TP.HCM đã triển khai người dân tự thực hiện lấy mẫu test nhanh COVID-19 tại nhà, điều này được các chuyên gia đánh giá là một giải pháp phù hợp vừa giúp giảm tải cho đội ngũ nhân viên y tế vừa giúp hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm chéo có thể xảy ra trong quá trình lấy mẫu.
Trong thực tế triển khai, nhiều người dân còn tỏ ra lo lắng do e ngại việc thực hiện lấy mẫu không đúng có thể ảnh hưởng đến kết quả, chia sẻ về vấn đề này BS. Trương Hữu Khanh- Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết, khi triển khai cho người dân tự lấy mẫu tại nhà, người dân cũng có thể gặp phải các sai sót.
Theo đó, lỗi đầu tiên dễ gặp phải là đưa que lấy mẫu chưa đủ sâu, không tới vị trí lấy mẫu theo quy định; Thứ 2 là khi đưa que lấy mẫu vào mũi bị gập que khiến người tự lấy mẫu lầm tưởng là que đã được đưa vào đủ sâu tuy nhiên chưa đủ dẫn đến lỗi đầu tiên.
Do đó, người dân nên đưa que vào từ từ, tự cảm nhận quá trình đưa que lấy mẫu vào mũi, khi cảm thấy hơi nóng, rát là người dân đã đưa que lấy mẫu đến đúng vị trí cần lấy.
Người dân cần lựa chọn các loại kit test nhanh đã được Bộ Y tế cấp phép, đồng thời nên tuân thủ theo hướng dẫn lấy mẫu từ nhà sản xuất, đối với trường hợp là trẻ em người lớn cần giữ chặt đầu bé trước khi tiến hành lấy mẫu vì do khó chịu nên bé thường không hợp tác.
Người dân thực hành lấy mẫu test nhanh COVID-19.
Sau khi tự thực hiện test nhanh, nếu có kết quả âm tính người dân không nên chủ quan mà phải tuân thủ các biện pháp theo khuyến cáo 5K, BS. Trương Hữu Khanh khuyến cáo:
Khi kết quả test nhanh âm tính có 3 khả năng xảy ra: khả năng thứ nhất là người này mới nhiễm, tải lượng virus thấp nên test nhanh cho kết quả âm tính, sau 3-7 tải lượng virus sẽ gia tăng khi đó kết quả test nhanh sẽ dương tính.
Khả năng thứ 2 sắp hết bệnh, nếu làm sau 3-7 ngày nếu hết hẳn thì kết quả PCR cũng sẽ âm tính.
Trường hợp thứ 3 có thể xảy ra là người này trong thời gian ủ bệnh sau 3-7 ngày vẫn còn trong giai đoạn ủ bệnh thì kết quả test nhanh sẽ âm tính và PCR cũng sẽ có kết quả tương tự.
"Khi test nhanh có kết quả âm tính dù là sắp bệnh, hết bệnh… thì dù là trường hợp nào thì cũng đều phải tuân thủ 5K, ngay cả PCR âm tính cũng phải tuân thủ, nếu cần thì test lại", BS Trương Hữu Khanh nhấn mạnh.
Làm gì nếu test nhanh dương tính?
Nếu kết quả là dương tính cần bình tĩnh và đánh giá ngay trong nhà còn bao nhiêu người và trong đó có bao nhiêu người có nguy cơ chuyển nặng để có các biện pháp bảo vệ phù hợp; tiếp tục đánh giá mức độ nguy cơ của bản thân để xem bản thân có đủ điều kiện cách ly tại nhà hay phải tự thực hiện cách ly, điều trị tập trung.
Trong một số trường hợp kết quả test nhanh dương tính nhưng khi test PCR lại có kết quả dương tính điều này có thể là do khi lấy mẫu PCR đã hết bệnh, hoặc cũng có thể 1 trong 2 xét nghiệm bị sai (âm tính giả hoặc dương tính giả) chứ không thể hoàn toàn tin vào kết quả PCR mà phủ nhận kết quả của test nhanh, bởi lẽ nếu PCR lấy trễ hoặc lấy sai cũng có thể cho kết quả âm tính.
https://baomoi.com/nhung-loi-hay-mac-phai-khi-tu-test-nhanh-covid-19/c/40081202.epi?fbclid=IwAR3LSZdFeqHTi_6hevcpTbzNn5n0cB2tvivv9tEO2fDZKXj41cPztdkCJ5Y
Bài viết rất hữu ích
Trả lờiXóa