Hàng năm chúng ta tiêu thụ khá nhiều đường mà không hề biết đây là một chất quan trọng có thể dẫn đến các loại ung thư. Thậm chí tại các bệnh viện, bệnh nhân ung thư vẫn được thoải mái sử dụng thức ăn và nước uống có đường mà không hề chú ý đến tác hại của nó.
Tại
các bệnh viện, bệnh nhân ung thư thường được cho khá nhiều đường và
carbohydrate trong chế độ ăn bởi một lý do đơn giản là người ta đã phớt
lờ vai trò của dinh dưỡng đối với sức khỏe và bệnh tật. Vì thế ung thư
lại bùng phát, và các phòng bệnh lại chật ních bệnh nhân.
Từ
giữa những năm 20, các nhà khoa học đã đưa ra “giả thuyết về ung thư
của Otto Warburg” trong đó cho rằng các khối ung thư thường thích dùng
quá trình lên men đường để tạo năng lượng hơn là dựa vào quá trình oxy
hóa. Trên thực tế, nhiều bệnh viện đã mời các tập đoàn thực phẩm để giúp
bệnh nhân lấy lại vị giác sau quá trình phẫu thuật. Theo các quan điểm
trước đây, hai “tiêu chuẩn điều trị” hợp lý nhất đối với ung thư là hóa
trị và xạ trị.
Nhưng
ngày nay mọi thứ đang bắt đầu thay đổi, các nghiên cứu mới đòi hỏi cơ
sở y tế phải thay đổi chiến lược điều trị với dinh dưỡng…
Đường không những nuôi dưỡng tế bào ung thư mà còn là nguyên nhân gây ung thư
Trong
nghiên cứu mang tính đột phá của một nhà nghiên cứu tình nguyện tại
Greenmedinfo, đường không chỉ là nguồn năng lượng để khối u duy trì hoạt
động mà còn là yếu tố chính thúc đẩy hình thành khối u, điều đó nghĩa
là đường có thể khởi phát ung thư ngay trên các tế bào khỏe mạnh.
Trong một bài báo có tiêu đề “Tăng hấp thu đường thúc đẩy quá trình sinh ung thông qua EPAC/RAP1 và O-GIcNAc” được đăng trên Tạp chí Điều tra Lâm sàng (Journal of Clinical Investigation),
các nhà nghiên cứu đã đề cập đến một nhận thức chung trong cộng đồng
những người nghiên cứu ung thư về mối liên hệ giữa đường và ung thư, cụ
thể là: “Sự tăng quá trình
thủy phân glucose thường được xem là kết quả của quá trình hình thành
ung thư, từ đó thúc đẩy phát triển các tế bào ác tính”.
Trái với quan điểm thông thường này, một nghiên cứu mới đã cung cấp bằng chứng chứng minh rằng “chính sự tăng trưởng hoạt động thủy phân đường trong cơ thể cũng có thể là một quá trình làm phát sinh ung thư”.
Tức là sự chuyển hóa hàm lượng đường trong một tế bào, bao gồm sự gia
tăng thụ thể glucose trên bề mặt của màng tế bào có thể là tác nhân làm
phát sinh khối u.
Ngoài
ra, nghiên cứu đã cho thấy “việc cưỡng ép tế bào ung thư vú giảm hấp
thu glucose đã dẫn đến hiện tượng đảo ngược kiểu hình”. Nói cách khác,
can thiệp vào sự hấp thu glucose sẽ khiến cho những tế bào ung thư đã cố
định chức năng có thể quay trở lại dạng cấu trúc tiền ung thư trước đó.
Vậy nghiên cứu này có ý nghĩa gì đối với chế độ ăn uống?
Nghiên
cứu mới này chỉ ra rằng đường là một trong những nguyên nhân chính
khiến cho sự trao đổi chất trong tế bào bị thay đổi, để thích hợp với sự
khởi phát và thúc đẩy quá trình ung thư. Nghiên
cứu cũng cho thấy việc loại bỏ đường cũng như các tế bào có hàm lượng
glucose cao ra khỏi chế độ ăn có thể đẩy lùi bệnh ung thư.
Ở
Mỹ, trung bình mỗi người tiêu thụ khoảng 72 kg đường mỗi năm. Vì thế
đây là một phát hiện đáng kinh ngạc với họ, trước đó họ thường cho rằng
khái niệm “ngăn ngừa” đồng nghĩa với việc “phát hiện sớm”, nên người Mỹ
thường không tập trung vào việc phát hiện và loại bỏ môi trường gây ung
thư trong khi chế độ ăn của họ lại quá dư thừa chất dinh dưỡng. Thay vào
đó họ lại dồn thời gian, công sức, tiền bạc vào các chiến dịch truyền
thông nhằm tìm kiếm phương pháp chữa trị ung thư, còn việc phòng bệnh
lại là một điều gì đó khá xa vời.
Đường ẩn, một dạng ung thư “ngủ đông”
Theo
ước tính của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), trung bình hàng năm người
Mỹ tiêu thụ khoảng 91kg các sản phẩm từ ngũ cốc. Tại sao điều này lại
liên quan đến hàm lượng đường trong chế độ ăn uống? Vì carbohydrate cũng
có mặt trong nhiều sản phẩm tinh chế từ ngũ cốc như: bánh quy giòn,
bánh mì, mì ống, ngũ cốc… Chúng thực chất là những dạng đường tiềm ẩn.
Trên
thực tế, bánh gạo cũng khiến máu của bạn trở nên “ngọt” hơn cả đường
trắng và có lẽ cũng cung cấp nhiều đường hơn cho tế bào ung thư. Cộng cả
hai số liệu với nhau ta có được lượng tiêu thụ đường hàng năm của mỗi
người là 163kg bao gồm cả đường thông thường và đường có trong ngũ cốc.
Tất cả đều góp phần thúc đẩy quá trình trao đổi chất lý tưởng (đường
phân hiếu khí) cho các tế bào ung thư.
Đây
là nguyên nhân giải thích tại sao chế độ ăn kiêng keto lại tập trung
vào hạn chế chất béo, protein và carbohydrate cả ở dạng đường bình
thường và đường ẩn trong ngũ cốc. Chế độ dinh dưỡng này rất hữu ích đối
với bất kỳ chứng ung thư ác tính nào bao gồm cả ung thư não. Khi đường
và carbohydrate được loại bỏ khỏi các tế bào ung thư thì chúng sẽ bị
chết đi hoặc tái lập lại thành kiểu hình tế bào mới không gây ung thư.
Tại sao chúng ta lại ăn quá nhiều đường dù biết nó có hại?
“Nghiện
đường” chính là nguyên nhân chính khiến chúng ta ăn chế độ ăn giàu
đường và carbohydrate. Vài phút sau khi dùng thức ăn có đường, hệ nội
tiết sẽ bắt đầu hoạt động, não rất nhạy cảm với đường bởi vì nó là nguồn
năng lượng cơ bản cho tế bào. Và khi thích nghi với lượng đường cao
trong máu, tế bào não sẽ trở nên rối loạn nếu hàm lượng này bị giảm
trong 2-3 phút. Do đó những người thích ngọt lại càng muốn ăn nhiều thức
ăn ngọt hơn.
Vòng
luẩn quẩn vô tận này chính là nguyên nhân của chứng thèm ăn vô tội vạ
các chế phẩm từ đường và carbohydrate. Người ta thấy rằng, khả năng tạo
ra hiệu ứng khoái cảm từ đường fructose (đường hoa quả) có tác dụng điều
chỉnh cả thụ thể opioid (tương tự thành phần của thuốc phiện) và cả
dopamine một chất trung gian thần kinh giúp tăng cường sự tập trung
trong một khoảng thời gian ngắn. Các chuỗi axit amin chứa gluten trong
ngũ cốc cũng có khả năng gây nghiện và cố định nhu cầu hấp thu
carbohydrate trong mỗi bữa ăn.
Hiển
nhiên, chế độ ăn uống của chúng ta chỉ là một trong rất nhiều nguyên
nhân dẫn tới căn bệnh nan y này, vẫn còn khá nhiều nguyên nhân khác góp
phần gây phát sinh và thúc đẩy ung thư, chẳng hạn như:
– Phơi nhiễm hóa chất
– Tiếp xúc với bức xạ
– Căng thẳng mãn tính gây ức chế hệ thống miễn dịch
– Vắc-xin chứa retrovirus ẩn và vi-rút gây ung thư
– Nhiễm trùng tự nhiên với vi khuẩn và vi-rút gây ung thư
– Thiếu ngủ
– Thiếu chất dinh dưỡng (thiếu các chất bổ sung methyl như B12, folate và B6 sẽ ngăn cơ thể “tắt” các gen thúc đẩy ung thư.
Mặc
dù ung thư là bệnh khá phức tạp, đa yếu tố và rất khó kiểm soát, nhưng
điều chúng ta có thể làm là kiểm soát nó thông qua chế độ ăn uống. Nếu
chúng ta thực sự muốn ngăn ngừa hoặc điều trị ung thư thì tuyệt đối phải
hạn chế tối đa đường. Và đừng quên, lượng carbohydrate có trong bánh
mì, bánh quy giòn, ngũ cốc chắc chắn sẽ chuyển đổi thành đường sau vài
phút tiêu thụ.
Thiện Thành (Theo Collective Evolution )
Tinhhoa.net
Bài viết rất hữu ích
Trả lờiXóa