2+2=4; 4+4=8; 8+8=16; và: 9+9=19.
Ngay lập tức, các đệ tử nhao nhao lên:
- Thầy ơi, thầy tính sai một
phép tính rồi; sao lại: 9+9=19???
Vị Sư già ngẩng đầu lên, ôn tồn chậm rãi nói:
- Đúng thế, mọi người đều nhìn thấy rất rõ, phép tính này ta đã tính sai rồi. Nhưng 3 phép tính trước tính đúng, tại sao không có một ai khen ta mà chỉ nhìn thấy và lập tức chỉ ra phép tính sai của ta?
Đạo lý 100 - 1 = 0 là gì?
Làm người cũng vậy, khi bạn đối xử tử tế với người khác 10 lần, họ có thể cũng chẳng nhớ, nhưng chỉ 1 lần bạn làm họ phật ý, họ sẽ nhớ rất lâu và có thể phủ nhận hoàn toàn những điều tốt đẹp mà bạn dành cho họ.
Đó chính là đạo lý 100 – 1 = 0. Một trăm điều tốt chỉ sơ sót 1 sẽ không còn chi.
Người xưa có câu: "Cho một bát gạo thành ân nhân, cho một bao gạo thành kẻ thù". Có những người đã quen với việc được cho mà dễ dàng quên ơn huệ.
Không phải ai ai cũng hiểu được hai chữ "độ lượng"!
Cho dù bạn sở hữu cả chục cái tốt cái hay nhưng chỉ cần có một cái không tốt, nó sẽ là cái cớ để xóa sạch sẽ mọi cố gắng, nỗ lực của bạn. Cho nên, dù bạn dốc hết tâm huyết ra vì người khác, nhưng chỉ một việc không đúng, bạn sẽ trở thành tội đồ trong mắt họ.
Trong cuộc sống này có một số người, bạn giúp họ cả trăm lần họ không có được một lời cảm ơn. Nhưng chỉ một lần không giúp, họ quay ra hận bạn. Bao nhiêu cố gắng nỗ lực bỏ ra vì người khác, thứ bạn nhận lại được không phải là sự chân thành mà chỉ là nỗi cay đắng.
Nhưng thôi, thói đời là thế! Những ai chấp nhận được thói đời người đó sẽ giàu có thêm lòng độ lượng và thanh thản. Chê bai, oán trách đời thì mọi thứ vẫn không khác đi mà không gian tâm thức mình ngày càng thu hẹp lại?
Vị Sư già ngẩng đầu lên, ôn tồn chậm rãi nói:
- Đúng thế, mọi người đều nhìn thấy rất rõ, phép tính này ta đã tính sai rồi. Nhưng 3 phép tính trước tính đúng, tại sao không có một ai khen ta mà chỉ nhìn thấy và lập tức chỉ ra phép tính sai của ta?
Đạo lý 100 - 1 = 0 là gì?
Làm người cũng vậy, khi bạn đối xử tử tế với người khác 10 lần, họ có thể cũng chẳng nhớ, nhưng chỉ 1 lần bạn làm họ phật ý, họ sẽ nhớ rất lâu và có thể phủ nhận hoàn toàn những điều tốt đẹp mà bạn dành cho họ.
Đó chính là đạo lý 100 – 1 = 0. Một trăm điều tốt chỉ sơ sót 1 sẽ không còn chi.
Người xưa có câu: "Cho một bát gạo thành ân nhân, cho một bao gạo thành kẻ thù". Có những người đã quen với việc được cho mà dễ dàng quên ơn huệ.
Không phải ai ai cũng hiểu được hai chữ "độ lượng"!
Cho dù bạn sở hữu cả chục cái tốt cái hay nhưng chỉ cần có một cái không tốt, nó sẽ là cái cớ để xóa sạch sẽ mọi cố gắng, nỗ lực của bạn. Cho nên, dù bạn dốc hết tâm huyết ra vì người khác, nhưng chỉ một việc không đúng, bạn sẽ trở thành tội đồ trong mắt họ.
Trong cuộc sống này có một số người, bạn giúp họ cả trăm lần họ không có được một lời cảm ơn. Nhưng chỉ một lần không giúp, họ quay ra hận bạn. Bao nhiêu cố gắng nỗ lực bỏ ra vì người khác, thứ bạn nhận lại được không phải là sự chân thành mà chỉ là nỗi cay đắng.
Nhưng thôi, thói đời là thế! Những ai chấp nhận được thói đời người đó sẽ giàu có thêm lòng độ lượng và thanh thản. Chê bai, oán trách đời thì mọi thứ vẫn không khác đi mà không gian tâm thức mình ngày càng thu hẹp lại?
Nửa đời
người khi tỏ ngộ
Phân trần sai, đúng mà chi!
Thế gian mọi điều tương đối
Tình ta độ lượng nhu mì.
Phân trần sai, đúng mà chi!
Thế gian mọi điều tương đối
Tình ta độ lượng nhu mì.
(Theo Như Nhiên Thích Tánh Tuệ)
Có một
câu chuyện khác kể rằng: Một đôi vợ
chồng trẻ vừa dọn đến ở trong một
khu phố mới. Sáng hôm sau, vào lúc hai vợ chồng ăn
điểm tâm, người vợ thấy bà hàng xóm giăng tấm vải trên
giàn phơi. Cô vợ thốt lên:
- "Tấm vải bẩn thật. Bà
ấy không biết giặt, có
lẽ bà ấy cần một loại xà
phòng mới thì giặt sẽ sạch hơn".
Người chồng nhìn cảnh ấy nhưng vẫn lặng im. Thế
là, vẫn cứ lời bình
phẩm ấy thốt ra từ miệng cô
vợ mỗi ngày, sau khi nhìn thấy bà
hàng xóm phơi đồ trong sân.
Một
tháng sau, vào một buổi sáng, người
vợ ngạc nhiên vì thấy tấm vải của bà hàng xóm rất sạch, nên cô nói với chồng:
"Anh nhìn kìa! Bây giờ bà ấy đã biết
cách giặt tấm vải rồi. Ai đã dạy
bà ấy thế nhỉ?"
Người chồng đáp:
- "Không
phải vậy đâu. Sáng nay anh dậy sớm và đã lau kính cửa sổ nhà mình đấy!". Người vợ nghe chồng
nói vậy làm thinh.
Thực
ra mỗi người trong chúng ta, ai cũng đều giống như cô vợ
trong câu chuyện kia. Chúng ta đang nhìn đời,
nhìn người qua lăng kính loang lổ
những vệt
màu của cảm
xúc, bám dày lớp bụi
bặm của
thành kiến và những
kinh nghiệm thương
đau của chính mình. Chúng ta trở
nên phán xét, bực dọc
và bất an trước
những gì mà tự
mình cho là "lỗi lầm
của người
khác".
Một
điều dễ nhận diện là khi tâm trạng vui vẻ, chúng ta nhìn ai
cũng thấy dễ chịu, gặp chuyện
gì cũng dễ thứ tha. Chúng ta có thể mỉm cười trước những trò nghịch
ngợm của lũ trẻ, đủ khoan thứ
để nhẫn nại một lời nói
khó nghe, những chuyện tưởng chừng khó chấp
nhận, thì chúng ta cũng dễ dàng thỏa
hiệp. Những lúc ấy,
dường như cả thế giới đều trở nên
hòa ái, mọi chuyện trôi qua một
cách nhẹ nhàng.
Vậy
mà, chỉ cần một chút
lo lắng dâng lên trong lòng, những muộn
phiền về quá khứ, nỗi sợ hãi về tương lai
sẽ lập tức khiến cho cái thế
giới vốn đang đẹp đẽ nhường
kia liền biến thành một
chốn đầy những chuyện xấu xa,
phiền phức. Khi ấy
những tiếng hò hét cười
đùa của lũ trẻ sẽ trở thành những
âm thanh khó chịu, một lời nói
không vừa ý dễ dàng khiến
cho ta sân giận hoặc tổn thương, những
chuyện nhỏ mà lúc bình thường không đáng bận tâm, bỗng trở
thành một nỗi phiền não
quá sức chịu đựng.
Kỳ thực, không phải là thế giới có vấn đề, hay
người khác quá sai quấy, mà vấn
đề nằm chính ngay nơi cái tâm của ta. Khi nhìn đời
bằng cái tâm có vấn
đề, mang đầy
những cảm
xúc và thành kiến tiêu cực,
thì chúng ta thấy ai cũng thành sai quấy,
đụng chuyện
gì cũng hóa tổn thương.
Chúng ta luôn có hai xu hướng: nhìn những
thứ mình thích, những người
mình thương với cặp mắt kính màu hồng;
và ngược lại, nhìn những
việc mình không muốn, những
người mình không ưa bằng chiếc kính tiêu cực
màu đen.
Do thói quen phóng đại mọi ưu điểm của những người mình thích, họ trở nên quá lung linh, quá
tuyệt vời trong cảm nhận của
chúng ta. Mỗi lời họ nói,
mỗi việc họ làm đều khiến
chúng ta xem là chân lý, ngay cả lúc họ sai, chúng ta cũng khó lòng nhìn nhận cho thông suốt. Ví như những cặp đôi
khi mới yêu nhau, thì riêng đối với họ, đối phương luôn đẹp
đẽ, dễ thương và toàn ưu điểm. Nếu chẳng
may phát hiện đối phương
làm chuyện không tốt, thì chúng ta vẫn thừa khả năng và đủ
lý lẽ để tự huyễn hoặc bản thân rằng
họ không sai.
Hẳn
nhiên, chính do cặp mắt kính màu hồng đã khiến cho cách
nhìn của chúng ta hóa ra lệch lạc, chúng ta
không thấy được mọi người đúng với bản chất chân thực như họ vốn là. Để rồi khi sự yêu thích bên
trong mình giảm sút đi, thì hình tượng trong lòng
cũng theo đó mà sụp đổ.
Chúng ta nhìn ra ở đối phương
ngày càng nhiều lỗi lầm và
khuyết điểm, chúng ta trở nên hoang mang đau khổ, đến nỗi hoài
nghi ngay cả chính bản thân mình. Điều tương tự cũng xảy
ra đối với những người bị chúng
ta coi thường, chỉ trích. Chúng ta xé to những sai lầm
của họ, đi rêu rao những khuyết điểm mà
chúng ta cho rằng thật khó chấp
nhận làm sao. Rồi đến một lúc nào đó những người mà trong tâm trí ta
vẫn xem như kẻ thù, lại sẵn sàng
giúp đỡ và tử tế, thì
liệu chúng ta có thể xem như
không chút hổ thẹn với lương tâm?
Khi nói lỗi ở người khác, chúng
ta vô tình truyền sang người nghe những cảm xúc tiêu cực, bất an. Dòng tâm
thức của chúng ta cũng trở nên lộn xộn, đầy những rắc rối y như câu chuyện đang kể. Theo đó, ấn
tượng mà ta để lại trong
lòng những người khác chỉ
là những cảm giác tiêu cực,
để rồi một cách rất tự
nhiên, họ sẽ áp dụng
đúng sự phê phán, soi xét đó trở lại cho
ta.
Hai thái cực nói trên, kể cả việc phóng đại những điều mình thích
và phản ứng kịch liệt với điều mình không ưa, tựu chung lại đều là những cách nhìn
thế giới còn chưa đúng đắn. Nên chăng,
chúng ta hãy dùng cặp mắt sáng suốt của trí tuệ, dùng tâm
thái thiện lương để nhìn nhận cuộc đời.
Thời
gian đã khiến cho chúng ta mất đi cái nhìn trong sáng về thế giới, đánh mất
những rung cảm hạnh
phúc trước cuộc sống vốn đầy màu
nhiệm và bình an. Chúng ta không có
lúc nào dừng lại để chăm
sóc chính mình, mà cứ mãi chạy rong ruổi
theo những suy nghĩ đúng sai, phải quấy về cuộc đời và về người khác.
Xét cho cùng, lỗi lầm dù của ai đi chăng nữa, vốn chẳng hề ảnh hưởng đến tư cách
và phẩm chất của
chúng ta. Nó chắc chắn không làm
cho chúng ta trở nên đẹp đẽ gì hơn khi phê
phán người khác. Mà chính thái độ tiêu cực, thói quen
chỉ trích mới khiến chúng ta mắc lỗi với bản thân mình
và xấu đi trong mắt của mọi người.
Tìm lỗi của người khác, là tự đem rác rưởi của họ về cất trong nhà.
Mỗi phút chúng ta để tâm đến chuyện không tốt, thì mất đi một phút vui vẻ không thể lấy lại. Cuộc đời này ngắn
lắm, sẽ chẳng ai có khả năng và trách nghiệm níu giữ cho ta những thời khắc sinh mệnh
đang vùng vụt trôi qua. Vậy chúng ta có còn muốn phí hoài cuộc sống để đi
phán xét những sai lầm của người khác?
Cách mà chúng ta nhìn người khác, thực chất là đang phản ánh nội tâm của chính mình. Một người đang túng thiếu sẽ thấy khó chịu
với những ai dư giã. Một người
sân hận sẽ luôn thấy
người khác công kích và chọc tức
mình. Một người không thành thật sẽ thấy mọi người đầy gian
trá. Tất cả những cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực đó, đều
khởi sinh từ một tâm
thức thiếu bình an. Nên điều
mà chúng ta cần làm, là
quay trở vào bên
trong để nuôi dưỡng mảnh
đất tâm mình vốn đang ngập
đầy giông bão.
Bao nhiêu người trong số
chúng ta vẫn đang hằng ao ước
có được "một vé đi tuổi
thơ"? Đã bao lâu rồi chúng ta không thể nở một nụ cười trọn vẹn? Chúng ta ao ước có được chút hồn nhiên, trong trẻo như trẻ nhỏ, để có thể dễ dàng hạnh
phúc và dễ dàng thứ tha. Nhưng
tại ai đã làm cho chúng ta ngày càng
trở nên khô cằn, nóng nảy
và bất hạnh? Tại ai
đã khiến chúng ta luôn cô đơn, lạc
lõng ngay chính trong gia đình mình, giữa
bạn bè mình và bên cạnh tám tỷ
người trên trái đất này?
- Là do chúng ta cố chấp mà đeo lên những cặp kính đầy phiền não, những cặp kính sai lầm ngăn cách
chúng ta với hạnh phúc hiện tiền. Chỉ cần một lúc nào đó
đủ dũng cảm tháo bỏ cặp kính cố
chấp ấy đi, thì cuộc đời sẽ hiện ra tươi mới, thế giới sẽ là chỗ để chúng ta trãi
nghiệm phúc lạc đủ đầy.
(Sưu tầm)
Đạo lý “100-1= 0” trong cửa Đạo:
Không chỉ cuộc sống ngoài đời
đầy tranh đua đấu đá, mà ngay trong cửa Đạo cũng
vây. Nhìn vào sinh hoạt Đạo trong thời
gian qua và hiện tại mà chúng ta chứng kiến, cũng thấy lắm điều không tốt
đẹp vẫn mãi tiếp tục xảy ra
giống như các việc
của câu chuyên trên đây. Nhiều phê phán trách móc, vu khống và soi mói lỗi lầm bạn đồng môn
của mình, dù chỉ là tí bất
đồng ý kiến nhỏ với
nhau rồi tìm bươi móc sơ
sót nhỏ nhen ra phê phán, xóa hết cái tốt
của bạn đồng môn.
Và rồi cũng thấm thía với Đạo lý 100-1= 0.
Nhiều người đã không nhớ công lao của
bạn đạo mình. Họ đã bỏ bao công sức,
ngày đêm quanh năm suốt tháng từ
khi khởi công xây cất, tạo dựng cơ sở Đạo lúc còn
sơ khai. Công lao nhiều vị to lớn mà không thấy
ai chịu nhớ giùm, dù thực sự những vị nầy cũng không cần chúng ta nhắc nhở, khen ngợi,
tâng bốc đâu. Sinh hoạt lo cho Đạo
là chỉ tin ở Thiêng liêng thôi.
Khi cơ
ngơi thành công và phồn thịnh, đã
vội quên hết. Chỉ cần một sơ hở nhỏ của họ, dù không cố
ý, có khi chỉ là một đề nghị thôi nhiều vị vẫn bị đồng môn to tiếng
kết tội, phỉ báng, vạch lá tìm sâu, còn tệ hại còn hơn cả ngoài
đời, cố tình xóa hết mọi công lao mà bạn đồng môn mình đã bỏ ra lo cho Đạo.
Đôi khi làm cho họ phải chán nãn muốn
rời bỏ cửa Đạo về tu tại gia, vì không muốn đối diện với
không khí tranh đua diễn ra mà phải hao tâm mệt
trí. Thật là uổng phí cho một
kiếp sanh phước may gặp
Đạo lại không biết TU. TU là
tìm cách tu bồi cái Đức chứ
không phải làm tiêu hao thất Đức!
Người
ta thường nói: Cả tờ giấy trắng tinh sáng sủa mà không lưu ý nhìn thấy, chỉ chú
ý moi móc đến một chấm đen
nhỏ rồi bôi cho lan bẩn thêm ra, lên
tiếng hung hăng chê xấu, để xé bỏ cả một tờ giấy trắng
tinh quí giá ấy. Đó là việc gần như nơi nào
cũng thấy có xảy ra, tiếp
diễn liên tục, gần như quá quen thuộc,
nơi nào cũng giống nhau
trong cửa Đạo Cao Đài chúng
ta ở hải
ngoại hiện nay. Buồn thay!
Nghĩ lại mà thấy thấm thía cho câu nói để đời:
“ĐÚNG KHÔNG AI NHỚ - SAI CHẲNG AI
QUÊN”.
Vậy
phải làm sao? - PHẢI BUÔNG BỎ.
Thơ:
Hồ Xưa sưu tầm và bố cục lại___________________________ ___________________
Bài viết vô cùng ý nghĩa
Trả lờiXóa