Thứ Ba, 1 tháng 10, 2019

Lời khai ớn lạnh của tội phạm trong đường dây bắt cóc trẻ em ở TQ

Buôn bán người ở Trung Quốc đã đến mức độ như thế nào? Lời khai của một kẻ buôn người ở Trung Quốc sau khi bị bắt sẽ cho thấy tình hình khủng khiếp thế nào, giúp bạn hiểu được sự suy đồi đạo đức đã đến mức “không còn giới hạn”.


Buôn người ở Trung Quốc
Một số cơ quan truyền thông Đại Lục cho biết, ở Trung Quốc mỗi năm có đến 200 nghìn trường hợp trẻ bị mất tích, còn tỷ lệ tìm được chỉ là 0,1%. (Ảnh minh hoạ từ Shutterstock)

Câu chuyện trả lời của kẻ buôn người khiến người nghe phải ớn lạnh

Hỏi: Tại sao anh phải buôn bán trẻ em?
Đáp: Kiếm tiền vừa nhanh vừa dễ dàng.
Hỏi: Anh có biết thế là phạm tội?
Đáp: Chẳng phải đó là một đứa trẻ sao? Họ lại có thể sinh tiếp!
Hỏi: Anh đã bao nhiêu lần tham gia phạm tội? Lần nhiều nhất bắt cóc mấy bé?
Đáp: Tôi không thể nhớ, mỗi tháng đều bán vài lần. Lần nhiều nhất dường như khoảng 3-4 đứa, tôi không nhớ rõ.
Hỏi: Anh có biết những đứa trẻ bị bắt cóc bán về đâu không?
Đáp: Trên khắp nơi trên đất nước đều có, có người chuyên bán, tôi phụ trách việc bắt cóc. Người ở trên không cho phép tôi biết nơi đứa trẻ đến, họ nói rằng sợ cảnh sát sẽ tìm thấy chúng.
Hỏi: Cách anh gây án thế nào?
Đáp: Ngoan ngoãn nghe thì lừa, quá lanh lợi thì bắt ép, không nghe lời thì đánh hôn mê mang đi, khi người lớn không chú ý sẽ ra tay hành động.
Hỏi: Anh có lựa chọn đứa trẻ để gây án?
Đáp: Phải chú ý vào sức khỏe, ăn mặc sáng sủa, chất lượng tốt mới có thể bán được giá tốt.
Hỏi: Trong quá trình lừa gạt, anh đã bao giờ giết chết đứa trẻ nào chưa?
Đáp: (im lặng một lúc, gật đầu) Do đứa bé khóc quá lớn, gần như có thể lôi kéo người ta chú ý kéo đến, đồng bọn của tôi sợ có chuyện không hay nên ném đứa bé xuống sông. Đây là người kia làm, không phải tôi!
Những câu trả lời khiến người nghe không khỏi cảm thấy ớn lạnh nổi da gà, trong mắt những kẻ buôn người này thì sinh mạng những đứa trẻ như cỏ dại bên lề đường, nhổ đi sẽ mọc lại…

Dụ dỗ không được thì bắt cóc

Trên mạng Internet có rất nhiều video về bắt cóc trẻ em trắng trợn ngay giữa ban ngày:
Thủ phạm bắt cóc ngang nhiên cướp giật lấy đứa trẻ giữa ban ngày.


bắt cóc trẻ em ở Trung Quốc
Thủ phạm bắt cóc ngang nhiên cướp giật lấy đứa trẻ giữa ban ngày. (Trích từ các video trên mạng Internet)

Ảnh 1: Một người mẹ bế con đi trên đường, bất ngờ một người đàn ông từ sau lao lên cướp lấy đứa trẻ. Lúc này đồng bọn chạy xe đến phối hợp khiến người mẹ không thể chống đỡ, đứa trẻ được cho lên xe đưa đi…


Bắt cóc trẻ em ở Trung Quốc
Thủ phạm bắt cóc ngang nhiên cướp giật lấy đứa trẻ giữa ban ngày.

Ảnh 2: Một cô bé chơi trong siêu thị, một kẻ lạ đến bế cô bé đi.


Bắt cóc trẻ em ở Trung Quốc
Một cô bé chơi trong siêu thị, một kẻ lạ đến bế cô bé đi.

Ảnh 3: Người mẹ đưa bé gái đi dạo ngoài trời, một đôi nam nữ lao đến cướp cô bé…
bắt cóc trẻ em giữa ban ngày
Bắt cóc trẻ em tại Trung Quốc


Bắt cóc trẻ em tại Trung Quốc
Thủ phạm bắt cóc ngang nhiên cướp giật lấy đứa trẻ giữa ban ngày. (Trích từ các video trên mạng Internet)

Hóa trang và cạo đầu trẻ gây khó khăn cho người tìm kiếm

Truyền thông Đại Lục đưa tin, ngày 25/8 một bé gái 5 tuổi ở Tuyên Uy tỉnh Vân Nam đã bị bắt cóc khi đang chơi bên cầu Tây Hà. May mắn thay, đứa trẻ cuối cùng đã thành công trốn về. Nhưng khi người ta tìm thấy bé thì tóc bé đã bị cạo và quần áo trên người đã bị thay đổi, tội phạm buôn người làm vậy để mọi người khó nhận ra bé.
Người không quen, chẳng hạn cộng đồng mạng chỉ thấy hình dáng bé ban đầu khi chưa bị bắt cóc thì không thể nhận ra được khi bé đã được “cải trang” như vậy, điều đó khiến cho công việc giải cứu đứa trẻ khó khăn hơn.

Gia đình nạn nhân ám ảnh cả đời

Đối với kẻ buôn người, đứa trẻ chỉ là một món hàng đem lại lợi nhuận, nhưng đối với một gia đình đã mất con thì đó có thể là vết thương ám ảnh suốt đời. Vết thương chỉ nguôi ngoai khi nào đứa trẻ trở lại, dù cha mẹ có sinh thêm bao nhiêu đứa nữa thì cũng không thể bù đắp được nỗi đau mất con. Đó không đơn giản chỉ là đứa trẻ, mà còn là nửa đời còn lại của cha mẹ, làm sao có thể không đau đớn! Tội phạm bắt cóc không quan tâm chuyện sống hay chết của đứa trẻ cũng như nỗi đau khổ của cha mẹ mất đứa trẻ, trong mắt họ chỉ là tiền.
Một số cơ quan truyền thông Đại Lục cho biết, ở Trung Quốc mỗi năm có đến 200 nghìn trường hợp trẻ bị mất tích, còn tỷ lệ tìm được chỉ là 0,1%. Điều này nghĩa là 99,9% các gia đình còn lại đang sống trong nỗi đau đớn. Khi đứa trẻ bị bắt cóc, vấn đề không chỉ là cuộc sống của đứa trẻ, mà còn là cuộc sống của cha mẹ trẻ.
Có câu chuyện đau lòng được truyền thông Đại Lục chia sẻ kể một đứa trẻ bị bắt cóc cuối cùng đã tìm thấy cha mẹ, nhưng thời gian đã qua 30 năm, trong thời gian đó người cha quá đau khổ đã qua đời, còn người mẹ thì hóa điên. Khoảnh khắc người ta đưa người con đến gặp mẹ đã giúp người mẹ hồi tỉnh lại, khỏi hẳn chứng điên dại kéo dài suốt 30 năm, người mẹ kéo tay con dẫn ra ngọn đồi phía sau, bà quỳ trước mộ chồng thốt lên “Con gái đã trở về.
Gia đình tan vỡ và rơi vào địa ngục trong 30 năm, khó có thể thấu hiểu họ phải chịu đựng bao nhiêu đau khổ. Có thể nói, phía sau mỗi đứa trẻ bị bắt cóc là cuộc sống đảo lộn bất hạnh của một gia đình, không có ngoại lệ. Kiếp nạn đó không chỉ là đối với đứa trẻ, mà còn là đối với một gia đình, hoặc thậm chí là một gia tộc.

Bốn mánh khóe chủ yếu của tội phạm buôn người

1. Đạn bọc đường

Từ “kẹo”, “đồ ăn nhẹ” đến “thú cưng” và “đồ chơi điện tử”, tội phạm buôn người sử dụng nhiều vật phẩm mà trẻ em thích để dụ dỗ trẻ em, lợi dụng bản tính đơn giản, tốt bụng và tò mò của trẻ để bắt cóc.
2. Đồng phục ngụy trang
Tội phạm buôn người có thể giả làm nhân viên giao hàng, nhân viên bảo vệ, bác sĩ, y tá… Những người này luôn quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, thường khiến cha mẹ bé mất cảnh giác, khi thời cơ thuận lợi những kẻ buôn người sẽ ra tay đối với đứa trẻ!
3. Cướp bằng bạo lực
Thủ phạm buôn người cũng thường nhắm vào những đứa trẻ chơi một mình, hoặc khi người thân bên cạnh là phụ nữ và người già. Khi đó họ có thể trực tiếp giật đứa trẻ mang đi. Hầu hết họ dùng các phương tiện hỗ trợ như xe máy và ô tô.
4. Giả người nhiệt tình
Một số thủ phạm buôn người thường túc trực tại những nơi như công viên, khu thắng cảnh, nhà ga…, khi thấy có người mẹ dẫn theo trẻ gặp vấn đề gì đó khó khăn, những đối tượng này có thể đóng vai người tốt bụng để chủ động giúp đỡ quan tâm đứa bé. Trong chớp mắt, đứa trẻ sẽ bị bắt cóc đi!
Tuyết Mai(Trithuc.vn)



2 nhận xét:

Góc Đường Thi : TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo (2)

Góc Đường Thi :                      TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo  (2)                                     Như ta đã biết, trong bài trước《T...