Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 03/06/2019
Quân đội Sudanese đã bắn chết sáu người, trong đó có một viên sĩ quan và nhiều người khác bị thương, trong đêm xô xát với đám người biểu tình làm sụp đổ chế độ của tổng thống độc tài Omar al Bashir vào tháng rồi, sự việc xảy ra khi màn đêm vừa chập choạng xuống, lúc dân chúng ùa ra động nghẹt vì là tháng mùa chay Ramadan của Hồi giáo, mùa mà người theo đạo phải nhịn ăn từ bình minh tới xế chiều, tại khoảng đường Nile ở thủ đô Khartoum. Hầu hết những người bị thương và chết là nhóm người sắp đặt cũng như dựng lên các chướng ngại vật xi măng, rào kẽm cản đường chung quanh hàng ngàn người ngồi tọa biểu tìnhchống chính quyền từ hơn một tháng qua.
Việc bàn thảo với nhóm tướng lãnh quân đội về tương lai của Sudan cho tới giờ này vẫn còn bế tắc, trong khi đó người từng được gọi là “cánh tay mặt”của Omar al Bashir xuất hiện càng rõ dần, xem ra đang đóng một vai trò chính yếu trong diễn tiến này. Sau khi sự việc xảy ra, nhân chứng nhanh chóng cáo buộc thủ phạm là quân của “lực lượng yễm trợ cấp tốc RSF”, một lực lượng bán quân sự của Sudan, đặt dưới quyền chỉ huy của tướng Mohamed Dagalo, có bí danh Hemedti, và ông này cũng là phó chủ tịch của hội đồng quân đội chuyển tiếp, hiện đang là cơ cấu nắm quyền kể từ ngày Omar al Bashir bị quân đội đảo chánh ngày 11 tháng 4 sau cuộc biểu tình kéo dài vài tháng của người dân. Dù cho người ta thấy quân lính trên các chiếc xe có dấu hiệu của lực lượng RSF chỉa súng bắn vào nhóm người đang dọn dẹp rào cản chướng ngại vật rõ ràng nhưng Hemedti nói rằng, đám người chịu trách nhiệm gây ra chuyện đổ máu này được tìm thấy ở bên trong khuôn viên trường đại học Khartoum và những nơi đám người biểu tình cắm lều trại. Ông ta bảo, thủ phạm bắn người đã bị bắt giữ và thú tội trước ống kính của báo chí mà không cho biết thêm chi tiết nào và bằng chứng gì khác.
Bashir, một người độc tài, sau ba mươi năm áp bức và chà đạp nhân quyền người dân Sudan, đã bị quân đội lật đổ, nhưng hiện nay, nhóm tướng lãnh nắm quyền bác bỏ mọi lời kêu gọi của các nhóm dân chúng biểu tình và cộng đồng quốc tế trao lại quyền hành cho chính quyền dân sự, nhóm tướng lãnh vẫn khư khư với lập luận chính quyền mới phải do quân đội đứng đầu. Trong tình hình này, vai trò của tướng Hemedti, tuy không là người đứng đầu nhưng ảnh hưởng của ông ta đã tỏ ra quá mạnh sau khi ông gặp đông cung thái tử Á Rập Saudi, Mohammed bin Salman hôm thứ sáu vừa qua khi Hemedti đến thăm vương quốc này, và Á Rập Saudi đã công khai bày tỏ thái độ cho thấy, họ sẽ là một hậu thuẩn viên chính yếu cho một chính quyền mới của Sudan. Báo chí Sudan tường thuật lực lượng RSF đã được điều động vào việc dẹp tan các nhóm ủng hộ dân chủ và chống đối khác trong những năm gần đây, nhóm này có khoảng 10 ngàn quân trấn đóng trong và chung quanh thủ đô Khartoum.
Hemedti lên tiếng cảnh cáo nhóm biểu tình không được gây ra hổn loạn hơn nữa, ngầm nói rằng quân đội sẽ dùng võ lực nếu họ cứ tiếp tục tạo thêm khủng hoảng, nhưng ông ta vẫn luôn lập đi lập lại là ông muốn thấy đất nước Sudan dân chủ, một khi ông đã từ chối không chịu lệnh dẹp biểu tình của Omar al Bashir trước đây. Tuần rồi Hemedti nói với tờ al – Ahram của Ai Cập là, hội đồng quân nhân muốn giao lại quyền hành cho chánh phủ dân sự hôm nay chứ không phải ngày mai, nhưng tới ngày hôm nay vẫn chưa thấy chuyện này xảy ra. Những người quan sát thời cuộc phương Tây và người đối lập ở Khartoum cho biết, Hemedti, con của một gia đình nghèo bán lạc đà ở một thị trấn hẻo lánh, bỏ học rất sớm, Hemedti đã có kế hoạch trở thành người số một ở Sudan, ông ta có tham vọng vô hạn, một người tranh đấu dân chủ, đối lập với chế độ Bashir trước đây đã nói như vậy nhưng yêu cầu được dấu tên vì sợ bị thanh toán.
Hemedti được sự hậu thuẩn của một liên minh không chính thức của nhiều sắc tộc khác nhau, có một số người xem ông ta như là đồng minh của phong trào Hồi giáo, cái phong trào dàn dựng cuộc đảo chánh năm 1989, đưa Omar Bashir lên nắm quyền và tích cực hổ trợ, bảo vệ chế độ Bashir. Hemedti đồng thời cũng cung cấp quân lính cho liên minh Á Rập Saudi đánh lại loạn quân do Ba Tư trợ giúp trong cuộc chiến ở Yemen hiện giờ. Hemedti là người chỉ huy lực lượng càn quét người dân nổi loạn tại vùng Dafur, nơi sinh quán của ông ta theo lệnh của Bashir năm 2003, tàn sát nhiều người dân vô tội, vì việc này mà Bashir bị Tòa Hình Sự Quốc Tế buộc tội tội phạm chiến tranh và diệt chủng.
Có khoảng hơn 300 ngàn người chết và 2 triệu 7 người phải bỏ nhà cửa chạy lánh nạn trong những năm đầu của thảm nạn này, quân lính của Hemedti đã yểm trợ cho nhóm nghĩa quân Janjaweed nổi lửa thiêu đốt nhà cửa dân chúng, bắn giết và hiếp dâm đàn bà con gái người sắc tộc thiểu số trên khắp vùng châu thổ Dafur, nhưng Hemedti, trong một đoạn phim tài liệu sản xuất năm 2008, nói Omar Bashir đã ra lệnh ông làm chuyện này nhưng ông từ chối thi hành, phủ nhận mọi sự can dự vào việc tấn công thường dân ở Dafur. Emedti chính là cái lý do tại sao quân nổi loạn ở Dafur bị đánh bại, bởi vì ông ta có khả năng huấn luyện một đội quân tinh nhuệ, biết rành địa thế trong vùng, dưới sự chỉ huy của Hemedti, lực lượng RSF đã tung ra hai trận phản công lớn tại Dafur năm 2014 và 2015.
Trong một bản tường trình của LHQ năm 2015 của tổ chức “theo dỏi nhân quyền”, có văn phòng ở Nữu Ước, tìm thấy lực lượng RSF của Hemedti đã gây ra vô số vụ chà đạp nhân quyền kinh khiếp trong đó bao gồm việc tống đuổi xã ấp, tán phá giếng nước và thiêu đốt nhà cửa cũng như tàn sát trâu bò trừu dê, nhưng đáng nói hơn là chuyện tra tấn, giết người và hiếp dâm hàng loạt. Theo một nhân chứng trong thảm nạn ở Dafur năm 2015, Jebel Marra nói rằng, quân RSF đã công khai hiếp dâm đàn bà con gái tại làng Golo, thường là hiếp dâm tập thể trước mặt mấy người bô lão của làng trước khi đem người con gái bị hiếp dâm bắn và bỏ xác họ lại trên đường,
Tòa Hình Sự quốc tế chưa chính thức buộc tội Hemedti nhưng trong bản báo cáo của họ năm 2014 thì, dưới sự chỉ huy của Hemedti, tổ chức và phương thức hành động của nhóm quân gây ra tội ác tại Dafur, có khuôn mẫu giống y như nhóm quân đội của Sudan, do ông ta chỉ huy khi họ càn quét thường dân trước đó. Hiện giờ, theo giới quan sát và phân tích thời cuộc, Hemedti, một hung thần đáng sợ trong hàng ngủ tướng lãnh, chắc chắn sẽ đóng một vai trò quan trọng vá chính yếu trong việc cai trị Sudan, nhất là hôm qua, chính Hemedti nhân danh phó chủ tịch hội đồng quân nhân tuyên bố không chịu trao lại quyền hành cho chính quyền dân sự và sẽ dẹp tan các cuộc biểu tình vì cho rằng, nó làm rối loạn tình hình an ninh của quố gia.
Trước việc này, hôm qua, những người lãnh đạo cuộc biểu tình lên tiếng khuyến khích dân chúng tiếp tục ngồi tọa biểu tình trước tổng hành dinh quân đội và trên đường phố với tinh thần như họ hét to cho đám tướng lãnh nghe “hảy chuẩn bị một cái quan tài, nó sẽ là anh hay là đất nước của anh”.
Mon 03.06.19
Thuyên Huy
Bài viết rất hay
Trả lờiXóa