Bác sĩ Hồ Văn Hiền
Thính giả Nguyễn Tươi hỏi:
“Kính gửi Bác sĩ,
Mẹ cháu 48 tuổi, thường bị cao huyết áp. Từ khi đi làm ở vị trí ngồi thường xuyên thì xuất hiện triệu chứng phù chân, chân sưng to chỉ từ đầu gối trở xuống. Ngủ qua một đêm thì đỡ chứ không hết. Nhà cháu xa chưa có điều kiện lên Hà nội chữa trị. Mẹ cháu định sử dụng đơn thuốc của bác cháu đã điều trị về suy giảm tĩnh mạch khỏi rồi.
Cháu mong các bác cho cháu thêm thông tin và cách chữa trị triệt để căn bệnh này ạ.
Cháu cảm ơn Bác sĩ.”
Bác sĩ Hồ Văn Hiền trả lời:
Tôi xin trả lời một cách tổng quát về một số điểm lý thuyết, thực dụng có thể có ích cho quý vị thính giả muốn tìm hiểu thêm. Bịnh nhân cần tham khảo với bác sĩ riêng của mình trong mỗi trường hợp cá biệt để được chữa trị theo mỗi trường hợp.
Bịnh nhân phù cứng ở hạ chi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong trường hợp này tôi chỉ xin nhận xét về trường hợp phù do các tĩnh mạch không làm việc đúng mức, tức suy tĩnh mạch một cách mãn tính (kinh niên).
Cơ thể và sinh lý học:
Hệ tuần hoàn gồm những mạch máu (động mạch, arteries) đem máu được bơm từ tim đến các bộ phận tiếp nhận máu đó (như óc, cơ bắp, da). Sau đó máu phải được dẫn về tim ở lưu lượng tương tự, nếu không các dịch trong máu sẽ ứ đọng tại chỗ. Trong hai hạ chi (lower extremities), lúc máu từ các động mạch xuống thì đi dễ dàng nhờ sức tim bóp và bơm, cọng thêm trọng lực kéo máu đi xuống (gravity). Máu trở về phức tạp hơn, máu nằm trong các tĩnh mạch (veins, “tĩnh” trái với “động”), một hệ thống tĩnh mạch nằm dưới da (mà bình thường chúng ta thấy nổi lên "gân xanh" ở những người ốm/gầy; superficial veins)), một hệ thống nằm trong sâu (deep veins) và các tĩnh mạch nối liền hai hệ thống đó (perforating veins).
Máu trong tĩnh mạch:
1) không có sức đẩy của trái tim,
2) đi ngược với trọng lượng
3) phải phụ thuộc vào tone (khả năng co và cương ) của vách ống tĩnh mạch,
4) các van 2 lá trong tĩnh mạch không cho cột máu tuột xuống,
5) và trông cậy vào các co bóp của các bắp cơ lớn của cẳng chân, tác dụng như những cái bơm ( “venomuscular pump”) bằng sức ép vào các tĩnh mạch lúc co giãn (lúc đi nhanh, chạy).
Nếu một hoặc nhiều cơ chế trên bị thiếu, máu có thể ứ đọng trong tĩnh mạch chân và làm sưng chân. Do máu ứ đọng, thanh dịch rỉ ra khỏi các mạch mao quản (capillaries), vào các mô liên kết (connective tissues) ở bàn chân, cẳng chân tuỳ theo độ nặng nhẹ. Nếu nặng hơn, các protein trong máu cũng ra theo, làm da sưng cứng. Tệ hơn nữa, hồng cầu (red blood cells) cũng lọt ra ngoài các mô, lúc hồng cầu chết đi làm da đổi qua màu đỏ tím, nâu ( viêm da do ứ máu tĩnh mạch, venous stasis dermatitis).
Nước nhiều quá làm phù thũng (edema) vùng đó, bịnh nhân có thể cảm giác vùng đó nặng nề hơn, tê (paresthesia), hay ê (numb), da có thể dày , sưng và căng cứng.
Thường chỉ một trong hai chân bị phù do suy tĩnh mạch, nếu cả hai bên đều bị phù, bác sĩ cần tìm hiểu xem có nguyên nhân nào khác ảnh hưởng toàn thân hay không, ví dụ suy tim (heart failure), hay protein trong máu thấp (hypoproteinemia) cũng có thể làm phù hai chân.
Định bịnh:
Ngoài định bịnh trên lâm sàng căn cứ trên triệu chứng đã kể, bác sĩ sẽ khám các tĩnh mạch giãn nở (varices), đo áp huyết mạch ở chân để so sánh với áp huyết trên cánh tay, xem máu động mạch đến chân có tốt hay không. Bác sĩ cũng cần loại bỏ khả năng các bịnh có thể gây phù, sưng da như suy tuyến giáp (hypothyroidism), suy tim, suy dinh dưỡng, thiếu protein trong máu.
Bác sĩ có thể dùng siêu âm (duplex ultrasound test), nếu cần chích thuốc vào tĩnh mạch và chụp hình tĩnh mạch (venogram).
Chữa trị:
1) Giảm tác động của trọng lượng:
Nên nhớ mới sáng thức dậy là phải mang vớ vào rồi, đừng đợi đến lúc chân sưng sau khi đi đứng.
3) Có thể dùng vật lý trị liệu tập các cơ "bắp chuối' và bàn chân.
5) Cần săn sóc da cẩn thận. Chữa các vết loét nếu có (Unna boot [with Zinc Oxide], Unna boot; băng gạt gòn có tẩm oxit zinc, quấn vào chân đến đầu gối, có khả năng bó chân lại, che chở da và sát trùng, một tuần thay 1-2 lần.DuoDERM with aluminum chloride).
6) Ăn lạt , giảm bớt muối trong thức ăn, giảm nước mắm, xì dầu chấm, vv
Phẫu thuật:
Dưới 10% bịnh nhân cần phẫu thuật:
1) Sclerotherapy: chích thuốc hoá học vào đoạn tĩnh mạch cho nó xơ, rút teo lại.
2) Ablation: cho ống catheter vào tĩnh mạch, ở đầu có điện cực (electrode) đốt lòng vách tĩnh mạch
3) Vein stripping: cột hai đầu một tĩnh mạch và rút ra.
4) Bypass: lấy khúc tĩnh mạch nối hai tĩnh mạch với nhau, nơi máu khó đi qua
5) Sửa chữa van bị hở
6) Angioplasty: dùng stent nông tĩnh mạch bị nghẽn sau khi bị viêm tĩnh mạch.
Phòng ngừa
Chủ yếu là làm giảm cơ nguy làm cho máu ứ đọng trong các tĩnh mạch (venous stasis) dưới chân quá lâu:
1) Viêm tĩnh mạch sâu (DVT) là một trong những nguyên nhân gây nghẽn đường lưu thông máu trong hệ thống tĩnh mạch và dẫn tới suy tĩnh mạch. Một nguyên nhân thường được nhắc đến là đi du lịch ngồi máy bay lâu (3-8 tiếng hoặc hơn) dễ bị viêm tĩnh mạch sâu, trong một số trường hợp dẫn đến hiện tượng cục máu đông chạy (venous thromboembolism, VTE) ngược lên tim làm tắc nghẽn động mạch phổi rất nguy hiểm (pulmonary emboli; thuyên tắc động mạch phổi). Phòng ngừa VTE cho những người high risk (như trên 40 tuổi, mập, uống thuốc ngừa thai, bị ung thư, mới phẫu thuật, mới sanh, đang có bầu) bằng cách ngồi bên đường đi, đi lại thường xuyên , tập thể thao bàn chân, cẳng chân ("bắp chuối", calf muscle exercise), những vớ đặc biệt bó chân lại theo từng nấc, dưới đầu gối (under-knee graduated compression stocking).
2) Tránh đừng quá mập
3) Vận động thường xuyên, tránh bất động kéo dài
4) Tránh rượu và thuốc lá.
Chúc bịnh nhân may mắn.
Bác sĩ Hồ Văn Hiền
Ngày 9 tháng 5 năm 2019
Quý vị có thể xem và nghe lại các bài giải đáp trên mạng Internet ở địa chỉ voatiengviet.com
Quý vị muốn được giải đáp các thắc mắc về những vấn đề y học thường thức, xin gọi đến số (202) 205-7890, hoặc E-mail đến địa chỉ <vietnamese@voanews.com>.
“Kính gửi Bác sĩ,
Mẹ cháu 48 tuổi, thường bị cao huyết áp. Từ khi đi làm ở vị trí ngồi thường xuyên thì xuất hiện triệu chứng phù chân, chân sưng to chỉ từ đầu gối trở xuống. Ngủ qua một đêm thì đỡ chứ không hết. Nhà cháu xa chưa có điều kiện lên Hà nội chữa trị. Mẹ cháu định sử dụng đơn thuốc của bác cháu đã điều trị về suy giảm tĩnh mạch khỏi rồi.
Cháu mong các bác cho cháu thêm thông tin và cách chữa trị triệt để căn bệnh này ạ.
Cháu cảm ơn Bác sĩ.”
Bác sĩ Hồ Văn Hiền trả lời:
Tôi xin trả lời một cách tổng quát về một số điểm lý thuyết, thực dụng có thể có ích cho quý vị thính giả muốn tìm hiểu thêm. Bịnh nhân cần tham khảo với bác sĩ riêng của mình trong mỗi trường hợp cá biệt để được chữa trị theo mỗi trường hợp.
Bịnh nhân phù cứng ở hạ chi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong trường hợp này tôi chỉ xin nhận xét về trường hợp phù do các tĩnh mạch không làm việc đúng mức, tức suy tĩnh mạch một cách mãn tính (kinh niên).
Cơ thể và sinh lý học:
Hệ tuần hoàn gồm những mạch máu (động mạch, arteries) đem máu được bơm từ tim đến các bộ phận tiếp nhận máu đó (như óc, cơ bắp, da). Sau đó máu phải được dẫn về tim ở lưu lượng tương tự, nếu không các dịch trong máu sẽ ứ đọng tại chỗ. Trong hai hạ chi (lower extremities), lúc máu từ các động mạch xuống thì đi dễ dàng nhờ sức tim bóp và bơm, cọng thêm trọng lực kéo máu đi xuống (gravity). Máu trở về phức tạp hơn, máu nằm trong các tĩnh mạch (veins, “tĩnh” trái với “động”), một hệ thống tĩnh mạch nằm dưới da (mà bình thường chúng ta thấy nổi lên "gân xanh" ở những người ốm/gầy; superficial veins)), một hệ thống nằm trong sâu (deep veins) và các tĩnh mạch nối liền hai hệ thống đó (perforating veins).
Máu trong tĩnh mạch:
1) không có sức đẩy của trái tim,
2) đi ngược với trọng lượng
3) phải phụ thuộc vào tone (khả năng co và cương ) của vách ống tĩnh mạch,
4) các van 2 lá trong tĩnh mạch không cho cột máu tuột xuống,
5) và trông cậy vào các co bóp của các bắp cơ lớn của cẳng chân, tác dụng như những cái bơm ( “venomuscular pump”) bằng sức ép vào các tĩnh mạch lúc co giãn (lúc đi nhanh, chạy).
Nếu một hoặc nhiều cơ chế trên bị thiếu, máu có thể ứ đọng trong tĩnh mạch chân và làm sưng chân. Do máu ứ đọng, thanh dịch rỉ ra khỏi các mạch mao quản (capillaries), vào các mô liên kết (connective tissues) ở bàn chân, cẳng chân tuỳ theo độ nặng nhẹ. Nếu nặng hơn, các protein trong máu cũng ra theo, làm da sưng cứng. Tệ hơn nữa, hồng cầu (red blood cells) cũng lọt ra ngoài các mô, lúc hồng cầu chết đi làm da đổi qua màu đỏ tím, nâu ( viêm da do ứ máu tĩnh mạch, venous stasis dermatitis).
Nước nhiều quá làm phù thũng (edema) vùng đó, bịnh nhân có thể cảm giác vùng đó nặng nề hơn, tê (paresthesia), hay ê (numb), da có thể dày , sưng và căng cứng.
Thường chỉ một trong hai chân bị phù do suy tĩnh mạch, nếu cả hai bên đều bị phù, bác sĩ cần tìm hiểu xem có nguyên nhân nào khác ảnh hưởng toàn thân hay không, ví dụ suy tim (heart failure), hay protein trong máu thấp (hypoproteinemia) cũng có thể làm phù hai chân.
Định bịnh:
Ngoài định bịnh trên lâm sàng căn cứ trên triệu chứng đã kể, bác sĩ sẽ khám các tĩnh mạch giãn nở (varices), đo áp huyết mạch ở chân để so sánh với áp huyết trên cánh tay, xem máu động mạch đến chân có tốt hay không. Bác sĩ cũng cần loại bỏ khả năng các bịnh có thể gây phù, sưng da như suy tuyến giáp (hypothyroidism), suy tim, suy dinh dưỡng, thiếu protein trong máu.
Bác sĩ có thể dùng siêu âm (duplex ultrasound test), nếu cần chích thuốc vào tĩnh mạch và chụp hình tĩnh mạch (venogram).
Chữa trị:
1) Giảm tác động của trọng lượng:
- Mang vớ đặc biệt gây sức ép, bó vào đùi, cẳng chân (dễ chịu hơn là vớ cao hơn. Có loại vớ có áp suất giảm dần từ cổ chân lên đến đầu gối, để giữ máu lưu thông về phía trên (phía tim) mà không bị tuột xuống (graduated compression stocking, gradient stocking).
- Mỗi ngày ít lắm là 3 lần, nằm cho hai chân cao lên quá mức trái tim trong 30 phút.
- Đi bộ nhanh (không phải đi từ từ) để các cơ chân bơm máu tốt hơn.
Nên nhớ mới sáng thức dậy là phải mang vớ vào rồi, đừng đợi đến lúc chân sưng sau khi đi đứng.
3) Có thể dùng vật lý trị liệu tập các cơ "bắp chuối' và bàn chân.
- Co cơ (Flexion) Duỗi thẳng cẳng chân (duỗi ở đầu gối), co rút bàn chân lên (co ở cổ chân) rồi duỗi thẳng bàn chân , làm nhiều lần thư thế. Co duỗi đầu gối, bàn chân 10 lần, 30 phút lặp lại, trong lúc ngồi lâu, vd trên xe hơi, máy bay.
- Củng cố cơ bắp chuối (calf muscle = gastrocnemius and soleus muscles): đứng chân không sát mặt đất, nhón lên để sức nặng cơ thể dồn về các ngón chân, giữ như vậy vài giây. Làm như thế càng nhiều lần trong ngày càng tốt. Có thể vịn tay vào bàn, ghế để khỏi té. Nghiên cứu cho thấy tập cơ bắp chuối như vậy 6 tháng làm khả năng chúng bơm máu trở về tim tốt hơn.
- Đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội.
5) Cần săn sóc da cẩn thận. Chữa các vết loét nếu có (Unna boot [with Zinc Oxide], Unna boot; băng gạt gòn có tẩm oxit zinc, quấn vào chân đến đầu gối, có khả năng bó chân lại, che chở da và sát trùng, một tuần thay 1-2 lần.DuoDERM with aluminum chloride).
6) Ăn lạt , giảm bớt muối trong thức ăn, giảm nước mắm, xì dầu chấm, vv
Phẫu thuật:
Dưới 10% bịnh nhân cần phẫu thuật:
1) Sclerotherapy: chích thuốc hoá học vào đoạn tĩnh mạch cho nó xơ, rút teo lại.
2) Ablation: cho ống catheter vào tĩnh mạch, ở đầu có điện cực (electrode) đốt lòng vách tĩnh mạch
3) Vein stripping: cột hai đầu một tĩnh mạch và rút ra.
4) Bypass: lấy khúc tĩnh mạch nối hai tĩnh mạch với nhau, nơi máu khó đi qua
5) Sửa chữa van bị hở
6) Angioplasty: dùng stent nông tĩnh mạch bị nghẽn sau khi bị viêm tĩnh mạch.
Phòng ngừa
Chủ yếu là làm giảm cơ nguy làm cho máu ứ đọng trong các tĩnh mạch (venous stasis) dưới chân quá lâu:
1) Viêm tĩnh mạch sâu (DVT) là một trong những nguyên nhân gây nghẽn đường lưu thông máu trong hệ thống tĩnh mạch và dẫn tới suy tĩnh mạch. Một nguyên nhân thường được nhắc đến là đi du lịch ngồi máy bay lâu (3-8 tiếng hoặc hơn) dễ bị viêm tĩnh mạch sâu, trong một số trường hợp dẫn đến hiện tượng cục máu đông chạy (venous thromboembolism, VTE) ngược lên tim làm tắc nghẽn động mạch phổi rất nguy hiểm (pulmonary emboli; thuyên tắc động mạch phổi). Phòng ngừa VTE cho những người high risk (như trên 40 tuổi, mập, uống thuốc ngừa thai, bị ung thư, mới phẫu thuật, mới sanh, đang có bầu) bằng cách ngồi bên đường đi, đi lại thường xuyên , tập thể thao bàn chân, cẳng chân ("bắp chuối", calf muscle exercise), những vớ đặc biệt bó chân lại theo từng nấc, dưới đầu gối (under-knee graduated compression stocking).
2) Tránh đừng quá mập
3) Vận động thường xuyên, tránh bất động kéo dài
4) Tránh rượu và thuốc lá.
Chúc bịnh nhân may mắn.
Bác sĩ Hồ Văn Hiền
Ngày 9 tháng 5 năm 2019
Quý vị có thể xem và nghe lại các bài giải đáp trên mạng Internet ở địa chỉ voatiengviet.com
Quý vị muốn được giải đáp các thắc mắc về những vấn đề y học thường thức, xin gọi đến số (202) 205-7890, hoặc E-mail đến địa chỉ <vietnamese@voanews.com>.
Bài viết rất hữu ích
Trả lờiXóa