Thứ Hai, 24 tháng 6, 2019
Tìm Ra Ngoại Hành Tinh Giống Trái Đất Nhất Từ Trước Tới Nay
Khoảng giữa tháng 06/2019, theo báo cáo mới công bố, các nhà khoa học đã phát hiện ra một cặp ngoại hành tinh (exoplanet - hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời) ở một hệ sao gần chúng ta, chúng có kích cỡ tương đương với Trái Đất. Có hai lý do để việc phát hiện ngoại hành tinh là một điều thú vị:
- Một ngày nào đó nhân loại có thể rời Hệ Mặt Trời để định cư tại một miền đất hứa xa xôi.
- Đó có thể là nơi tồn tại sinh vật sống. Ta sẽ không còn cô đơn trong Vũ trụ nữa.
Nhưng cặp hành tinh mới, Teegarden b và Teegarden c, có điểm khác biệt so với tất cả những ngoại hành tinh ta thấy trước đây: một trong số đó giống Trái Đất đến kỳ lạ. Tại hệ Teegarden, ngôi sao trung tâm của nó rất nguội, không hoạt động nhiều, cách chúng ta 12 năm ánh sáng và đứng thứ 24 trong số những ngôi sao gần Mặt Trời nhất. Trong quá trình quan sát Teegarden, các nhà khoa học phát hiện ra bằng chứng về một cặp hành tinh bay ở quỹ đạo quanh ngôi sao nguội. Tỷ lệ phát hiện ra sự sống ngoài Trái Đất lại tăng lên một chút.
Guillem Anglada-Escude, nhà thiên văn học đang công tác tại Đại học Queen Mary cho biết: “Sau khi khám phá ra sự tồn tại của hai hành tinh, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu về các yếu tố liên quan. Có thể trong quá trình quan sát, chúng tôi sẽ phát hiện ra thêm đặc tính của tầng khí quyển nơi đây, để xem chúng có thực sự giống Trái Đất chúng ta không”. Về cơ bản, họ sẽ phải tìm thêm chứng cứ để có thể khẳng định hai hành tinh này là ứng cử viên sáng giá để tìm kiếm sự sống.
Các nhà nghiên cứu có được kết quả mới là nhờ CARMENES, hệ thống đo đạc quang phổ gắn trên kính viễn vọng đặt tại Đài thiên văn Calar Alto.
Ngôi sao của hệ Teegarden khá bé nhỏ, kích cỡ chỉ bằng 9% khối lượng Mặt Trời, nóng khoảng 2.900 Kevin (khoảng 2.623 độ C, bằng hơn nửa nhiệt độ Mặt Trời), được cho là nguội so với nhiệt độ trung bình một ngôi sao. CARMENES phát hiện ra quang phổ màu thay đổi do lực hấp dẫn từ một hành tinh quay quanh quỹ đạo ngôi sao, từ đó tìm ra được bằng chứng về sự tồn tại của hai hành tinh, được đặt tên là Teegarden b và c. Kích cỡ của chúng vào khoảng 1.1 lần Trái Đất, thời gian quay quanh ngôi sao trung tâm lần lượt 4.91 ngày và 11.4 ngày.
Theo báo cáo nghiên cứu được đăng tải trên Astronomy and Astrophysics, Teegarden b đáng chú ý hơn khi có chỉ số Thước đo Tương đồng với Trái đất cao nhất từ trước đến nay. Nhưng họ ngay lập tức đính chính: thước đo không phản ánh mức năng lượng hành tinh hấp thụ từ ngôi sao trung tâm, không chỉ ra các yếu tố có trong khí quyển của hành tinh - đây là hai yếu tố tiên quyết quyết định liệu sự sống có thể tồn tại.
Ngành thiên văn học đã gặt hái được nhiều thành công trong việc phát hiện ra ngoại hành tinh, nhưng theo lời nhà nghiên cứu Anglada-Escude, ta vẫn đang trong giai đoạn ban đầu. Kính viễn vọng hiện chưa đủ khả năng cho ta những quan sát cụ thể hơn, cần tới những hệ thống đầy hứa hẹn như Kính viễn vọng Không gian James Webb hay Kính viễn vọng Cực Lớn.
Amy Barr Mlinar, nhà khoa học giàu kinh nghiệm tại Viện Khoa học Hành tinh chia sẻ: “Hơi thất vọng khi chúng ta chẳng luận ra được gì từ việc phát hiện ra hai ngoại hành tinh, vì vẫn chưa đo đạc được cụ thể bán kính của chúng, thế nhưng đây vẫn là phát hiện đáng chú ý”. Cho tới lúc có được những công cụ nhìn được tới các vì sao xa xôi, ta đành phải bằng lòng với những gì mình đang có. Đôi khi chúng ta sẽ cảm thấy khoa học đã đi quá xa, nhưng có nhiều lúc cũng sẽ phải mong chờ khi biết khoa học vẫn chưa đạt tới đỉnh cao của khám phá.
(Từ Người Việt Phone)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Tạp Ghi và Phiếm Luận: Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ (Dỗ Chiêu Đức)
Tạp Ghi và Phiếm Luận : Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ Ăn x ổi ở th ì,...
-
CON MỂN VÀ ĐIỀM BÁO KHÔNG MAY MẮN Con thú rừng có tên “ Mển ” hay“ Mang” , còn gọi là hoẵng , kỉ , là mộ...
-
Năm nào cũng vậy, do thức dậy sớm đi chợ sớm, nên má là người đầu tiên mở ngày ba mươi Tết ra. Không biết có phải số má cực, vía má cực kh...
-
Bối cảnh lịch sử: Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766–1820), tên tự Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồ...
Bài viết rất hay
Trả lờiXóa