CHUYỆN BÂY GIỜ MỚi KỂ
Trích Tuyển tập Bùi Tho .
sau 30.4.75 trường khai giảng tiếp tục giảng dạy chương trình NLS cho đến tháng 12/1976 thì chỉ còn 2 ban Trồng trọt và Chăn Nuôi (tương tự như Canh Nông và Mục Súc) rồi tên trường là Trung học Kỹ Thuật Nông Nghiệp. Tôi vốn dân Thủy Lâm , trước từng làm Tổng Giám Thị nên được phân công làm công tác Quản lý sinh hoạt Lưu xá, rồi chuyển qua xây dựng nhà cửa bởi học thủy lâm có môn Lâm Trại, xây dựng cầu cống, đường xá...và cuối thập niên 1970 có câu chuyện liên quan đến một loài cây....
Về Cây Phượng Vàng
Schzolobium excelsum
Mấy năm gần đây, vào dịp tết đến , rất nhiều bạn trẻ, người yêu hoa và nhát là các các nhiếp ảnh nghệ thuật… tìm về Bảo Lộc, tìm đến Phượng Vàng.
Thật vô cùng sung hướng để nhớ lai :
Khoảng cuối thập niên 1970, vào một buổi sáng hai người nhân viên của tôi lên gặp tôi nói “
- Xin phép thủ trưởng, cho chúng tôi đi chặt một nhành cây cho đoàn khách từ thành phố HCM đến thăm trường” .Họ xin tôi cho mượn thang và dây an toàn. Tôi đồng ý và bảo ” tôi cho mượn tôi luôn“ Vì nói đến chuyện cây cối thì tôi rất thích, trong thâm tâm xem nó là cây gì?
Thì ra đó là một cây trong khu sưu tập của trung tâm thực nghiệm canh nông trồng từ thời Pháp, cây này tôi đã biết từ lâu, quen gọi là cây vàng anh, vì nó cho hoa vàng. Cây to hơn một người ôm, hai ông lính của tôi không cách nào leo lên được. Thấy vậy, tôi mới nói với đoàn khách “ Quí vị ở đây làm cho người leo bị ảnh hưởng khó leo lắm, quí vị hãy đi đâu đó chừng một giờ sau trở lại, tôi sẽ chỉ đạo họ leo cho”.
Khi đoàn khách đi rồi tôi mới lên tiếng “ Các chú khoe các chú là bộ đội giỏi leo trèo, nhưng rỏ ràng các chú chẳng biết leo cây, các chú thấy cao các chú sợ rồi !”
Nói thế vì chính tôi là người leo, khi tôi đang cưa nhánh cây , thì nhóm khách ấy trở lại, nhưng giữ lời hứa họ không vào mà ngồi uống nước mía ở ngoài lộ, khi thấy nhánh cây rơi xuống thì họ vào và lên tiếng ngay :
- Chào Thầy, không ngờ thầy trèo cây giỏi quá !
- Sao lại gọi tôi bằng thầy ?
- Vì cô nước bán mía ngoài kia lên tiếng chính thầy là thầy của cô ấy.
Tôi cười trả lời “ không phải dân thủy lâm thì không có quyết tâm đâu ! “
Lần đó ngoài việc lấy nhánh cây, thì chúng tôi đã nhặt rất hạt của cây này, vì biết bao mùa hoa rồi, hạt rụng như một nền sõi.
Rồi 20 năm sau, tôi chú ý đến cây này, tìm hiểu và gọi tên nó là Phượng Vàng sau mùa hoa năm đó tôi có được mấy chục hạt, ương thành công được một số và nghĩ rằng đợt lây hạt của nhóm nghiên cứu ở thành phố HCM đã ương, đã có nhiều cây rồi ? nào ngờ loạt cây ương của tôi 1999 là loạt cây đầu tiên của một trong 2 cây được di thực vào trồng ở Việt Nam trước năm 1924, ngoài cây ở đây còn một cây nữa ở thảo cầm viên Sài gòn theo tài liệu từ anh Huỳnh Minh Bảo cho biết đã chết trước 1945? Có lẽ trong quá trình tìm kiếm giống trà để trồng tại Blao, người Pháp đã đến Tích Lan (Srilanca) đã đem về trồng. Một cây tại Sài gòn trong thảo cầm viên và một cây tại Blao là trung tâm đang nghiên cứu giống trà?
Nhớ ngày đó, khoảng năm 1998, muốn có hạt thì phải mua lại của mấy cháu bé đầu tiên là 500 đồng rồi 1.000 đồng rồi 2.000 đồng một hạt, vì người nhặt neo giá bảo rằng ở Sài gòn có người đặt mua….
Việc có hạt giống, việc gieo ươm là một vấn đề vì bao năm rồi, biết bao hạt đã rơi rụng không hề thấy cây con mọc tự nhiên. May mắn tôi đã thành công, số cây ít ỏi ban đầu ấy đã được trồng ở công viên Tao Đàn, Thảo Cầm Viên Sài Gòn.., khu du lịch Bửu Long,trường THCS Ngọc Lâm tĩnh Đồng nai, huyện Dương Minh Châu, trường THCS Lê Lợi, chùa Phổ Đà ở thị trấn Di Linh.
Riêng tại Bảo lộc là Chùa Phước Huệ, trường Cao Đẳng Công Nghệ, trường tiểu học Thăng Long, cơ sở may mặc Bá Thiên, vườn Sinh thái Tâm Liên, nhà thờ GX Thiện Phương, nhà thờ GX Lộc Thanh.
Bài báo đầu tiên của ông Huỳnh Minh Bảo đã giới thiệu tôi với loài hoa mới này trong tạp chí Khoa Học Phổ Thông. Đến năm 2013 sau 5 năm loạt phượng vàng do tôi ương trồng đã ra hoa, nhà báo Đinh Thi đã viết bài về cây hoa này đăng trên từ Người Lao Động, sau đó nhiều báo viết và báo điện tử sao chép đăng lại.với tựa đề “ NGƯỜI HỒI SINH CÂY PHƯỢNG VÀNG DUY NHÂT…
Bài viết rất hay, cảm ơn tác giả
Trả lờiXóa