Charukesi Ramadurai -
BBC Travel
Ảnh: Patanjali Somayaji
Cùng với năm pháo đài tráng lệ khác ở Rajasthan, Jaisalmer là một Di sản Thế giới của Unesco. Màu mật ong ấn tượng của đá sa thạch vàng sử dụng để xây nên công trình này đã khiến mọi người gọi đó bằng biệt danh 'Thành phố Vàng'.
Họ không phải trả tiền thuê, do tổ tiên của họ được các vị vua ở địa phương ban cho đất đai để thưởng cho công trạng đối với vương quốc.
Ngày nay, Jaisalmer không chỉ là pháo đài cổ cuối cùng ở Ấn Độ vẫn có người sinh sống, mà nó còn có công dụng là một tượng đài sống nơi cuộc sống vẫn tiếp diễn giữa những lối đi hẹp và những khoảng sân đông đúc, hầu như vẫn giống với những gì từng diễn ra tại đây hồi Thế kỷ 12.
Gia tộc Vimal Kumar Gopa sống bên trong tòa thành đã được hơn 700 năm, và người đàn ông 44 tuổi này quản lý một phòng trưng bày dệt may từ căn nhà nhỏ của ông ở Kundpada.
Charukesi Ramadurai)
Về mặt lịch sử, khu vực này chỉ có các thành viên đẳng cấp tăng lữ Brahma mới được ở - những người làm thầy dạy học và cố vấn cho các vị vua địa phương cai trị Jaisalmer từ Thế kỷ thế 12 cho đến gần đây, vào giữa thập niên 1900.
Họ được cấp chỗ ở bên trong tòa thành. Ngày nay, sau bảy thế kỷ và 23 thế hệ, đại gia tộc đẳng cấp Brahma của Gopa sở hữu 42 ngôi nhà bên trong những bức tường thành cổ.
"Bên trong pháo đài, những cư dân ở đây có họ giống nhau thường là người thuộc cùng một gia tộc, và họ thường sống ở cùng một khu," Gopa nói.
Bên cạnh đẳng cấp Brahma, một cộng đồng khác cũng áp đảo bên trong tường thành Jaisalmer là bộ tộc Rajputs, tức gia tộc các chiến binh Hindu ở Bắc Ấn. Họ là những người từng đảm trách nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho thành phố nằm bao quanh thành trì cũng như chính tòa pháo đài.
Theo ông Gopa, họ của các cư dân cũng là một chỉ dấu của đẳng cấp gia đình họ trước kia: họ Purohit và họ Vyas cũng thuộc đẳng cấp Brahma, trong khi người Rajput có họ là Bhatti, Rathore hoặc Chauhan.
"Được bao nhiêu thế hệ rồi ư? Tôi không chắc, nhưng đây là ngôi nhà duy nhất mà chúng tôi biết."
Gốc gác gia đình ấn tượng của Gopa và Purohit rất thường gặp ở bên trong lâu đài Jaisalmer.
Thật ra, mỗi khi dừng lại nói chuyện với những người bán hàng và cư dân ngồi nghỉ ngơi bên ngoài nhà của họ, tôi đều nghe được cùng một câu chuyện, hết lần này đến lần khác: đa số họ đều sinh ra ở đây và vẫn làm việc ở đây - một vài người đã biến đổi một phần căn nhà của họ thành cửa tiệm, quán nước hay nhà trọ để kiếm sống trong vòng vài thập niên qua.
Jaisalmer được lãnh tụ địa phương Rawal Jaisal, người đặt tên cho thành phố, thành lập vào Thế kỷ 12.
Trong thời gian từ Thế kỷ 16 đến Thế kỷ 18, vương quốc đã trở nên thịnh vượng do là một điểm dừng chân quan trọng trên Con đường Tơ lụa kết nối châu Âu với Trung Quốc qua ngả Ấn Độ, Afghanistan, Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập.
Hàng đoàn thương nhân và thương gia từ phương Đông với hàng hóa nặng trĩu gồm tơ lụa, đá quý, trà và thoang thoảng mùi thuốc phiện sẽ dừng lại ở một trong những nhà trọ nhỏ ở Jaisalmer có sân mở ra để ăn uống và nghỉ qua đêm.
Những lãnh chúa địa phương đã phát tài từ việc nghỉ lại của dân buôn, và các thương nhân thành thị giàu có đã xây dựng những tòa dinh thự, đền đài và nhà trọ vừa bên trong lẫn bên ngoài những bức tường thành ở Jaisalmer.
Hàng trăm năm sau, dấu vết duy nhất về tầm quan trọng của thành phố trên Con đường Tơ lụa là những ngôi làng bị bỏ hoang, những cột đánh dấu bằng đá và những pháo đài xiêu vẹo nằm rải rác trên sa mạc khô cằn.
Dù vậy, những con ngõ ngoằn ngoèo và những bức tường sa thạch có tháp canh của Thành phố Vàng vẫn thu hút hàng đoàn du khách đến những khách sạn và nhà hàng của thành phố.
Gió sa mạc giờ đây thổi về hướng những chiếc xe buýt chở đầy du khách mang máy ảnh thay vì đoàn dân buôn trên mình lạc đà. Tuy nhiên, thành phố vẫn là một tiền đồn sa thạch ấn tượng nơi nhiều thế hệ dân cư đã phục vụ khách lữ hành hàng trăm năm.
(Ảnh:Charukesi Ramadurai )
Dân địa phương, nhất là những người sống bên trong tòa thành, tiếp tục kiếm tiền từ du khách. Một số người mở nhà hàng phục vụ những khay đồ ăn nhẹ đơn giản, trong khi những người khác bán những chiếc túi xách tuyệt mỹ được làm từ da lạc đà.
Các chủ cửa hàng mời gọi khách qua đường vào trong để xem những chiếc khăn trùm đầu sặc sỡ, những tấm thảm thêu và những 'tấm ga trải giường Viagra thần kỳ' được cho là làm tăng khả năng có con. "Không tính tiền xem hàng đâu, thưa bà," một người bán hàng ngồi trên chiếc ghế nhựa đặt bên ngoài cửa tiệm của ông ta, nói.
Tuy nhiên, mặc dù có hàng ngàn du khách ghé qua chỗ này hàng ngày, tòa thành vẫn là một xã hội gắn kết chặt chẽ.
Phía ngoài nhiều ngôi nhà ở Jaisalmer, những bức tranh vui tươi thông báo những đám cưới sắp tới của người dân sống trong tòa thành. Bức họa nêu tên của chú rể, cô dâu cùng với ngày hôn lễ, thường là dưới biểu tượng may mắn chẳng hạn Thần Ganesha đầu voi, vốn cũng là vị thần của những sự khởi đầu mới.
Theo lời Gopa, không cần phải có lời mời chính thức trong cộng đồng nhỏ bên trong tường thành này.
"Toàn bộ tòa thành này là một gia đình," Gopa nói. "Ranh giới bắt đầu và kết thúc với cánh cổng chính được gọi Akhrey Prol vốn phân cách chúng tôi với thị trấn. Cho dù đó là đám cưới hay đám tang, tất cả chúng tôi đều đến cùng nhau để tham dự."
Purohit cũng nói thêm rằng: "Mấy năm trước, khi mẹ tôi lên cơn đau tim, cả tôi và anh trai tôi đều không có ở nhà, nhưng các hàng xóm của tôi đưa bà đến bệnh viện. Sự 'hài hòa' này là điều mà tôi thích nhất về cuộc sống ở đây, và trải qua hàng trăm năm cuộc sống ở cộng đồng này vẫn như thế."
Từ cổng chính của tòa thành, một lối đi ngoằn ngoèo với hai bên là những cửa hiệu bán đồ nữ trang kim loại và các đồ thủ công có đính chuỗi. Cư dân trên xe gắn máy và xe ba bánh tự động cẩn thận chạy trên đường và bóp còi giữa một biển người đi bộ.
Hình ảnh: Patanjali Somayaji
Các phụ nữ địa phương trong những chiếc đầm thướt tha và những chiếc áo khoác sặc sỡ trong khi đầu trùm trong những chiếc khăn dupatta màu sáng, đem khay đồ cúng có chứa đầy hoa tươi và nhang trầm đến những ngôi đền bên trong tòa thành.
Gandhi và nhà ga Nam Phi làm thay đổi lịch sử Ấn Độ
Dòng sông trốn từ thiên đường xuống
Bước đi giữa hàng chục những căn phòng nhỏ có chứa đầy những đồng tiền xu bị lỗi, các bản đồ cổ, các bức ảnh trắng đen đã phai màu, các dụng cụ nấu nướng, khăn trùm đầu tinh xảo và những di vật khác của quá khứ, điều khiến tôi ấn tượng là lịch sử vẫn còn hiển hiện trên những con đường này.
Những chiếc khăn trùm đầu bằng vải sáng màu, tương tự những chiếc khăn đã phai màu được trưng bày, vẫn có thể được nhìn thấy trên đầu của những cư dân ở đây, trong khi những căn bếp truyền thống vẫn sử dụng những chiếc đĩa, chảo bằng đồng hoặc đồng thau.
Gopa đã mô tả cách thức các lễ hội Holi về màu sắc và Diwali về ánh sáng của người Hindu được cộng đồng ăn mừng giống như cái cách mà chúng được tổ chức hàng trăm năm trước đây - cũng giống như các nghi lễ thờ cúng hàng ngày trong rất nhiều các đền thờ đạo Hindu và đạo Jain bên trong các bức tường của tòa thành Jaisalmer vẫn được giữ nguyên qua thời gian.
Ngày nay, bảo tàng này là chứng nhân của lịch sử đầy tự hào của tòa thành này, nhưng khôi phục lại công trình cổ không hề là công việc dễ dàng.
"Tòa dinh thự đang trong tình trạng xuống cấp," người quản lý bảo tàng, Rakesh Vyas, người đã sống trong dinh thự Baa Ri Haveli cả đời và là hậu duệ trực tiếp của dòng họ sở hữu dinh thự này ngay từ đầu, nói.
Vyas mô tả quá trình lâu dài và gian khổ trong việc phục chế cũng như thu thập các hiện vật. Chúng tôi không được sự hỗ trợ của chính quyền hay bất cứ ai khác," ông nói.
"Pháo đài này giờ đây là một công trình di sản được bảo tồn không phải dưới sự quản lý trực tiếp của chính quyền bang và chính phủ trung ương mà là Cơ quan Khảo sát Khảo cổ Ấn Độ (ASI), một cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm bảo vệ và gìn giữ các đền đài, pháo đài và di chỉ khảo cổ của đất nước.
Và trong khi ASI yêu cầu các cư dân trong tòa thành không được bán nhà cửa đất đai cho người ngoài hay thay đổi mặt tiền căn nhà bằng bất cứ cách nào, các hỗ trợ tài chính để bảo trì pháo đài, nhất là các ngôi nhà riêng, lại không hề có.
Không chỉ là các tòa dinh thự mà bản thân pháo đài cũng có nguy cơ bị hủy hoại. Nó được xây dựng trên đá trầm tích mềm và có một hệ thống thoát nước cổ vốn đã thấm từ từ và trực tiếp vào nền móng của pháo đài qua nhiều năm.
Mọi việc càng trở nên tồi tệ hơn do tình trạng xây dựng và sửa chữa mất kiểm soát và điều này có nghĩa nhiều chỗ tường sa thạch đã đổ sụp.
Tòa pháo đài tráng lệ này có thể đã vượt qua được sự khắc nghiệt của thời tiết và đứng vững trong nhiều cuộc tấn công của các đội quân xâm lược trong hơn tám thế kỷ, nhưng tương lai của nó vẫn bất định.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.
Nằm rìa phía tây xa xôi của bang
Rajasthan của Ấn Độ, được bao bọc bởi sa mạc Thar, pháo đài Trung cổ
Jaisalmer vươn cao với hơn 20 tầng giữa quanh cảnh cát bụi như một lâu
đài cát màu vàng.
Được xây dựng kể từ năm 1156, thành trì đá sa
thạch này đứng canh giữ trên đỉnh một ngọn đồi hình tam giác với ba lớp
tường, bốn cổng đồ sộ và 99 tháp canh. Cùng với năm pháo đài tráng lệ khác ở Rajasthan, Jaisalmer là một Di sản Thế giới của Unesco. Màu mật ong ấn tượng của đá sa thạch vàng sử dụng để xây nên công trình này đã khiến mọi người gọi đó bằng biệt danh 'Thành phố Vàng'.
Thừa hưởng từ tổ tiên
Tuy nhiên, tòa thành quách này có ý nghĩa còn lớn hơn so với chỉ là một công trình lịch sử và kiến trúc quan trọng: hơn 800 năm sau khi được xây dựng, có khoảng từ 2.000 cho đến 4.000 hậu duệ của những người đầu tiên sống trong lâu đài vẫn tiếp tục sống giữa các bức tường thành của nơi này.Họ không phải trả tiền thuê, do tổ tiên của họ được các vị vua ở địa phương ban cho đất đai để thưởng cho công trạng đối với vương quốc.
Ngày nay, Jaisalmer không chỉ là pháo đài cổ cuối cùng ở Ấn Độ vẫn có người sinh sống, mà nó còn có công dụng là một tượng đài sống nơi cuộc sống vẫn tiếp diễn giữa những lối đi hẹp và những khoảng sân đông đúc, hầu như vẫn giống với những gì từng diễn ra tại đây hồi Thế kỷ 12.
Gia tộc Vimal Kumar Gopa sống bên trong tòa thành đã được hơn 700 năm, và người đàn ông 44 tuổi này quản lý một phòng trưng bày dệt may từ căn nhà nhỏ của ông ở Kundpada.
Charukesi Ramadurai)
Về mặt lịch sử, khu vực này chỉ có các thành viên đẳng cấp tăng lữ Brahma mới được ở - những người làm thầy dạy học và cố vấn cho các vị vua địa phương cai trị Jaisalmer từ Thế kỷ thế 12 cho đến gần đây, vào giữa thập niên 1900.
Họ được cấp chỗ ở bên trong tòa thành. Ngày nay, sau bảy thế kỷ và 23 thế hệ, đại gia tộc đẳng cấp Brahma của Gopa sở hữu 42 ngôi nhà bên trong những bức tường thành cổ.
"Bên trong pháo đài, những cư dân ở đây có họ giống nhau thường là người thuộc cùng một gia tộc, và họ thường sống ở cùng một khu," Gopa nói.
Bên cạnh đẳng cấp Brahma, một cộng đồng khác cũng áp đảo bên trong tường thành Jaisalmer là bộ tộc Rajputs, tức gia tộc các chiến binh Hindu ở Bắc Ấn. Họ là những người từng đảm trách nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho thành phố nằm bao quanh thành trì cũng như chính tòa pháo đài.
Theo ông Gopa, họ của các cư dân cũng là một chỉ dấu của đẳng cấp gia đình họ trước kia: họ Purohit và họ Vyas cũng thuộc đẳng cấp Brahma, trong khi người Rajput có họ là Bhatti, Rathore hoặc Chauhan.
Điểm dừng chân trên Con đường Tơ lụa
"Gia đình tôi đã sống ở đây được hơn 400 năm," Jitendra Purohit, nhân viên kinh doanh tại một phòng trưng bày đồ thủ công nằm sát một con ngõ hẹp của tòa thành, nói."Được bao nhiêu thế hệ rồi ư? Tôi không chắc, nhưng đây là ngôi nhà duy nhất mà chúng tôi biết."
Gốc gác gia đình ấn tượng của Gopa và Purohit rất thường gặp ở bên trong lâu đài Jaisalmer.
Thật ra, mỗi khi dừng lại nói chuyện với những người bán hàng và cư dân ngồi nghỉ ngơi bên ngoài nhà của họ, tôi đều nghe được cùng một câu chuyện, hết lần này đến lần khác: đa số họ đều sinh ra ở đây và vẫn làm việc ở đây - một vài người đã biến đổi một phần căn nhà của họ thành cửa tiệm, quán nước hay nhà trọ để kiếm sống trong vòng vài thập niên qua.
Jaisalmer được lãnh tụ địa phương Rawal Jaisal, người đặt tên cho thành phố, thành lập vào Thế kỷ 12.
Trong thời gian từ Thế kỷ 16 đến Thế kỷ 18, vương quốc đã trở nên thịnh vượng do là một điểm dừng chân quan trọng trên Con đường Tơ lụa kết nối châu Âu với Trung Quốc qua ngả Ấn Độ, Afghanistan, Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập.
Hàng đoàn thương nhân và thương gia từ phương Đông với hàng hóa nặng trĩu gồm tơ lụa, đá quý, trà và thoang thoảng mùi thuốc phiện sẽ dừng lại ở một trong những nhà trọ nhỏ ở Jaisalmer có sân mở ra để ăn uống và nghỉ qua đêm.
Những lãnh chúa địa phương đã phát tài từ việc nghỉ lại của dân buôn, và các thương nhân thành thị giàu có đã xây dựng những tòa dinh thự, đền đài và nhà trọ vừa bên trong lẫn bên ngoài những bức tường thành ở Jaisalmer.
Hàng trăm năm sau, dấu vết duy nhất về tầm quan trọng của thành phố trên Con đường Tơ lụa là những ngôi làng bị bỏ hoang, những cột đánh dấu bằng đá và những pháo đài xiêu vẹo nằm rải rác trên sa mạc khô cằn.
Dù vậy, những con ngõ ngoằn ngoèo và những bức tường sa thạch có tháp canh của Thành phố Vàng vẫn thu hút hàng đoàn du khách đến những khách sạn và nhà hàng của thành phố.
Gió sa mạc giờ đây thổi về hướng những chiếc xe buýt chở đầy du khách mang máy ảnh thay vì đoàn dân buôn trên mình lạc đà. Tuy nhiên, thành phố vẫn là một tiền đồn sa thạch ấn tượng nơi nhiều thế hệ dân cư đã phục vụ khách lữ hành hàng trăm năm.
'Đại gia đình'
Ngày nay, pháo đài Jaisalmer là một mớ hỗn độn đầy những quán trà và quán nước nhỏ, những nhà trọ và những ngôi nhà, những ngôi đền và tiệm thời trang nằm san sát nhau.(Ảnh:Charukesi Ramadurai )
Dân địa phương, nhất là những người sống bên trong tòa thành, tiếp tục kiếm tiền từ du khách. Một số người mở nhà hàng phục vụ những khay đồ ăn nhẹ đơn giản, trong khi những người khác bán những chiếc túi xách tuyệt mỹ được làm từ da lạc đà.
Các chủ cửa hàng mời gọi khách qua đường vào trong để xem những chiếc khăn trùm đầu sặc sỡ, những tấm thảm thêu và những 'tấm ga trải giường Viagra thần kỳ' được cho là làm tăng khả năng có con. "Không tính tiền xem hàng đâu, thưa bà," một người bán hàng ngồi trên chiếc ghế nhựa đặt bên ngoài cửa tiệm của ông ta, nói.
Tuy nhiên, mặc dù có hàng ngàn du khách ghé qua chỗ này hàng ngày, tòa thành vẫn là một xã hội gắn kết chặt chẽ.
Phía ngoài nhiều ngôi nhà ở Jaisalmer, những bức tranh vui tươi thông báo những đám cưới sắp tới của người dân sống trong tòa thành. Bức họa nêu tên của chú rể, cô dâu cùng với ngày hôn lễ, thường là dưới biểu tượng may mắn chẳng hạn Thần Ganesha đầu voi, vốn cũng là vị thần của những sự khởi đầu mới.
Theo lời Gopa, không cần phải có lời mời chính thức trong cộng đồng nhỏ bên trong tường thành này.
"Toàn bộ tòa thành này là một gia đình," Gopa nói. "Ranh giới bắt đầu và kết thúc với cánh cổng chính được gọi Akhrey Prol vốn phân cách chúng tôi với thị trấn. Cho dù đó là đám cưới hay đám tang, tất cả chúng tôi đều đến cùng nhau để tham dự."
Purohit cũng nói thêm rằng: "Mấy năm trước, khi mẹ tôi lên cơn đau tim, cả tôi và anh trai tôi đều không có ở nhà, nhưng các hàng xóm của tôi đưa bà đến bệnh viện. Sự 'hài hòa' này là điều mà tôi thích nhất về cuộc sống ở đây, và trải qua hàng trăm năm cuộc sống ở cộng đồng này vẫn như thế."
Từ cổng chính của tòa thành, một lối đi ngoằn ngoèo với hai bên là những cửa hiệu bán đồ nữ trang kim loại và các đồ thủ công có đính chuỗi. Cư dân trên xe gắn máy và xe ba bánh tự động cẩn thận chạy trên đường và bóp còi giữa một biển người đi bộ.
Hình ảnh: Patanjali Somayaji
Các phụ nữ địa phương trong những chiếc đầm thướt tha và những chiếc áo khoác sặc sỡ trong khi đầu trùm trong những chiếc khăn dupatta màu sáng, đem khay đồ cúng có chứa đầy hoa tươi và nhang trầm đến những ngôi đền bên trong tòa thành.
Xuống cấp nhiều
Một trong những con ngõ nằm cao trên một mô đất dẫn đến Quảng trường Dusshera Chowk ở trung tâm và Baa Ri Haveli - một dinh thự 450 tuổi được chuyển thành bảo tàng trưng bày các hiện vật trong cuộc sống hàng ngày ở pháo đài này từ Thế kỷ 15 cho đến ngày nay.Gandhi và nhà ga Nam Phi làm thay đổi lịch sử Ấn Độ
Dòng sông trốn từ thiên đường xuống
Bước đi giữa hàng chục những căn phòng nhỏ có chứa đầy những đồng tiền xu bị lỗi, các bản đồ cổ, các bức ảnh trắng đen đã phai màu, các dụng cụ nấu nướng, khăn trùm đầu tinh xảo và những di vật khác của quá khứ, điều khiến tôi ấn tượng là lịch sử vẫn còn hiển hiện trên những con đường này.
Những chiếc khăn trùm đầu bằng vải sáng màu, tương tự những chiếc khăn đã phai màu được trưng bày, vẫn có thể được nhìn thấy trên đầu của những cư dân ở đây, trong khi những căn bếp truyền thống vẫn sử dụng những chiếc đĩa, chảo bằng đồng hoặc đồng thau.
Gopa đã mô tả cách thức các lễ hội Holi về màu sắc và Diwali về ánh sáng của người Hindu được cộng đồng ăn mừng giống như cái cách mà chúng được tổ chức hàng trăm năm trước đây - cũng giống như các nghi lễ thờ cúng hàng ngày trong rất nhiều các đền thờ đạo Hindu và đạo Jain bên trong các bức tường của tòa thành Jaisalmer vẫn được giữ nguyên qua thời gian.
Ngày nay, bảo tàng này là chứng nhân của lịch sử đầy tự hào của tòa thành này, nhưng khôi phục lại công trình cổ không hề là công việc dễ dàng.
"Tòa dinh thự đang trong tình trạng xuống cấp," người quản lý bảo tàng, Rakesh Vyas, người đã sống trong dinh thự Baa Ri Haveli cả đời và là hậu duệ trực tiếp của dòng họ sở hữu dinh thự này ngay từ đầu, nói.
Vyas mô tả quá trình lâu dài và gian khổ trong việc phục chế cũng như thu thập các hiện vật. Chúng tôi không được sự hỗ trợ của chính quyền hay bất cứ ai khác," ông nói.
Khó trùng tu
Sự thiếu quan tâm của chính quyền không đặc biệt gây bất ngờ, Gopa sau đó giải thích."Pháo đài này giờ đây là một công trình di sản được bảo tồn không phải dưới sự quản lý trực tiếp của chính quyền bang và chính phủ trung ương mà là Cơ quan Khảo sát Khảo cổ Ấn Độ (ASI), một cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm bảo vệ và gìn giữ các đền đài, pháo đài và di chỉ khảo cổ của đất nước.
Và trong khi ASI yêu cầu các cư dân trong tòa thành không được bán nhà cửa đất đai cho người ngoài hay thay đổi mặt tiền căn nhà bằng bất cứ cách nào, các hỗ trợ tài chính để bảo trì pháo đài, nhất là các ngôi nhà riêng, lại không hề có.
Không chỉ là các tòa dinh thự mà bản thân pháo đài cũng có nguy cơ bị hủy hoại. Nó được xây dựng trên đá trầm tích mềm và có một hệ thống thoát nước cổ vốn đã thấm từ từ và trực tiếp vào nền móng của pháo đài qua nhiều năm.
Mọi việc càng trở nên tồi tệ hơn do tình trạng xây dựng và sửa chữa mất kiểm soát và điều này có nghĩa nhiều chỗ tường sa thạch đã đổ sụp.
Tòa pháo đài tráng lệ này có thể đã vượt qua được sự khắc nghiệt của thời tiết và đứng vững trong nhiều cuộc tấn công của các đội quân xâm lược trong hơn tám thế kỷ, nhưng tương lai của nó vẫn bất định.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.
Công trình này thật hấp dẫn
Trả lờiXóa