như tai biến thậm chí tử vong.
Vậy tắm thế nào để an toàn? Những điều gì cần lưu ý khi tắm?
Những thói quen không tốt khi tắm và tác hại:
- Tắm vào ban đêm: Mùa hè nhiều người chọn tắm vào ban đêm cho mát. Tuy nhiên điều này hoàn toàn sai lầm. Tắm đêm dễ làm bạn bị dính cảm nhiều nhất. Ngoài ra việc tắm đêm dù bạn có sử dụng nước nóng tắm nhưng cũng sẽ vẫn gây ra nhiều tác hại. Nó khiến các tĩnh mạnh giãn ra, huyết áp giảm. Đặc biệt, những người huyết áp thấp, huyết áp không ổn định còn có thể xuất hiện hiện tượng thiếu máu não nghiêm trọng, dẫn đến bất tỉnh, hôn mê, khả năng tử vong là rất cao.

Tắm đêm có hại cho sức khỏe (Ảnh: Internet).
- Để tóc ướt đi ngủ gây ra bệnh đau đầu mãn tính: Một số người thường tắm gội vào ban đêm và đi ngủ với mái tóc chưa khô. Điều đó làm da đầu có nguy cơ nhiễm lạnh. Các mạch máu bị ảnh hưởng, gây cản trở sự lưu thông dẫn đến chứng đau đầu mãn tính. Chưa kể đến việc bạn đi ngủ với cái đầu ướt rất dễ dẫn đến tình trạng bị nấm đầu, ngứa đầu.
- Tắm khi cơ thể mệt mỏi: Nhiều người cho rằng tắm khi cơ thể đang mệt mỏi sẽ giúp bạn lấy lại tinh thần sảng khoái và tỉnh táo hơn. Việc làm này hoàn toàn sai lầm bởi khi mệt mỏi khả năng tuần hoàn máu và lưu thông khí huyết bị giảm mạnh. Khi bạn tắm vào lúc này đặc biệt tắm nước lạnh có thể khiến bạn mệt mỏi hơn và bạn dễ bị cảm lạnh, choáng thậm chí dễ gây ra tử vong. Ngoài ra bạn không nên tắm xà phòng khi cơ thể mệt mỏi bởi lúc đó xà phòng chứa kiềm mạnh. Nếu xâm nhập vào da sẽ càng làm bạn mệt mỏi hơn. Cách tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi để lấy lại sức rồi mới đi tắm.
Không nên tắm khi cơ thể mệt mỏi (Ảnh: Internet).
- Nằm điều hòa ngay sau khi tắm: Việc nhiệt độ hạ thấp đột ngột ngay sau khi tắm sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động lưu thông máu trong cơ thể làm cho máu lên não chậm, không những thế còn ảnh hưởng tới nhịp đập của tim và huyết áp. Đặc biệt với những người có sức khỏe và sức đề kháng yếu, việc nằm điều hòa ngay sau khi tắm rất dễ gây tai biến, ảnh hưởng xấu tới tính mạng do dễ bị cảm lạnh. Thực tế đã chứng minh có rất nhiều trường hợp tắm xong vào bật điểu hòa và giảm nhiệt độ đột ngột sau một lúc cơ thể lạnh cóng, cứng người, khó thở dẫn đến suy hô hấp và khi đưa đến bệnh viện thì đã quá trễ.
- Tắm khi quá no hoặc quá đói: Khi quá no hoặc đói, bạn cũng không nên tắm. Tắm khi no dễ mắc các bệnh về đường ruột, dạ dày. Khi đói lượng đường trong máu xuống mức thấp nhất, dễ bị chóng mặt, thậm chí bị ngất xỉu. Nên tắm sau khi ăn cơm khoảng hai tiếng hoặc trước khi ăn cơm 1 tiếng.
- Tắm sau khi uống rượu bia: Rượu bia chứa nhiều chất kích thích vì thế dễ làm ức chế hoạt động của gan, tiêu hao một lượng lớn chất glucose trong cơ thể. Tắm ngay sau khi uống rượu bia sẽ khiến đường huyết không được bổ sung kịp thời, làm cho huyết quản bị co vào, dẫn đến cảm lạnh. Nguy hiểm hơn điều này còn có thể gây vỡ mạch máu, ảnh hưởng xấu đến tính mạng. Rất nhiều trường hợp tắm sau khi uống rượu bia dẫn tới huyết áp tăng cao dẫn tới bị đột quỵ.

Không nên tắm sau khi uống rượu bia (Ảnh: Internet).
- Tắm gội từ đầu xuống chân: Trình tự tắm gội chuẩn như sau: Rửa mặt, tắm toàn thân và gội đầu. Nếu là mùa đông thì có thể dùng nước ấm dội vào bàn chân trước để cơ thể thích nghi nhanh với nhiệt độ môi trường. Không nên gội đầu xong mới tắm vì khi đó khiến các mạch máu trên đầu khó lưu thông vì sự chênh lệnh nhiệt độ đột ngột, có thể gây choáng váng.
Cần tránh dội nước từ đầu xuống chân khi tắm (Ảnh: Internet).
Tắm thế nào để an toàn?
- Từ sau 23 giờ là thời điểm bạn đặc biệt không nên tắm, nhất là vào mùa đông.
- Giấc ngủ thường đến khi nhiệt độ cơ thể xuống thấp hơn bình thường một chút. Việc tắm nước nóng làm tăng nhiệt độ cơ thể, trì hoãn não tiết ra hormon gây buồn ngủ. Do đó, bạn nên tắm bằng nước ấm trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ để không ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
- Khi quá no hoặc đói, bạn cũng không nên tắm. Nên tắm sau khi ăn cơm khoảng hai tiếng hoặc trước khi ăn cơm 1 tiếng.
- Nếu không thể tắm bằng nước ấm cách hai giờ trước khi đi ngủ, vào mùa hè bạn có thể dùng khăn lạnh chườm đầu khoảng năm phút để hạ nhiệt độ cơ thể xuống mức bình thường. Như vậy, bạn sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
Nên tắm vào buổi sáng (Ảnh: Internet).
- Thời điểm tắm thích hợp nhất là buổi sáng, sau khi tập thể dục và chỉ tắm khi đã ráo mồ hôi (sau ít nhất một giờ). Mùa hè, bạn cũng chỉ nên tắm tối đa 2 lần/ngày, 15-20 phút/ lần.
- Không nên dội nước thẳng từ đầu xuống chân để tránh bị đột quỵ. Bạn nên xối nước vào hai chân, hai tay rồi mới đến toàn bộ cơ thể.
- Sau khi tắm cần lau khô người và sấy tóc ngay để tránh cơ thể nhiễm lạnh.
- Không ra gió ngay khi vừa tắm xong.
- Tắm trong thời gian quá lâu, da chúng ta sẽ bị mất nước dẫn đến cơ thể mệt mỏi, vì vậy vào mùa đông, bạn chỉ cần tắm 5-10 phút dưới vòi hoa sen là đủ.
- Nhiệt độ nước quá cao sẽ phá vỡ chất dầu trên da, gây nở lỗ chân lông, giãn huyết quản, tăng thêm gánh nặng cho tim. Do đó, nhiệt độ tắm thích hợp nhất vào mùa đông cho chúng ta là từ 24-29 độ.
Tắm gội hàng ngày là việc bình thường nhưng chúng ta cũng nên trang bị những kiến thức cơ bản để giúp cho bản thân được an toàn. Một cơ thể khỏe mạnh sảng khoái sẽ giúp chúng ta tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn nhất./.
(Nguồn: Sưu tầm và tổng hợp)
(Hoa Huỳnh chuyển)

1 nhận xét:

TRÊN ĐỈNH HẠ BUỒN,CÁNH DIỀU THÁNG BA - Thơ MP.Trường Giang Thủy

TRÊN ĐỈNH HẠ BUỒN   Vẫn còn trên đỉnh ưu phiền, Nụ cười của kẻ láng giềng năm xưa. Tháng tư mong mỏi cơn mưa, Xóa nhòa ký ...