Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 01/06/2020
Cuộc tổng tuyển cử tại Miến Điện, theo lịch trình sẽ tổ chức vào tháng Mười Một năm nay nhưng hiện giờ, có dấu hiệu cho thấy sẽ dời lại vì cơn đại dịch Wuhan, tuy vậy chưa bầu nhưng người ta có thể đoán trước kết quả ra sao.
Hầu hết giới quan sát thời cuộc tin rằng, đảng National League forDemocracy NLD của bà Cố vấn tối cao quốc gia Aung San Suu Kyi sẽ thắng cử lần nữa nhưng không tuyệt đối như lần bầu cử năm 2015, vì trong những lần bầu cử bổ túc vừa qua, đảng NLD không có được sự ủng hộ nhiệt tình của các vùng dân sắc tộc thiểu số. Câu hỏi đáng lưu ý, trọng điểm của cuộc vận động tranh cử năm nay được đặt ra là, sự liên hệ giữa đảng của bà và các nhóm quân sự tự trị sẽ như thế nào và bối cảnh quanh chính sách của chính quyền ra sao trong mối bang giao chặt chẽ với Trung cộng láng giềng phương bắc, chắc chắc Trung cộng sẽ, gián tiếp hay trực tiếp can dự vào diễn tiến chính trị hóa lần bầu cử này, ít hay nhiều chưa ai đoán trước được.
Toàn bộ bối cảnh mới, đưa ra một sự tương phản, không nói là đối nghịch giữa một bên Suu Kyi, hiện nay được xem là đồng minh tin cậy của Bắc Kinh, một bên là cánh quân đội, vốn được xem là thành trì của chủ nghĩa quốc gia, chống sự can dự mạnh mẽ của Trung Cộng, từ đó điều này cho thấy, có thể dẫn đến một tình huống mới trong chiến dịch tranh cử. Trong thời gian Suu Kyi bị quân đội quản thúc tại nhà và không có hoạt dộng gì liên hệ tới chính trị quốc hội, Trung Cộng nhìn người đàn bà được xem là biểu tượng của dân chủ với cặp mắt nghi ngờ, bởi vì ông chồng quá cố gốc Anh của Suu Kyi, một người theo chủ thuyết Tây Tạng, từng có sự liên kết với nhiều người Tây Tạng lưu vong.
Ở mặt khác, quân đội Miến, trong thời điểm này, là đồng minh gần gũi với Bắc Kinh và tùy thuộc vào sự viện trợ hầu hết vũ khí và hậu thuẩn ngoại giao ở diễn đàn LHQ, đặc biệt là khi các quốc gia châu Âu lên tiếng gây áp lực chính trị nặng nề lên Hội đồng Bảo an về việc chế tài. Nhưng mọi việc thay đổi nhanh chóng, hiện nay Suu Kyi trở thành môi giới trung gian cho các dự án tham vọng của Trung Cộng nhắm tới trên đất Miến Điện, trong đó, quân đội mặc dù không công khai chỉ trích Bắc Kinh nhưng tỏ ra đứng tránh xa khỏi những chuyện này. Ấn bản sang trang diễn ra bởi các tác động địa chính trị, với vụ khủng hoảng tỵ nạn người sắc tộc Rohingya, Suu Kyi bác bỏ việc cáo buộc quân đội gây ra thảm nạn ở tỉnh Rakhine năm 2017, đã mau chóng biến bà ta, từ một người được gọi là “người yêu dấu của phương Tây” trở thành “tên độc ác” của thế giới. Suu Kyi đã bị tước bỏ hết cái giải khen thưởng nhân quyền này đến cái khác, phần lớn mà bà nhận được trong suốt thời gian những năm bà chống sự áp chế độc tài của chính quyền quân phiệt Miến một cách bất bạo động.
Cũng vì đó, phương Tây cắt bỏ các viện trợ cho Miến Điện, hầu hết số viện trợ này có điều kiện cho những chương trình giảm nghèo đói hay tôn trọng nhân quyền nhưng với bà Suu Kyi, sự phát triển kinh tế mới chính là điều chính yếu mà bà muốn có, để giữ tỷ lệ hậu thuẫn của dân chúng cao trước khi cuộc bầu cử xảy ra. Động lực đó đã đẩy bà Suu Kyi tới gần với Bắc Kinh hơn bao giờ hết và kết chặt sợi dây viện trợ và hỗ trợ của Trung Cộng, thật vậy, tháng 11 năm 2017, chỉ vài tháng sau khi hàng trăm ngàn người sắc tộc Rohingya trốn chạy sang biên giới Đông Hồi, Suu Kyi đã được trải thảm đỏ đón tiếp ở Bắc Kinh. Tháng giêng năm nay, Xi Jinping là người chủ tịch đang tại chức của Trung Cộng đầu tiên đến thăm Miến Điện kể từ sau lần viếng thăm của Jiang Zemin tháng 12 năm 2001, Xi tới mang theo 33 bản thỏa thuận song phương mà khi thi hành sẽ là nút chặt buộc Miến Điện vào Bắc Kinh khó gỡ. Các thỏa thuận này bao gồm dự án đường xe lửa siêu tốc và khai thác sâu dưới biển của chương trình gọi là “hành lang kinh tế Trung – Miến (CMEC)” nhằm mục đích cho phép Trung Cộng đi trực tiếp ra Ấn Độ dương, cũng là điểm then chốt trong tham vọng “một vành đai một con đường (BRI)” mà Miến đã tham dự là thành viên sáng lập năm 2015.
Tướng lãnh cao cấp Miến, Min Aung Hlaing, tư lệnh tối cao quân đội đã sang Bắc Kinh một tuần lễ trước bà Suu Kyi năm 2017, cuộc gặp gỡ mà theo lời chủ tịch Xi miêu tả, mối liên hệ quân sự Trung – Miến tốt đẹp hơn bao giờ hết nhưng cả hai đều biết rằng, trong thực tế đã không xảy ra. Quân đội Miến tự xem là người bảo vệ chủ quyền Miến chính yếu, theo giới phân tích tình hình an ninh tại Ngưỡng Quang, nhóm tướng lãnh không hài lòng về việc Trung Cộng bành trướng kinh tế và hạ tầng cấu trúc tại Miến quá nhanh. Điều này cũng được sự đồng thuận của những nhóm võ trang ly khai sắc tộc Palaung Ta’ang ở phía bắc lãnh địa Shan, Rakhine phía tây, nơi nhóm quân đội Arakan, từ một nhóm nhỏ súng trường mã tấu giờ đã là một lực lượng lớn mạnh, có đủ tầm vóc chiến đấu trước quân đội chính quyền trong thời gian không hơn một thập niên. Tuy nhiên lại có một điều khá giữ kín trong việc can dự của Trung Cộng, cả hai nhóm võ trang này, quân đội giải phóng quốc gia Palaung Tá’ ang và AA lại được trang bị bằng vũ khí của Bắc Kinh, thông qua lực lượng quân đội thống nhất lãnh địa Wa, nhóm quân sắc tộc mạnh nhất ở Miến Điện vốn có mối liên hệ chặt chẽ và lâu dài với Trung Cộng.
Tháng 11 năm ngoái, quân đội chính quyền công khai bày tỏ sự bất bình của họ vì các nhóm quân sắc tộc năng động nhất chống chính quyền hầu hết đều võ trang súng ống Trung Cộng, họ tịch thu một số lượng vũ khí từ nhóm TNLA, cho trưng bày trước công chúng và trên đài truyền hình quốc gia để làm bằng chứng cho những gì họ nói. Trung Cộng chơi trò chơi hai mặt, một thì đứng ra làm trung gian hòa giải cho cuộc chiến giữa quân chính quyền Miến và quân ly khai sắc tộc, mặt khác thì tiếp tục cung cấp vũ khí cho các nhóm này, giống kiểu “củ cà rốt và cây gậy” nhắm vào mục tiêu đạt được những gì họ muốn, như chương trình CMEC và khai thác tài nguyên thiên nhiên của Miến bao gồm quặng mỏ đồng, vàng, đá quý và các loại kim loại khác dưới lòng đất.
Miến Điện là quốc gia láng giềng duy nhất mà xuyên qua nó Trung Cộng có thể băng ngang tới eo biển Malacca và thao túng cả vùng nước biển Nam Trung Hoa, phát triển cảng Kyaukphyu trong vịnh Bengal, một điểm nối kết “một vành đai một con đường BIR”. Thật ra Trung Cộng vẫn chưa đạt được những gì mà họ muốn, dự án đập thủy điện tại Myitsone phía cực bắc Miến đã bị tạm ngưng năm 2011 bởi tổng thống Miến lúc bấy giờ, Thein Sein, một cựu tướng lãnh, đập này lập nên với mục đích cung cấp 90% số điện cần dùng cung cấp cho nội địa Trung Cộng. Liệu quân đội có bàn trở lại hai dự án lớn này không thì chưa có gì rỏ ràng lắm, tuy nhiên nguồn tin thân cận với hàng ngủ lãnh đạo quân đội tin rằng, bà Suu kyi đã mang Miến tới quá gần Trung Cộng mà không chịu xét những gì mà Bắc Kinh muốn đối với chủ quyền quốc gia.
Cơn đại dịch Wuhan có thể làm tăng thêm sự lo ngại sút giảm mức độ đầu tư của phương Tây ở Miến trong khi đó, Trung Cộng sẳn sàng nhảy vào trám chỗ, viện trợ, đầu tư mọi thứ nhiều hơn trong thời kỳ khủng hoảng này. Ngày 20 tháng 5, trong cuộc điện đàm với tổng thống Miến, Win Myint, cho biết họ sẽ gởi tặng dụng cụ y tế và hai toán y tá bác sĩ tới Miến để giúp nước này chống lại cơn dịch, đại sứ Trung Cộng ở Miến, Chen Hai nhấn mạnh, trong buổi phỏng vấn với tờ báo Myanmar Times rằng, Bắc Kinh vẫn giữ nguyên lời cam kết đầu tư vào Miến bất chấp có nạn đại dịch.
Nhưng những dự án, công trình đầu tư này xem ra đúng nghĩa có lợi ích chính trị cho bà Suu Kyi và đảng của bà hơn là đảng USPD của quân đội trong năm bầu cử và đưa ra một bối cảnh cho thấy ảnh hưởng sâu đậm của Bắc Kinh có thể tác động, lần đầu tiên vào đề tài chính trị trong chiến dịch tranh cử của hai bên, bà Suu kyi và quân đội Miến.
Thuyên Huy🌷🌷🌷
Thứ Hai 01.06.20
Mời Xem CCTG 25/5/2020 :Ba Tây (Brasil ): Cơn Dịch Covid 19 – Số Phận Người Nghèo Khổ “Favelas”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét