Thứ Tư, 19 tháng 6, 2019

Cuộc chiến chống lại chính sách Trung Quốc hóa của Mông Cổ (Nghiên Cứu Quốc Tế )

Biên dịch: Hoàng Tuấn Thịnh

Ngay sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tuyên bố độc lập, Mao Trạch Đông đã tiến hành chính sách Trung Quốc hóa người Mông Cổ và bắt đầu thực thi nhiều hành động chống lại nền độc lập của Mông Cổ.
Lãnh tụ Mông Cổ lúc đó là  Khorloogiin Choibalsan nói với Yumjaagiin Tsedenbal rằng, “dã tâm của Trung Quốc đối với Mông Cổ là không bao giờ thay đổi, nhưng vì thông lệ ngoại giao, chúng ta sẽ gửi điện mừng cho họ”.  Vì vậy, Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ đã gửi điện mừng nhân ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tại Bắc Kinh, khi tiếp đoàn đại biểu Chính phủ Mông Cổ do Yumjaagiin Tsedenbal dẫn đầu, Mao Trạch Đông nói: “Trung Quốc đã áp bức Mông Cổ trong nhiều thế kỷ”. Yumjaagiin Tsedenbal lập tức đáp lại: “Người Mông Cổ chúng tôi cũng áp bức, làm khổ nhân dân Trung Quốc trong nhiều năm (ám chỉ việc Thành Cát Tư hãn và hậu duệ của ông đô hộ Trung Quốc gần 100 năm – ND); vấn đề này chúng ta không nên bàn luận nữa, nó có thể làm tất cả chúng ta đi lạc hướng; chúng ta cần phải nhìn về phía trước, hợp tác để cùng nhau phát triển”.
Đúng vậy, linh cảm của  Khorloogiin Choibalsan đã đúng, chỉ mấy năm sau sự lo ngại đó đã được kiểm chứng. Cuối những năm 1950, rạn nứt trong quan hệ Mông Cổ – Trung Quốc xuất hiện, người Trung Quốc bắt đầu lợi dụng niềm tự hào tộc của người Mông Cổ. Đầu những năm 1950, người Trung Quốc rầm rộ triển khai công trình xây dựng lăng mộ của Thành cát Tư hãn ở khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc (nơi Thành cát Tư hãn mất). Nhà văn, Viện sỹ Mông Cổ TS. Damdinsuren đã đến tận nơi xem công trình đồ sộ này. Cách mạng Trung Quốc mới giành được thắng lợi, bao nhiêu vấn đề trong nước chưa được giải quyết và phải nhận viện trợ của Liên Xô, nhưng Trung Quốc lại khẩn trương xây lăng mộ của Thành cát Tư hãn ở khu tự trị Nội Mông với ý đồ tạo ảnh hưởng đối với những người Mông Cổ.
Năm 1960, Yumjaagiin Tsedenbal mời Chu Ân Lai, nhân vật số 2, tương đối ôn hòa của Trung Quốc sang thăm, đồng thời tháp tùng đến thăm khu di tích lịch sử Kharkhorum, cố đô của Mông Cổ. Nhân dịp này, Yumjaagiin Tsedenbal nói với Chu Ân Lai: “Khi Mông Cổ bị nhà Thanh đô hộ, để ru ngủ người dân Mông Cổ đang cầm vũ khí chống lại triều đình, nhà Thanh đã dùng mánh khóe tuyên bố biến cố đô Kharkhorum trở thành Trung tâm Phật giáo”. Chu Ân Lai tán thành ý kiến này của Yumjaagiin Tsedenbal và đáp lại: “Đúng vậy, thời kỳ đó, triều đình Mãn Thành luôn thực hiện chính sách như vậy khắp mọi nơi”.

Sau chuyến thăm Mông Cổ của Chu Ân Lai, Chính phủ Mông Cổ cho phép 10 nghìn công nhân Trung Quốc sang làm việc, xây dựng các công trình không những ở thủ đô Ulan Bato mà còn ở khắp mọi miền đất nước Mông Cổ. Thế rồi, năm 1973, người Mông Cổ đã đào được một miếng sắt ở độ sâu một mét, trên đó khắc dòng chữ Hán “Đây là lãnh thổ của Trung Quốc” tại một khu vực rộng lớn phía Đông Mông Cố, cách sông Khalkh không xa. Đây được coi là hành động của các đặc nhiệm của Trung Quốc với mục đích, khi Trung Quốc và Mông Cổ xảy ra tranh chấp về lãnh thổ ở khu vực này thì miếng sắt này sẽ là chứng cứ để Trung Quốc đưa ra sử dụng để đòi hỏi về lãnh thổ với Mông Cổ. Các công nhân Trung Quốc ồ ạt sang Mông Cổ từ năm 1957 và làm việc ở đây cho đến năm 1964. Trong khoảng thời gian này, người Trung Quốc không phải xây dựng mà là hoạt động phá hoại ở Mông Cổ.
Trên thực tế, cơ quan an ninh của Mông Cổ đã phát hiện chính 10 nghìn công nhân Trung Quốc đều là quân nhân. Tất cả họ được một vị tướng mặc áo bông màu xanh chỉ huy. Khi cần thiết, các công nhân Trung Quốc sẽ gây bạo loạn có tổ chức để gây khó khăn đối với Mông Cổ. Tất cả các công trình do công nhân Trung Quốc giúp đỡ, tham gia xây dựng đều kèm theo sự độc hại. Người Trung Quốc xây dựng nhà máy thủy tinh ở quận Nalaikh cho thấy, các trang thiết bị của nhà máy đều là máy móc cũ được sơn lại trông như mới. Chỉ sau 02 năm hoạt động, toàn bộ máy móc bị hư hỏng hoàn toàn, buộc Mông Cổ phải thay toàn bộ trang thiết bị hoàn toàn mới nhờ sự giúp đỡ của Ba Lan.

Trung Quốc đã xây dựng nhà máy nhiệt điện có công suất 04 nghìn ki-lô oát tại thành phố Xukhê Bato nhưng cũng chỉ hoạt động được 02 năm thì ngừng hẳn, buộc Mông Cổ phải thay thế trang thiết bị hoàn toàn mới nhờ sự giúp đỡ của Tiệp Khắc. Cuối những năm 1950, quan hệ Mông Cổ – Trung Quốc bắt đầu xấu đi, người Trung Quốc bắt đầu tung tin, vu khống chống lại Mông Cổ. Trung Quốc rêu rao, gia đình hai vợ chồng chăn nuôi gia súc Mông Cổ chỉ có mỗi chiếc quần, luân phiên nhau mặc chiếc quần đó. Ở Mông Cổ, luôn xảy ra tình trạng, trên cánh cửa căn hộ của các Bộ trưởng và quan chức cấp cao Mông Cổ có ai đó bí mật dán mảnh giấy, trên đó viết bằng tiếng Nga “Hãy loại bỏ Yumjaagiin Tsedenbal, thủ lĩnh gia súc của Liên Xô” .
Yumjaagiin Tsedenbal đã gặp những người Trung Quốc chạy khỏi “Cuộc cách mạng văn hóa”, sử dụng họ để chống lại đặc vụ của Trung Quốc đang hoạt động ở Mông Cổ. Khi đi thăm các nông trường, Yumjaagiin Tsedenbal thường gặp những người Trung Quốc và hỏi họ có hay nghe đài phát thanh từ Bắc Kinh không, thì được các công nhân Trung Quốc đều trả lời rằng, “nghe để làm gì, chúng tôi cần phải làm việc để nuôi con em mình”.
Trong hai năm 1955 – 1956, để bình thường quan hệ Mông Cổ – Trung Quốc, phía Mông Cổ đã rút các binh lính biên phòng của mình, đưa các nhân viên dân sự đến các cửa khẩu biên giới hai nước. Thế nhưng, quan hệ hai nước lại căng thẳng, giữa những năm 1960, Mông Cổ lại đưa binh lính biên phòng trở lại dọc theo biên giới dài 4.700 km tiếp giáp với Trung Quốc. Các đặc vụ của Trung Quốc lại ồ ạt thâm nhập Mông Cổ, họ đều là những người Nội Mông, Trung Quốc. Họ có nhiệm vụ sang định cư tại Mông Cổ, núp dưới danh nghĩa tìm kiếm người thân, kiếm công ăn việc làm nhằm xây dựng lòng tin đối với người dân bản địa. Trong trường hợp chiến tranh xảy ra với Liên Xô và Mông Cổ, thì chính những đặc vụ này có nhiệm vụ hàng đầu là phải phá hủy các công trình, như: các nhà máy nhiệt điện, các trạm tải điện, các cầu đường, các công trình sản xuất quan trọng,… Kế hoạch được đặt ra là làm nổ tung các công trình quan trọng của Mông Cổ trong ngày đầu tiên khi chiến tranh xảy ra. Các cơ quan an ninh Mông Cổ cũng đã tìm thấy danh sách các quan chức Mông Cổ cần phải thủ tiêu từ tài liệu tình báo của Trung Quốc. Vì vậy, không còn con đường nào khác, Yumjaagiin Tsedenbal ngày càng gắn bó mật thiết với Liên Xô./.
Nguồn bài gốc tiếng Mông Cổ: Ю.Цэдэнбалын хятадчилах бодлогын эсрэг хийсэн тэмцэл

1 nhận xét:

Tạp Ghi và Phiếm Luận: Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ (Dỗ Chiêu Đức)

  Tạp Ghi và Phiếm Luận :                Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ                                       Ăn x ổi  ở th ì,...