Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2018

Làm thế nào để tự kiểm tra kinh lạc có được khai thông hay không?


Thiên Kinh biệt sách Linh khu viết: “Con người có 12 kinh mạch, khỏe mạnh bình an hay đau ốm bệnh tật đều bắt nguồn từ đó cả”. Vì vậy, giữ cho kinh lạc được thông suốt là điều kiện cần để cơ thể được khỏe mạnh.
Kinh lạc là đường thông đạo vận hành khí huyết, liên lạc tạng phủ với bên ngoài và toàn thân, điều khiển các chức năng của cơ thể. Đông y giảng “Thông tắc bất thống, thống tắc bất thông” (mạch thông thì không đau, đau tức là mạch không thông). Bệnh lý học Y học cổ truyền cho rằng, kinh lạc phản ánh bệnh. Bất kỳ sự bất thường nào của nó cũng đều được thể hiện ra bên ngoài thông qua những hội chứng tương ứng.
Kinh lạc còn có chức năng kiểm soát hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể và được dùng để chẩn trị các loại bệnh tật. Trong điều kiện bình thường, mọi chức năng như hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, trao đổi chất, v.v đều do hệ thống này quản lý. Khi cơ thể bị bệnh, nó vừa có tác dụng phản ánh vừa được dùng để chữa trị.
Khí huyết ngưng trệ sẽ gây nên các thực chứng như: Đỏ, sưng, nóng, đau (còn những biểu hiện như tê bại cục bộ, da dẻ khô nhăn, suy yếu chức năng… là thuộc về chứng hư). Khi kinh lạc không đủ dương khí sẽ sinh ra chứng sợ lạnh, kỵ rét (dương hư tắc hàn). Còn khi kinh lạc không đủ âm khí mà dương khí quá mạnh sẽ khiến tay chân nóng sốt, tâm trạng bực bội (âm hư nội nhiệt) hoặc sốt toàn thân. Tóm lại, các chứng hư, thực, hàn, nhiệt đều bắt nguồn từ tình trạng mạnh, yếu của khí huyết âm dương trong kinh lạc. Vậy làm sao để tự kiểm tra kinh lạc của mình có thông suốt hay không?


Ảnh minh họa: read01.com

Cách tự kiểm tra kinh lạc có thông hay không

1. Véo bắp thịt
Phương pháp kiểm tra đơn giản nhất là véo các bắp thịt của mình xem có đau không, nhất là ở Tam tiêu (Theo y học cổ truyền, vùng ngực bụng tương ứng với Tam tiêu (Tam tiêu là 1 phủ trong 6 phủ: Vị, Đởm, Đại trường, Tiểu trường, Tam tiêu và Bàng quang. Chữ Tiêu ở đây nghĩa là đứng đầu, là to lớn, Tam tiêu là ba khoang rỗng trong cơ thể con người gồm có: thượng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu, bên trong khoang này là các tạng phủ) và Tiểu trường kinh, hoặc phần thịt ở bắp đùi. Đây là các vị trí có thể nhìn thấy và cảm nhận được rõ nhất.

2. Kiểm tra máu có đi qua hay không


Dùng một tay nắm vào cổ tay kia để tự kiểm tra xem máu có lưu thông không (Ảnh: revistashape.com.br)

Dùng một bàn tay nắm thật chặt và cổ tay kia khoảng 1 phút. Nếu khi nắm chặt vị trí bị nắm dần dần chuyển từ đỏ sang trắng, và khi bỏ tay ra ngược lại biến từ màu trắng thành đỏ là biểu hiện kinh lạc thông suốt.
3. Xoa vào huyệt Bát liêu
Những người chưa từng làm bấm huyệt massage, kinh lạc cơ bản đều không thông, không những biểu hiện là cảm giác máu không lưu thông khi ấn vào động mạch ở đùi, còn không có cảm giác nóng ở chân khi xoa vào huyệt Bát liêu. Khi xoa vào huyệt đạo này, phần lớn chỉ nóng ở mông, tốt hơn một chút thì có thể nóng ở đầu gối, có thể nóng tới chân mới là tốt nhất. Cách thực hiện là dùng lòng bàn tay xoa vào huyệt Bát liêu (Có 8 huyệt ở bên cạnh xương cùng).
4. Bụng lõm xuống khi nằm thẳng
Bụng là vị trí tập chung rất nhiều kinh lạc, vậy ‘bụng khỏe’ là gì? Đầu tiên là nắm cổ tay không đau, tiếp theo là bụng cần lõm xuống (Khi nằm thẳng, có thể hiện ra xương sườn, đổ chút nước lên trên cũng không bị chảy). Đả thông các kinh lạc ở vùng bụng chủ yếu bằng massage và cạo gió.

Nếu sau khi thực hiện các phương pháp trên và phát hiện kinh lạc không thông phải làm thế nào?

1. Xoa nhẹ vành tai để thông Thận khí
Dùng hai bàn tay nắm lại, dùng ngón cái và ngón trỏ vuốt nhẹ vành tai từ trên xuống dưới cho tới khi xung huyết và nóng lên ở vị trí này là được. Theo Trung y, các điểm trên tai có liên kết chặt chẽ với những cơ quan nội tạng của cơ thể. Tác động tai đúng cách sẽ “chữa bệnh” cho những cơ quan này một cách dễ dàng, hiệu quả. Y học cổ truyền nhìn nhận, tinh khí của toàn thân sau khi được các tạng khí thu thập đều lưu trữ tại Thận tạng, mà Thận khai khiếu ở tai, cũng là nơi tập các huyệt vị của toàn thân. Massage vị trí này không những có thể kiện Thận mà còn khai thông huyệt vị toàn thân.

2. Chải đầu thúc đẩy tuần hoàn máu
Dùng tay hoặc lược gỗ chải từ trước trán ra phía sau đầu, từ hai bên thái dương lên đỉnh đầu, khoảng 50 tới 100 lần, thực hiện buổi sáng sớm là tốt nhất. Theo Đông y, các kinh lạc toàn thân đều hội tụ trên đầu, khi chải tóc cũng có tương đồng với việc kích thích như châm cứu tới gần 50 huyệt vị của cơ thể bao gồm huyệt Mi Xung, Thông Thiên, Bách Hội, Ấn Đường, Ngọc Chẩm, Phong Trì… không những giúp bạn tăng cường tuần hoàn máu ở da đầu mà còn có nhiều công dụng như khơi thông kinh khí, dưỡng mạch máu, giảm mệt mỏi, cải thiện chức năng thần kinh, có lợi cho giấc ngủ…


3. Làm tăng nhiệt độ cơ thể là phương pháp khai thông kinh lạc hiệu quả nhất

Khi trong cơ thể hành lạnh ẩm ướt liên tục, những kinh lạc và mạch máu trong cơ thể sẽ bị co lại, mô và cơ bắp cũng bị chai cứng. Nếu áp dụng các biện pháp trị liệu như châm cứu, bấm huyệt, massage… để điều trị hiệu quả rất nhỏ, hơn nữa chỉ có thể thuyên giảm tạm thời, tỷ lệ tái phát rất cao. Nếu gặp tình trạng này, cần đồng thời học các phương pháp làm tăng nhiệt độ cơ thể, loại bỏ hàn lạnh mới làm cơ thể hoàn toàn loại bỏ lạnh cóng, kinh lạc mới có thể lưu thông.

4. Châm cứu, bấm huyệt
Châm cứu và massage có thể khai thông hai mạch Nhâm Đốc và 12 đường kinh chính. Các phương pháp dưỡng sinh từ thời cổ đại đều nhìn nhận, kích thích, massage hoặc châm cứu vào ba huyệt vị quan trọng là huyệt Hợp cốc, Nội quan, Túc tam lý chính là bí quyết quan trọng và đơn giản nhất để khai thông kinh lạc và dưỡng sinh giữ gìn sức khỏe. Hợp cốc có thể phòng ngừa các bệnh ở mặt mũi và ngũ quan. Huyệt Nội quan có thẻ hỗ trợ phòng ngừa các bệnh về tim mạch. Huyệt Túc tam lý có thể phòng ngừa các bệnh ở lục phủ ngũ tạc đặc biệt rất hiệu quả đối với các bệnh thuộc hệ tiêu hóa.

5. Ngồi tư thế liên hoa tăng hoạt động của dây chằng


Ngồi thiền tư thế liên hoa có thể khai thông kinh lạc (Ảnh: ml.bldaily.com)

Tư thế kiết già (hay còn gọi là tư thế liên hoa) có thể luyện gân cốt và khai thông kinh lạc cơ thể. Để ngồi được kiết già, ban đầu ngồi xếp bằng tự nhiên, dùng hai bàn tay nắm bàn chân phải từ từ gấp chân lại và đặt bàn chân lên đùi trái, gót chân ép sát bụng, lòng bàn chân ngửa lên trời. Kế tiếp, dùng hai bàn tay nắm bàn chân trái gấp lại, đặt bàn chân trái lên đùi phải, kéo nhẹ gót chân vào sát bụng, bàn chân ngửa lên trời. Hai tay đặt lên đầu gối trái nhẹ nhàng vận động ngồi thẳng và gập xuống để tiếp xúc với mặt đất rồi đổi tay đặt sang chân trái. Kiên trì thực hiện có thể tăng cường hoạt động cho dây chằng, đả khai kinh lạc huyết mạch toàn thân được lưu thông.

Theo Kknews
Kiên Định biên dịch

1 nhận xét:

AI-Ngu Yên Chuyển Ngữ : Seemi PhD: A.I. định hình tương lai văn học 2024 như thế nào?

  Trong thời đại mà công nghệ dường như phát triển trong chớp mắt, thế giới văn học có thể tỏ ra tương đối tĩnh lặng, một thiên đường truyền...