Làng cổ Skara Brae của Scotland hay di
tích đế chế Tiwanaku của Bolivia là những địa danh đầy cảm hứng, tượng
trưng cho một thời kỳ đỉnh cao trong đời sống của người cổ đại.
Bên cạnh những bãi biển hay những trung tâm thương mại
lớn, du khách ngày nay còn rất yêu thích một đề tài du lịch khác: khám
phá thiên nhiên và vẻ đẹp cổ xưa bị vùi lấp bởi thời gian. Sau đây những
địa điểm cổ nổi tiếng trên thế giới bị đóng băng bởi thiên tai và thời
gian, thu hút được sự quan tâm của nhiều khách du lịch.
Skara Brae, Scotland
Tàn tích Skara Brae là điểm đến nổi tiếng ở Scotland
mà bất kỳ du khách nào khi đặt chân đến đều không muốn bỏ lỡ. Đây là một
trong những di tích thời tiền sử đáng chú ý nhất châu Âu và nằm ở vịnh
Skaill trên quần đảo Orkney.
Skara Brae là một khu định cư công nghiệp nhỏ có lịch
sử hơn 5.000 năm tuổi. Ngôi làng này trước đó bị phủ bụi thời gian và ẩn
sâu dưới lòng đất. Vào năm 1850 sau khi một cơn bão dữ dội quần thảo
vịnh Skaill, sức mạnh của gió bão đã để lộ ra những tàn tích bằng đá. Dù
bị bỏ hoang hàng nghìn năm, những ngôi nhà ở Skara Brae vẫn trong tình
trạng tốt.
Hiện các nhà khảo cổ học vẫn chưa tìm được lời giải đáp
chính xác tại sao các cư dân cuối cùng lại rời đi còn nhiều người cho
rằng ngôi làng bị bỏ hoang là do một sự khải huyền.
|
Bên trong những ngôi nhà được xây bằng đá thô sơ, du
khách có thể dễ dàng quan sát những vật dụng mà người xưa từng sử dụng:
bàn ghế, giường tủ bằng đá... Giữa mỗi ngôi nhà đặt một lò sưởi hình chữ
nhật dùng để sưởi ấm và nấu thức ăn. Tất cả những vật dụng này vẫn còn
nguyên vẹn và được bảo quản tốt nhất nhờ những đụn cát bao phủ hàng ngàn
năm qua.
Tiwanaku, Bolivia
Đế chế Tiwanaku từng phát triển mạnh mẽ ở Bolivia và sụp đổ vào thế kỷ 12. Thật
khó có thể tin nơi đất đai khô cằn như sa mạc này trước đây lại là nơi
từng đem lại hàng tấn khoai tây, ngô, đào... của người xưa. Tuy vậy do
sự biến đổi khí hậu nên vùng đất xung quanh thành trì của Tiwanaku ngày
một bạc màu và dẫn đến sự thất bát trong các vụ mùa, thu hoạch.
Một trong những điểm tham quan hấp dẫn nhất tại
Tiwanaku là quảng trường Puerta del Sol, một công trình hình chữ nhật
hoành tráng được chạm khắc từ chỉ một phiến đá nặng 45 tấn với các biểu
tượng thần linh mạnh mẽ và các yếu tố của lịch chiêm tinh.
Đế chế Tiwanaku từng phát triển mạnh mẽ ở Bolivia và sụp đổ vào thế kỷ 12.
|
Pompeii, Italy
Pompeii là một tàn tích nổi tiếng và bị chôn vùi một
phần gần Napoli, Italy. Cùng với Herculaneum - thành phố chị em của nó -
Pompeii đã bị phá hủy trong trận núi lửa phun trào vào năm 79 khiến
16.000 người chôn vùi vĩnh viễn. Với thảm họa được ví như "khúc
dạo đầu của ngày tận thế", Pompeii được mệnh danh là "thành phố của
những cuộc chia tay rất dài" nhằm nói lên sự chết chóc kinh hoàng mà nó
đã phải trải qua.
Thành cổ Pompeii giờ là điểm đến thu hút của hàng triệu lượt du khách.
|
Do bị chôn vùi dưới lòng đất trong điều kiện thiếu
không khí và độ ẩm, các di vật dường như vẫn còn nguyên vẹn theo thời
gian. Những dòng dung nham núi lửa đã vô tình bảo quản hoàn hảo tất cả
dấu ấn của con người và các công trình cổ xưa. Ngày nay, thành phố từng
bị chôn vùi này đã được con người khai quật 2/3 diện tích và trở thành
một địa điểm du lịch độc đáo. Năm 2008, nơi đây thu hút 2,5 triệu du
khách.
Bước chân vào khu vực thành phố cổ Pompeii, nhiều du
khách đã bất ngờ trước hàng loạt cổng chào, đền thờ, đại giáo đường...
mang đậm phong cách kiến trúc La Mã cổ đại. Ấn tượng nhất là những bức
tranh còn gần như nguyên vẹn, thể hiện đời sống luyến ái trên các vách
tường.
Mesa Verde, Colorado
Khoảng 700 năm trước, tổ tiên người Puebloan (hay còn
gọi là người Anasazi) sống trên cao nguyên Colorado và xây dựng những
ngôi nhà bên vách đá. Khi khảo cổ khu vực này, các chuyên gia đã phát
hiện được hơn 4.000 địa điểm khảo cổ có giá trị và người ta vẫn không
thể giải thích được lý do người Puebloan lại có thể xây dựng các ngôi
nhà ở độ cao gần 2.500m trong điều kiện môi trường khắc nghiệt: mùa hè
thì nóng bỏng, mùa đông lại lạnh giá.
Tới năm 1300, các tiến bộ trong thủy lợi cũng như nông
nghiệp của họ cũng không thể chống lại cơn hạn hán kéo dài cả thập kỷ
khiến những người dân phải bỏ đi.
Khoa học ngày nay không sao lý giải được người xưa có
thể xây các công trình kiến trúc này ở độ cao hàng nghìn mét trong điều
kiện khắc nghiệt của thời tiết.
|
Anh Minh
Ảnh: Au
Ảnh: Au
Đây là trải nghiệm rất thú vị
Trả lờiXóa