Thứ Ba, 11 tháng 6, 2019

Ô nhiễm bụi mịn PM2.5: Sát thủ vô hình (VCCorp.vn )

Tại Hà Nội, lượng bụi mịn PM2.5 lên tới 50,5 µg/m3, cao gấp đôi so với quy chuẩn quốc gia và gấp 5 lần so với ngưỡng trung bình năm theo hướng dẫn khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) là 10 µg/m3.
o nhiem bui min pm2.5 ha noi
(ảnh: dantri.com.vn)

Tuy vấn đề ô nhiễm không khí từ lâu đã được truyền thông đề cập đến, nhưng dường như người dân vẫn chưa có ý thức đầy đủ về mối nguy hại của ô nhiễm bụi mịn và dành cho nó sự cảnh giác đề phòng thích đáng.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tham khảo một số nghiên cứu khoa học nói về tác hại của bụi mịn PM2.5 khi chúng xâm nhập vào cơ thể con người.

Các nghiên cứu tại nơi ô nhiễm không khí trầm trọng nhất: Trung Quốc

Theo nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học đại lục được trang Tài Tân đăng tải, những hạt bụi cực nhỏ (bụi mịn PM2.5 là các hạt bụi có đường kính 2,5 micromet hoặc nhỏ hơn) có thể xâm nhập vào tế bào cơ thể người, phá hủy cơ chế tự bảo vệ và miễn dịch từ bên trong tế bào. Ngoài việc gây nên một loạt những căn bệnh cấp tính, chúng cũng gây độc hại cho những cơ quan quan trọng như phổi, tim, não…
Các nhà khoa học đã dùng hạt carbon đen siêu nhỏ và ion kim loại để mô phỏng bụi mịn PM2.5 trong thí nghiệm, họ phát hiện ra hạt carbon đen có thể hấp thụ và mang theo ion kim loại đi vào tổ chức của phổi, chứng minh PM2.5 là có độc tính đối với hệ hô hấp.
Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học quan sát được hiện tượng PM2.5 có thể “xâm lấn” vào trong tế bào. Nghiên cứu được thực hiện bởi phòng thí nghiệm vật lý sinh học của Viện nghiên cứu vật lý ứng dụng Thượng Hải thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc đại lục và vừa được tập san quốc tế “Carbon” đăng tải.

Cơ chế độc hại đặc trưng của PM2.5: Phá hủy tế bào miễn dịch của cơ thể

Tế bào bạch cầu của người (Shutterstock)
Tế bào bạch cầu của người (Shutterstock)

Theo thông tin trên website của Viện nghiên cứu này, sau khi hạt carbon đen mang một số lượng lớn ion kim loại đi vào tế bào bạch cầu (loại Macrophage) trong cơ thể, chúng sẽ phá hủy cơ chế tự thực cân bằng bên trong tế bào, gây rối loạn chức năng tự thực và tiêu thể (lysosome) của tổ chức phổi.

Tế bào tự thực là một loại cơ chế tự bảo vệ của cơ thể: khi bên trong cơ thể xuất hiện protein xấu hoặc trạng thái đói, tế bào tự thực sẽ tự tiến hành tiêu hóa những chất có hại, hỗ trợ chuyển hóa, sinh ra năng lượng. Cuộc nghiên cứu này cho thấy thành phần trong bụi mịn PM2.5 sẽ phá hủy cơ chế sản sinh này, tạo ra độc tính.

Hấp thu nhiều chất độc hại vào cơ thể

Nghiên cứu này cho biết, cơ chế độc hại này là đặc trưng của các hạt PM2.5, hoàn toàn khác với PM10 và các loại ô nhiễm khác. Do PM2.5 có kích thước nhỏ và tổng diện tích bề mặt lớn, chúng dễ hấp thụ các chất ô nhiễm trong không khí nên độc tính mạnh hơn và cũng nguy hại hơn PM10.
Giáo sư bác sĩ Trương Hữu Bình chủ nhiệm bệnh viện Đồng Nhân Bắc Kinh thuộc Đại học Y dược Thủ đô cho biết, chất độc trong bụi đi vào cơ thể người sẽ gây khí thũng phổi (emphysema – là tình trạng tổn thương thành phế nang phổi, phế nang mất tính đàn hồi và giữ không khí lại, gây ra phổi ứ khí). Đây là một trong những triệu chứng và biểu hiện của bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD) không thể chữa được.

PM2.5 vào máu có thể gây nhồi máu cơ tim

Kích thước bụi mịn và khả năng gây tổn hại của từng loại (ảnh qua SlideShare)
Kích thước bụi mịn và khả năng gây tổn hại của từng loại (ảnh qua SlideShare)

Ông Trương Hữu Bình cho biết, PM2.5 có tính gây bệnh cao hơn PM10. Thường thì những hạt PM4.7-10 chỉ có thể vào mũi và hệ hô hấp, tự bản thân cơ thể có thể ho ra để giảm nhẹ mức tổn thương. Nhưng nếu hạt nhỏ hơn thì sẽ đi vào khí quản và phế quản, thậm chí là phần cuối phế quản và máu, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.
Ngoài ra, các hạt như PM0.1, PM0.5, PM1, PM2.5 sẽ thẩm thấu vào phế nang, ảnh hưởng đến chức năng trao đổi khí của phế nang. Ông Trương Hữu Bình cho biết, sau khi vào phế nang, chúng có thể vượt qua vách ngăn khí-máu (blood-gas barrier) để đi vào hệ tuần hoàn và gây bệnh, thậm chí chúng còn có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh.
Chủ nhiệm khoa tim mạch bệnh viện Nhân dân thuộc đại học Bắc Kinh, giáo sư bác sĩ Hồ Đại Nhất cũng chia sẻ rằng, ở trong môi trường bụi bặm giống như “mìn được chôn” trong tim, “trong khoảng thời gian ngắn có thể khiến chỗ tắc mạch máu bình thường không nghiêm trọng đột nhiên bị vỡ, tạo ra nghẽn mạch, gây nên nhồi máu cơ tim cấp tính.”

Làm tăng nhanh tỉ lệ chết vì bệnh tim và cao huyết áp

Tài liệu của Học viện y tế cộng đồng thuộc đại học Harvard đã chứng minh những chất độc hại có trong bụi không chỉ gây nhồi máu cơ tim mà còn dẫn đến thiếu máu hoặc tổn thương cơ tim. Hoa Kỳ đã khảo sát 25.000 người bị bệnh tim hoặc tim không khỏe và phát hiện ra sau khi PM2.5 tăng lên 10 µg/m3 thì tỉ lệ thiệt mạng của người bệnh sẽ tăng 10% – 27%.
Giáo sư Học viện Y tế cộng đồng thuộc đại học Y Bắc Kinh, ông Phan Tiểu Xuyên đã phát biểu trong luận văn của mình rằng:
“PM2.5 tăng 10 µg/m3 thì số bệnh nhân cấp cứu vì bệnh cao huyết áp sẽ tăng 8%, các bệnh về tim mạch cũng tăng lên.”

Bụi “lên não” hoặc khiến não thoái hóa


Ngoài ra, một nghiên cứu được đăng trên tuần san “PNAS” vào 7/2016 mới đây lại khiến truyền thông cũng như người dân Trung Quốc đại lục chú ý, tạo nên đề tài nóng trên weixin: Liệu bụi có “lên não” hay không?
Báo cáo được viết bởi nhóm nghiên cứu dẫn đầu là giáo sư Barbara Maher đến từ đại học Lancaster (Anh) đã tìm ra chứng cứ đáng tin cậy chứng minh số lượng lớn những hạt sắt nano trong não đến từ môi trường bên ngoài (tức không khí ô nhiễm) chứ không sinh ra từ bản thân cơ thể người. Giáo sư Barbara Maher cho rằng những hạt sắt nano này có thể có liên quan đến chứng thoái hóa não.

Sát thủ vô hình

Ngày 5/1/2017, chương trình có tên “Bụi Trung Quốc làm người dân bị sặc, 180 ca tử vong mỗi giờ” được phát trên truyền hình Nga đã trích dẫn số liệu thống kê được báo “The Economist” công bố, số liệu này cho thấy ở Trung Quốc mỗi giờ đồng hồ có 183 người chết do khói bụi, tức là có khoảng 4.300 người thiệt mạng mỗi ngày, 1,6 triệu mỗi năm.
Còn ở Việt Nam, Hà Nội có tới 8 đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng năm 2016. Báo Tiền Phong cho biết khoảng hơn 30 nghìn người Việt Nam chết trẻ hàng năm vì liên quan đến ô nhiễm không khí.
Theo ET, Phong Trần tổng hợp

2 nhận xét:

"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024

  Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...