Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2018

Hơn 20.000 người Việt chết vì ung thư phổi mỗi năm, con trai chết vì bị hút thuốc lá thụ động từ bố

  Từ Bình Luận Án: 

 Pháp luật từ lâu quy định cấm hút thuốc lá nơi công cộng. Nhưng hiện nay vẫn còn rất nhiều vị đàn ông vô tư phả khói phì phì vào người khác trong quán cà phê, nơi ăn uống ... Các vị đang "giết người" một cách thiếu ý thức và rất đáng lên án. 



Tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 23.667 ca ung thư phổi mới phát hiện và 20.170 người tử vong do bệnh này. Đây là số liệu được công bố tại Hội nghị ung thư Việt - Pháp tổ chức ngày 7/11/2018 tại Hà Nội.


Theo giáo sư Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K, ung thư phổi là loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới ở cả hai giới. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 2,09 triệu ca mới mắc và 1,76 triệu người tử vong do ung thư phổi.

Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 23.667 ca mới mắc. Bệnh này giết chết hơn 20.000 người một năm. Vì thế, vấn đề nâng cao kiến thức về dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán và điều trị ung thư phổi hết sức quan trọng.

Phó giáo sư Lê Văn Quảng, Phó Giám đốc Bệnh viện K cho biết trước đây ung thư phổi đứng hàng đầu trong các bệnh ung thư nam giới. Năm 2018, ung thư phổi xếp thứ 2 sau ung thư gan do số ca ung thư gan gia tăng.

Điều đáng nói, là ngay cả trẻ em cũng có thể mắc phải ung thư phổi do bị "hút thuốc lá tự động". Tức là bố trong nhà hút thuốc, con hít phải khói thuốc và bị ... ung thư phổi! 

Phó giáo sư Quảng khẳng định, gần như tất cả trường hợp mắc ung thư phổi đều liên quan đến hút thuốc lá. Với trẻ em, phụ nữ không hút thuốc trực tiếp nhưng lại chịu tác động của khói thuốc thụ động. "Lứa tuổi mắc ung thư phổi thường ngoài 50, một số trường hợp trẻ tuổi. Ca trẻ nhất là thiếu niên 15 tuổi tử vong sau 2 năm điều trị. Bệnh nhi thường xuyên phải tiếp xúc với khói thuốc thụ động do trong gia đình có người hút thuốc".

Ngày nay y học có rất nhiều tiến bộ trong điều trị ung thư phổi. Trong điều trị nội khoa, hóa chất có nhiều phác đồ mới, mang lại kết quả khả quan, đặc biệt là điều trị đích, điều trị miễn dịch. Có những bệnh nhân giai đoạn muộn, dùng phương pháp điều trị đích, đột biến gen kéo dài cuộc sống, có người sống 5-6 năm.

Tuy nhiên, theo các bác sĩ, để phát hiện sớm ung thư phổi vẫn còn nhiều khó khăn, bởi ung thư phổi tiến triển nhanh, giữa hai lần chụp X-quang cách nhau 6 tháng khối u đã tiến triển rất khác. Do vậy việc phát hiện sớm rất khó khăn. Ước tính 2/3 số bệnh nhân điều trị ung thư phổi tại Bệnh viên K đến viện khi đã ở giai đoạn muộn, với các triệu chứng rất rõ ràng như đau ngực, ho, khó thở... Trường hợp này không thể can thiệp bằng phương pháp điều trị sớm là phẫu thuật mà chỉ có thể xạ trị, hóa chất, điều trị miễn dịch.

Phó giám đốc Lê Văn Quảng khuyến cáo, tuổi ngoài 50, cứ khoảng 6 tháng đến một năm, nam giới cần tầm soát ung thư phổi một lần. Đặc biệt với người hay hút thuốc lá, thuốc lào nhiều nên đi tầm soát sớm hơn.

Năm 2018, cả nước ghi nhận 164.671 ca mắc mới ung thư, 114.871 trường hợp tử vong do ung thư. Hơn 300.000 người đang sống chung với bệnh ung thư. Phần lớn người bị bệnh ung thư ở Việt Nam khám và điều trị ở giai đoạn muộn nên việc điều trị càng khó khăn và tốn kém.

........

Con 5 tuổi bị ung thư phổi nghi hút thuốc lá thụ động từ bố

Bệnh ung thư phổi có dấu hiệu trẻ hoá. Tại các cơ sở y tế đã ghi nhận nhiều ca bệnh có tuổi đời dưới 30 tuổi. Trong đó, bệnh nhân phát hiện mắc ung thư phổi trẻ nhất các bác sĩ gặp khi mới 15 tuổi. 

Bệnh nhân này đến viện khám trong tình trạng ho kéo dài điều trị kháng sinh không đỡ, kèm theo khó thở, sút cân... Kết quả thăm khám lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh cho thấy bệnh nhân có khối u ở phổi phải. Khai thác tiền sử bệnh nhân, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có liên quan đến khói thuốc lá và nghi ngờ bị ung thư phổi do hút thuốc lá thụ động từ bố là người nghiện thuốc và thường hút trong nhà.




Nguồn: Vnexpress & NLĐ

1 nhận xét:

VUI : ST Trên Mạng : BÊN NÀO CŨNG ĐƯỢC

Trong 1 trận bóng đá, trên khán đài, một cổ động viên gào to: "Chơi cùi chỏ gãy hết răng bọn nó đi". Người ngồi kế bên thắc mắc : ...