Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2022

BIẾT NGƯỜI LÀ NHÂN TÀI, KÍNH NGƯỜI LÀ ĐẠI TÀI

BIẾT NGƯỜI LÀ NHÂN TÀI, KÍNH NGƯỜI LÀ ĐẠI TÀI: THUẬT ĐỐI NHÂN XỬ THẾ ĐỈNH CAO NGHÌN NĂM VẪN CÒN NGUYÊN GIÁ TRỊ

  Cómột đoạn đối thoại kinh điển như thế này trong lịch sử Trung Quốc:

Đường Thái Tông hỏi Từ Kính Tông rằng:

“Trong tất cả các văn võ bá quan trong triều, ngươi là người vẹn toàn nhất, nhưng vẫn có người không ngừng bàn tán xấu về ngươi trước m.ặt ta, vì sao vậy?”

Từ Kính Tông đáp:

“Mưa xuân quý như dầu, người nông dân thích nó vì cây cối được nuôi dưỡng tốt tươi, nhưng người đi đường lại ghét nó vì đường vào mùa này bẩn thỉu, l.ầy l.ội.

Ánh trăng mùa thu như tấm gương soi sáng khắp nơi, tài tử giai nhân thích đối trăng thưởng nguyệt, ngâm thơ sáng tác; nhưng những tên tr.ộm lại ghét nó vì nó chiếu rọi hành vi xấu xa của họ.

Đến cả người không gì là không thể như ông Trời mà còn không thể khiến cho tất cả mọi người đều hài l.òng, nói gì tới một người bình thường như thần đây?”.

Mỗi một người đều có lập trường của mình, và cũng chỉ có thể nhìn thấy được hoàn cảnh mà mình đối m.ặt.

Sự ng.ạo mạn của con người nằm ở chỗ, chúng ta luôn cho rằng thế giới mà mình nhìn thấy chính là hoàn cảnh mà người khác đang đối m.ặt.

Bạn chưa trải qua, không có nghĩa là việc đó không tồn tại.

Đừng bao giờ vì mình ở ngoài ánh sáng mà quên đi bóng tối.

Đừng bao giờ vì mình hạnh phúc mà bỏ qua cái khó cái khổ của người khác.

Rất nhiều khi, sự khác biệt giữa chúng ta, không đến từ bản thân sự việc, mà là bởi lập trường của chúng ta không giống nhau.

Người ở trên cao, không hiểu được quan điểm tiêu tiền của người ngh.èo.

Người ở trong cảnh b.ần h.àn, cũng rất khó để thích đi là xách ba lô lên mà đi.

Lập trường không giống nhau, xuất phát điểm suy nghĩ vấn đề cũng khác nhau. Hoàn cảnh khác nhau, rất khó để thấu hiểu; góc độ khác nhau, rất khó để có tiếng nói chung.

Đừng tùy tiện phán đoán ai thị ai phi; với bạn có thể là mật ong, nhưng với người khác lại có thể chỉ là nhân ngôn.


Còn có một câu chuyện như này:

Một con lợn, một con cừu và một con bò được nhốt trong cùng một cái chuồng.

Có một hôm, người chủ bắt con lợn ra khỏi chuồng, chỉ nghe thấy tiếng lợn kêu thất thanh, quyết l.iệt ph.ản kh.áng.

Con cừu và con bò ghét tiếng kêu của nó nên đã phàn nàn: “Chúng tôi cũng thường xuyên bị b.ắt ra, nhưng cũng chẳng bao giờ kêu la th.ảm th.iết như cậu”.

Con lợn nghe xong liền đáp: “B.ắt các cậu và b.ắt tớ là hai chuyện hoàn toàn khác nhau, họ b.ắt các cậu chỉ là để lấy l.ông và sữa, còn bắ.t tôi là muốn cả cái m.ạng của tôi đấy!”.

Một người nếu chỉ biết đứng từ góc độ của mình đi nhìn nhận người khác, sẽ mãi sống trong sự phiến diện của bản thân, hơn nữa cũng sẽ vĩnh viễn không giải quyết được vấn đề.

Cuộc sống muôn màu, ai cũng có cái khó cái khổ riêng, tuyệt đối không được tùy tiện đánh giá cuộc đời của người khác, bởi lẽ bạn không có trải nghiệm như họ, càng không thấm được cái nỗi bi ai mà họ phải trải qua.

Một trong những dấu hiệu cho thấy một người đã thực sự trưởng thành đó chính là khi anh ta hiểu ra được một đạo lý: Đánh giá của người khác về bạn, hoàn toàn không liên quan gì tới bạn!

Bởi lẽ người ta khi bình luận về bạn, bề ngoài là đánh giá về bạn, nhưng thực ra lại đang âm thầm cho thấy nội tâm của họ.

Bạn chỉ là máy chiếu trong trái t.im của họ, chiếu lên trái t.im của họ. Mỗi lời họ đánh giá về bạn đều là sự phản ánh ch.ân thực của nội tâm họ.

Người có trái t.im u á.m, nhìn mọi thứ đều tối tăm; người tích cực lạc quan, đâu đâu cũng thấy ánh m.ặt trời.

Bạn chẳng qua chỉ đóng vai trò như một tấm gương phản chiếu trái ti.m họ, để họ nhìn thấy chính mình mà thôi.

Bạn có thể làm t.an ch.ảy một tâm h.ồn sắt đá, nhưng rất khó có thể cứu r.ỗi một trái t.im u ám.

Biết người nhưng không tùy tiện đánh giá họ, biết đứng từ lập trường của người khác để xem xét sự việc, đó chính là đạo làm người.

Cũng như vậy, đối m.ặt với mọi sự phán xét đến từ người khác, thản nhiên, xem như gió thoảng ngoài t.ai, đây cũng chính là một kiểu trí tuệ.

Biết người, là nhân tài; kính người, tôn trọng người khác, là đại tài. Biết cái khó của người khác nhưng không tùy tiện bình luận, đánh giá sau lưng, đồng thời kịp thời ra t.ay tương trợ, đây chính là đỉnh cao của sự lương thiện.

Theo Trí thức trẻ/  Dean Nguyen St (FM 974 Úc Châu )

1 nhận xét:

Tạp Ghi và Phiếm Luận : CHÉN trong TRUYỆN KIỀU (Đỗ Chiêu Đức)

  Tạp Ghi và Phiếm Luận  :                      CHÉN trong TRUYỆN KIỀU                                                                      ...