Thứ Tư, 19 tháng 6, 2019

Radio FM 974 – Melbourne : Kuwait: Thân Phận “Ở Đợ” Của Đàn Bà Phi Luật Tân Nơi Xứ Người Kuwait

Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 17/06/2019

   Mười lăm tháng, sau ngày xác chết của người đàn bà Phi Luật Tân tên Joanna Demafelis được tìm thấy trong tủ lạnh tại nhà người chủ của cô tại thành phố Kuwait, lời hứa của chính quyền Kuwait về một đạo luật bảo vệ những người làm nghề giúp việc nhà hay là người ở vẫn không có gì xảy ra như họ nói.    
   Tại một trung tâm tỵ nạn do chính quyền điều hành ở thành phố Jeleeb al – Shuyoukh, người con gái tên Tala, 26 tuổi bật khóc òa lên khi nhớ lại “cái thời gian 23 ngày sống trong địa ngục” của mình. Tala không phải là tên thật của cô vì lý do an toàn cho bản thân, đến Kuwait sau gần một năm có sự trục trặc ngoại giao giữa Phi và Kuwait vì cái chết của cô Demafelis, lúc đó tổng thống Phi Duterte ra lệnh ngưng không cho công dân Phi đến làm việc tại các nước vùng Vịnh. Tháng 4 năm 2018, một tòa án ở Kuwait tuyên án người chủ của cô Demafelis, một người đàn ông Lebanese và một bà người Syrian bản án tử hình khiếm diện, vì họ đã trốn khỏi Kuwait sau khi xảy ra sự việc nhưng sự trừng phạt nặng nề của phán quyết này được đón nhận một cách hài lòng từ Manila.
   Một tháng tiếp sau đó, chính quyền Phi và Kuwait đã ký một thỏa thuận bảo đảm một số điều kiện bảo vệ tốt đẹp hơn cho khoảng hơn 139 ngàn người Phi làm công việc người giúp việc nhà ở Kuwait. Thỏa thuận này hủy bỏ việc người chủ cất giữ sổ thông hành và quyền chấp thuận của chính phủ Phi khi tái gia hạn bất cứ khế ước làm việc nào của hai bên. Nhưng, theo cô Tala, việc chính thức thi hành thỏa thuận này, ở đâu có hay không, cô ta không biết nhưng tại ngôi nhà cô đang làm việc, không thấy và không ai nói tới. Là người giúp việc cho một gia đình có 12 người, Tala mỗi ngày phải thức dậy sớm lúc 7 giờ sáng và làm tối tăm mặt mủi không nghỉ cho tới 2 giờ khuya, hơn số giờ làm việc quy định là 7 tiếng đồng hồ, trong suốt khoảng thời gian này cô chỉ được uống cà phê và mấy cái bánh ngọt. Khi Tala, một người đạo Hồi, muốn có thời giờ cầu nguyện, người chủ bác bỏ, bảo cô phải làm xong mọi việc trước đã, kết quả cô đã bỏ nhiều lần cầu nguyện, đó là sự vi phạm quyền tôn giáo theo luật về công nhân giúp việc nhà. Chủ nhà thẳng thừng nói rằng, họ đã mua cô ta, cho nên cô phải làm theo lệnh của họ, nhưng Tala khóc thét lên “nhưng không được đối xử với tôi cách này, tôi không phải là một con vật”. Khi Tala đến tỵ nạn tại trung tâm tỵ nạn của chính quyền, việc trở về Phi của cô bị trở ngại vì sổ thông hành của Tala đã bị chủ nhà cất giữ, họ chưa chịu trả lại.
   Saleh al – Hasan, một người nghiên cứu về luật pháp ở Kuwait, tránh không nói đến tên cô Tala khi nói chuyện về số phận của một người đàn bà giống như Tala, người Kuwaiti không hiểu rằng, người giúp việc nhà cũng có phần số và nên đối xử họ như con người, không phải là đồ vật. Theo “kafala”, hay là hệ thống bảo lảnh đang được áp dụng tại các nước vùng Vịnh và trung đông, người giúp việc nhà phải chịu đặt dưới quyền sử dụng của người chủ để giữ tích cách hợp pháp tại quốc gia mà họ đang làm việc, Hasan lưu ý rằng, giới chủ nhà thường cất giữ sổ thông hành của người phụ giúp việc nhà như là một sự bảo đảm chống lại việc trộm cắp, trốn chạy hay tiết lộ những bí mật của gia đình người chủ. Tuy nhiên trong thực tế họ cất giữ sổ thông hành với mục đích là giữ người ta làm nô lệ.
   Theo bản báo cáo năm 2018 của tổ chức “Xã hội nhân quyền Kuwait” 93% chủ nhân cứ vẫn tiếp tục giữ sổ thông hành của người làm, Hasan thở dài trước báo chí, “không  thấy có gì thay đổi kể từ ngày cô Joanna Demafetis chết”, tại tòa đại sứ Phi ở Kuwait, Charleson Hermosura, một phó lãnh sự cho biết, nhân viên ở đây hiện nhận ít đơn than phiền có liên quan tới việc đối xử tồi tệ hơn trước, Kuwait lo ngại mất đi công nhân người Phi nhưng ông ta cũng nhìn nhận rằng, một khi một người giúp việc Phi vào trong nhà chủ Kuwaiti rồi thì rất khó cho họ theo dỏi hay liên lạc, thêm vào đó chuyện hợp tác hai bên chính quyền để theo dỏi việc thi hành thỏa thuận lao động Phi – Kuwait vẫn chưa xảy ra.
   Mới đây, Manila được tường thuật là sẽ xem xét lại việc tái ngăn cấm công dân họ tới Kuwait làm việc một tuần sau khi thêm một người giúp việc nhà Phi chết nữa ở vùng Vịnh. Lần cuối người con gái phụ giúp việc nhà Phi, Darna, 28 tuổi thấy sổ thông hành của mình là tháng 11 năm 2018 khi cô đi vào ở nhà người chủ, cô được hứa mỗi tuần làm việc sẽ có một ngày nghỉ xả hơi, chỉ làm tối đa 12 tiếng đồng hồ một ngày nhưng sự thật không phải vậy. Sau nhiều tuần bị cưỡng bức làm việc quá sức, 18 tiếng mỗi ngày, Darna trốn ra khỏi nhà tìm đến trung tâm tỵ nạn của chính quyền nơi đã có hơn 80 người đàn bà con gái Phi đang ở đó. Một cô khác, Dalisay, cũng làm công việc phu việc nhà ở Kuwait từ năm 2013 nói, cô đã trốn chạy sự đối xử tồi tệ và bạo động của một người chủ sau nhiều lần bị ông ta quấy nhiểu tình dục và mưu toan hiếp dâm, cô quả quyết sẽ không để bất cứ người người Phi phụ việc nhà nào làm ở Kuwait, trong khi Dalisay may mắn gặp người chủ tương đối còn tốt chút đỉnh, đồng ý trả cô lại cho văn phòng giới thiệu để cô đi chỗ khác thì, những người bạn Phi cùng nghề, cùng hoàn cảnh khác kém may hơn đã bị buộc lòng chấp nhận việc quấy nhiễu tình dục của chủ nhân để có thể hủy bỏ khế ước.
   Phó lãnh sự Phi, Hermosura cho rằng trường hợp của Tala, Darma và Dalisay chỉ là thiểu số, 5% công nhân Phi giúp việc nhà ở Kuwait gặp phải tình trạng không được trả lương đầy đủ, theo ông Hasan, đây là một sự ước lượng “kỳ quái”, nó không kể tới hàng ngàn trường hợp không được báo cáo khác, ngay cả khi có người công nhân nào đó, đủ can đảm đứng ra tố cáo với cảnh sát thì, cảnh sát cũng không đặt nặng vấn đề điều tra cho lắm mà phớt lờ đi. Cảnh sát còn có khi cười họ là khác, đôi khi lại còn đòi đụng chạm thể xác rồi giam giữ họ vì tội bỏ trốn khỏi nhà, ở Kuwait, chủ nhân còn có quyền nộp đơn truy tìm nếu một người giúp việc bỏ nhà đi quá 24 tiếng đồng hồ. Trong khi những người hoạt động tranh đấu cho quyền lợi công nhân ngoại quốc thì người công nhân Phi cũng tự lo số mạng trong tay mình, kể từ năm 1999 Michelle Fe Santiago, một người ký giả Phi, đang sống và làm việc ở Kuwait, thu thập những sự kiện mà người giúp việc Phi bị đối xử tồi tệ, Fe Santiago nói lại “một trong những câu chuyện làm cô ta sốc và đau đớn nhất có liên hệ tới một viên cảnh sát Kuwaiti, anh ta hiếp dâm một cô gái Phi trên băng sau chiếc xe cảnh sát, đâm cô khắp mình mẫy rồi đem bỏ cô gần chết trong sa mạc, cô ký giả đến thăm người con gái trong bệnh viện, lòng cô quặn đau và cô là người đầu tiên tường thuật sự việc này”.
   Bài tường thuật của cô ký giả Phi, Santiago bảy năm trước đây đã gây nên một sự tác động đáng kể, một người luật sư về nhân quyền đã đọc bài cô viết, ông chấp nhận vụ tranh cải miễn phí cho nạn nhân, kết quả, viên cảnh sát nói trên bị kết án tử hình, trước khi được giảm xuống còn chung thân. Santiago, tháng mười năm 2014, tiến xa hơn công việc của một người ký giả bình thường, cô quyết định sẽ tìm cách gặp gỡ những người Phi đang làm nghề giúp việc nhà trên khắp các nơi ở vùng Vịnh, sáng lập ra chương trình phát thanh trực tuyến trên mạng điện tử có tên gọi Pinoy Arabia, để làm một diễn đàn chung cho những gì có liên quan tới tệ trạng mà họ, những người con gái Phi đang gánh chịu.
   Santiago chủ quan tin rằng, bất chấp những khó khăn mà cô sẽ đương đầu trong công việc này, một tương lai sáng sủa sẽ đến cho chị em của mình, cô cám ơn sức mạnh của hệ thống mạng lưới xã hội điện tử, nhiều người, nhiều giới chức sẽ nhận ra chuyện chà đạp nhân quyền này, từ đó họ sẽ góp tiếng nói hậu thuẩn cho một sự thay đổi hợp lý và nhân đạo trong một ngày không xa.
Thuyên Huy
Mon 17.06.19
Mời xem :CCTG ngày 10/6/19 :Á Rập Saudi: Murtaja Qureiris - Người Tù Chính Trị Mười Ba Tuổi Mà Vương Quyền Muốn Đem Ra Xử Tử


1 nhận xét:

Xướng Họa :THƠ THẨN ĐỜI TUI - Lý Đức Quỳnh Và Các Thi Hửu

  Bài Xướng THƠ THẨN ĐỜI TUI (Thơ vui theo tranh) Thơ thẩn, vợ hoài nói xỏ xiên: -Cơm ăn, áo mặc…lấy đâu tiền? Thời đen mượn chữ che đời nợ ...