Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2022

Điểm khác biệt giữa Tây y, Đông y và khí công - nguồn trithucvn.org.

Con người chúng ta ăn ngũ cốc và nhiều loại thức ăn khác để sống. Chúng ta không thể tránh khỏi bệnh tật – thứ luôn gây đau đớn và khó chịu, nhưng có thể phòng tránh chúng. Ta thường thấy các hiệu thuốc dọc các con đường, và bệnh viện thì chật cứng. Làm thế nào là tốt nhất để chữa và phòng tránh bệnh tật? Các phương pháp chữa và phòng chống bệnh tật thường được phân thành 1 trong 3 trường phái: Tây y, Đông y, và khí công.

Trong 3 trường phái này thì Tây y là phổ biến nhất. Dựa trên giải phẫu con người, Tây y đã phát triển một hệ thống lý thuyết và thực hành lâm sàng. Các biện pháp điều trị thông dụng bao gồm tiêm, uống thuốc, phẫu thuật, hóa trị, v.v.. Có thể mô tả nguyên lý của Tây y một cách đơn giản là “đau đầu trị đầu, đau chân trị chân”. Việc điều trị chỉ tập trung vào một phần của cơ thể, dựa nhiều hơn vào kiến thức khoa học hiện đại. Ví dụ, bác sĩ sẽ cho thuốc hạ sốt và/hoặc tiêm thuốc cho bệnh nhân bị sốt, kháng sinh cho bệnh nhân bị viêm, và phẫu thuật và/hoặc đề xuất hóa trị cho bệnh nhân ung thư

Thời kỳ hưng thịnh của Đông y đã qua, nhưng hiện tại cũng có một số phương pháp đang khởi sắc trở lại. Khác với Tây y vốn tập trung vào riêng phần thân thể đang đau đớn, Đông y xem toàn bộ thân thể người là một hệ thống hoàn chỉnh. Học thuyết về kinh lạc, tử ngọ lưu chú đồ, học thuyết âm dương ngũ hành, đều nhấn mạnh vào chỉnh thể. Đông y chủ trương thực hành trị liệu biện chứng, nói về sự tương ứng giữa sức khỏe thể chất và tinh thần, sự hòa hợp giữa Thiên – Địa – Nhân. Một trong những câu nói kinh điển của Đông y là: “Nộ thương can, úc thương tỳ, khủng thương thận”, giận thì hại gan, uất thì hại lách, sợ thì hại thận. Để chữa hay ngừa bệnh người ta cần không chỉ dùng thuốc mà còn phải cải thiện tâm tình, tính khí, và thói quen sống. Từ góc nhìn ấy, Đông y tinh thâm hơn Tây y.

Tôi có một người bạn làm giảng viên đại học. Cô có lần bị tắt kinh và cảm thấy rất yếu. Một bác sỹ Tây y chẩn đoán đó là bệnh phụ khoa và cho rất nhiều thuốc. Cô uống nhưng đều không có tác dụng. Sau đó cô được giới thiệu một thầy thuốc Đông y, và vị này chẩn đoán là tuần hoàn máu ở dạ dày cô không đủ và đó là nguyên nhân căn bệnh. Cô hồi phục sau khi uống thang thuốc Đông y đầu tiên. Bề ngoài có vẻ là một căn bệnh phụ khoa, nhưng hóa ra lại là một vấn đề ở dạ dày. Như vậy trong trường hợp này Đông y có phần cao minh hơn Tây y.

“Khí công” là một thuật ngữ mới mẻ có từ thời Đại Cách mạng văn hóa, thực ra trong lịch sử phương Đông xa xưa nó được gọi là “tu luyện”. Tất nhiên nó còn có những tên gọi khác ở các vùng lãnh thổ khác, ví như Yoga, Zen, v.v.. Khi cả Tây y và Đông y đều bó tay, người ta tìm tới khí công. Ở tầng thứ thấp nhất, người ta nghĩ rằng khí công chỉ là luyện tập động tác và cảm nhận hoặc vận dụng năng lượng của cơ thể hay năng lượng bên ngoài mà người ta gọi là “khí”. Ở các tầng thứ cao hơn, như trong tôn giáo giảng, đó là tiêu trừ đi “tội” (tôn giáo phương Tây), tiêu trừ đi “nghiệp” (tôn giáo phương Đông), những thứ tích tụ lại do làm điều sai trái mà nên. Tôn giáo cũng không còn giảng về chữa bệnh, và mục đích cũng không là để chữa bệnh, mà để người ta tu luyện, tiêu trừ trả nợ nghiệp, hướng thiện, phản bổn quy chân, học khoan dung nhẫn nại. Thông qua sự thăng hoa phẩm chất đạo đức mà bệnh tật được tiêu trừ từ tận gốc rễ.

Mặc dù có nhiều người không tin khí công có thể chữa bệnh, nhưng thật sự là có hàng chục, hàng trăm triệu người tập khí công cũng như một số môn pháp cổ xưa lưu truyền ở các nơi trên thế giới. Và thật sự trong số đó có không ít người đã bình phục. Đây là thực tế mà người ta không thể phủ nhận.

Tôi biết một câu chuyện về một người đàn ông đi học Trung y tại Trung Quốc. Sau khi tới Hoa Kỳ, ông đi học trường y và trở thành một bác sỹ Tây y, rồi mở bệnh viện tư. Sau này ông tu Pháp Luân Công. Ông lấy thù lao trị bệnh bằng Tây y là 200 USD, trị bệnh bằng Đông y là 100 USD, còn khi ông hướng dẫn người khác tập Pháp Luân Công thì miễn phí. Có người lấy làm lạ và hỏi ông tại sao ông lại thu phí khác biệt đối với từng phương pháp trị liệu. Ông trả lời:

“Là bác sỹ Tây y, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm cho sức khỏe của anh, cho nên tôi lấy đúng giá. Là thầy thuốc Trung y, tôi kê thuốc cho anh và cũng cho nhiều lời khuyên về việc làm thế nào cải thiện thói quen sống của anh. Vì thế tôi chịu trách nhiệm một nửa sức khỏe của anh, nên tôi chỉ lấy nửa giá tiền. Nếu luyện Pháp Luân Đại Pháp, anh sẽ có một tâm hồn và thân thể khỏe mạnh khi làm theo những lời dạy. Vì thế anh hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với sức khỏe bản thân mình, nên tôi hướng dẫn động tác miễn phí.”

Vị bác sỹ người Mỹ gốc Hoa này đã làm sáng tỏ những bí mật và ý nghĩa chân chính của việc trị bệnh, 3 loại phương pháp, 3 loại cơ chế, 3 loại trình độ trị bệnh khác nhau. Chính là như vậy.

Đăng lại có chỉnh sửa theo Minghui.org
Tác giả: Phượng Minh
 

 nguồn trithucvn.org.

1 nhận xét:

NGẪM CHUYỆN ĐỜI - Thơ LAN và Bài Họa Của Các Thi Hửu

NGẪM CHUYỆN ĐỜI. Sáu chục xuân qua, ngẫm lại đời Ngọt bùi, cay đắng.... số mà thôi! Nhà nghèo, cảnh khó nào đâu muốn Phận hẩm, phần hiu vẫn ...