Thứ Ba, 18 tháng 10, 2022

Người Ráp Babel - Truyện Ngắn Của NguYên


Truyện ngắn
Người Ráp Babel
Ngu Yên

 

Bà đang biến một khao khát thành hiện thực. Xây
dựng một công trình bằng vật liệu sương khói nhất
với mục đích trở thành thứ gì vững chắc nhất.
Thứ gì mong manh nhất? Thứ gì vững chắc nhất?
Ai có thể nói là thứ gì?
Để nâng cao thiết kế lên, tuần trước bà đã ráp một
mảnh lớn bằng bức tường vào bên dưới. Tuần này,
bà ráp ba, bốn mảnh lớn khác bằng khoảng bề mặt
của một bàn ăn bốn người vào bên trái, để đưa thiết
kế dài ra sau vườn. Bây giờ, ngồi ráp từng mảnh
nhỏ, có mảnh nhỏ đến độ phải nhìn qua kính lúp mới
thấy rõ. Đục, đẻo, cắt, dán, đóng đinh, cưa, mài, xây
xi-măng, cột dây kẽm, căng dây cáp ... bà làm việc
như một nửa đàn ông. Dự án này chưa hoàn tất.
Chính bà cũng cảm nhận minh bạch, sẽ không bao
giờ chấm dứt, nhưng vẫn hy vọng sẽ làm xong một
phần nào ước nguyện trước khi chết.
Chồng qua đời sớm. Con làm kinh doanh phương
xa. Mỗi ngày sống góa phụ độc thân nghĩa là phải
đối phó với tâm tư trống vắng và thân xác đòi hỏi.

Nếu mun cho thi gian ngn li, phi làm thi gian
đó có ý nghĩa, dù có thể biết ý nghĩa đó vốn vô nghĩa.
S đòi hi càng mnh m khi nó biết được thân xác
đang trên đường héo hon. Chính sc đòi hi làm cho
s đơn m dn kh năng cao k và s dng thi
gi vào vic tha mãn vt cht. Tuy nhiên, nhng ai
biết s dng phn sc mnh cao k ca cô đơn vào
thi gi có mc đích, s to ra nhng th gì có giá
tr.
Có nhiu loi bun khác nhau. Mi người có mt s
ni bun, nhưng bà có mt loi bun bao gm hết
các loi bun. Mt th bun không còn phân bit
ngun gc, lý do, đối tượng, ging như nước trong
đại dương, dù sông, sui, mưa tri đổ nước ngt
vào, bin vn mn. Loi bun không có tên gi, đó
là s thiếu sót ca ngôn ng.
Hôm đó, bà ngã xung, nằm lăn trên đất, đau đớn,
may mà không gãy xương.
Lúc by gi, va làm xong mt dàn dng ngh thut
khá công phu, có trin vng s ln lên theo thi gian.
Mt gần năm năm để kế hoch và thc hin. Khi làm
xong, bà đã để nó nm im mt ch trong vài tháng
để nhìn ngm, theo dõi, c tìm nhng gì khiến cho
bà không hài lòng. Bà sn sàng phá hy hết nếu
nhn ra nó chưa đủ tiêu chuẩn, để bắt đầu tr li.
Đêm khuya hay rạng sáng, suy nghĩ về nó như tìm
tòi v mt con bệnh đã hồi phục đang chờ đi vào đời
sng bình thường hoặc như con bệnh cn phải điều
tr thêm. Mi chng bệnh đòi hỏi s cha chy khác
nhau. Cui cùng, mt tác phm ngh thut tt th
là điều đáng buồn và tổn thương sáng tạo.
Ai biết ngh thut là gì? Có l, đừng nói t ng ngh
thut vì hu hết mọi người không my quan tâm v
nó. Ch là mt khu hiu, bng hiu, bình phong, cái
c ... khi người ta cn sử dụng.Nghệ Thuật là một

thứ gì có thì dùng, không có thì thôi, đối với đa số
người, kể cả những người nghĩ rằng họ biết về nghệ
thuật.
Hãy nói về cái hay, cái đẹp, cái thông minh, cái thích
thú, cái hài lòng, mà chúng ta hít thở, khen ngợi
hàng ngày, cái đó là thứ gì? Nghệ thuật, chớ còn gì
nữa. Đa số chúng ta sống ăn nằm với nghệ thuật
suốt kiếp mà tưởng là thứ gì khác. Thành thử, không
xem trọng nghệ thuật.
Sau một thời gian chiêm nghiệm, bà xác định, cái
dàn dựng này có giá trị. Bà bắt thang, leo lên khá
cao, quá khỏi mái nhà, để đóng đinh phần dàn dựng
vào công trình chính.
Khi Thượng Đế ráp cánh tay vào cơ thể con người,
không phải là chuyện đơn giản và ngẫu nhiên. Đây
là sự cân nhắc, tính toán chính xác cho tương lai với
mọi hành động, tác dụng của nó. Tại sao không ráp
tay ở eo hay trước bụng? Nếu hai cánh tay gắn hai
bên tai thì sao? Không. Phức tạp lắm. Có lẽ dù thần
thánh, Thượng Đế cũng mất thời gian suy nghĩ và
thí nghiệm nơi những con thú vật.
Cứ tưởng tượng, những bộ phận trên cơ thể con
người nằm khác những chỗ đang sử dụng, đời sống
sẽ ra sao? Có phải sẽ rất khôi hài khi hai cái vú mọc
ở đầu gối? Ráp cái này vào cái kia, đòi hỏi ý nghĩa
và nghệ thuật. Ý nghĩa dở, đồ ráp ngu xuẩn. Nghệ
thuật kém, đồ ráp rẻ tiền. Ráp vợ chồng vào nhau
cũng vậy. Ráp bạn bè vào nhau cũng vậy. Ráp bản
thân vào xã hội cũng vậy. Có nhiều chuyện trong đời
không vừa ý, vì ráp trật. Có những thảm họa xảy ra
vì ráp sai. Có những thứ luôn luôn trục trặc, vì ráp
lỗi. Vì ráp bừa bãi, ráp lơ là, hoặc không biết ráp ...
cuộc đời trở thành bất đắc chí, bi quan.
Đóng đinh thì dễ, đóng đinh nghệ thuật rất khó. Tính
toán, cân nhắc, thận trọng, từ tốn, lâu lâu mới đóng
được một cây đinh. Đến cây đinh thứ chín, bà túa
mồ hôi như vừa trồi khỏi mặt nước. Từng đợt nhức
đầu búa xuống, mắt mờ, rồi đột nhiên, thấy mình
nằm lăn trên đất. Đau không muốn nhúc nhích.
Bắt đầu từ lúc còn nhỏ, ba má bà đã tạo ra những
gốc rể và ảnh hưởng toàn bộ khi cây mọc lên, nở
hoa sinh trái. Má dạy bà ráp hình. Những tấm hình
thú vật, quang cảnh, người ta, được cắt ra từng
mảnh nhỏ, trộn lẫn, cho vào hộp. Mua về, đêm đêm
hoặc cuối tuần hai mẹ con chăm chú ráp từng mảnh
vụn vào đúng chỗ để trở thành nguyên một hình lớn.
Một trò chơi lý thú, bao gồm nhận xét, chọn lựa, suy
nghĩ, nhạy cảm, và kế hoạch; ghê gớm nhất là kiên
nhẫn. Không đủ kiên nhẫn, khó làm nên việc gì có
giá trị. Lúc nhỏ, ráp mảnh lớn. Càng lớn, ráp mảnh
càng nhỏ. Có hộp chứa 10.000 mảnh. Ráp cả tháng
trường, ráp ngày ráp đêm chưa chắc đã xong. Ông
Napoleon đánh giá khả năng kiên nhẫn rất cao, nó
tạo ra thiên tài.
Ba dạy bà ráp vần thành chữ. Những ô ngang ô dọc
quấn quít đan vào nhau, trong những ô đã có sẵn
một số vần, những ô trống để người chơi ráp vần
vào thành từ vựng có ý nghĩa. Trò chơi này có nhiều
cấp bậc khác nhau. Lên đến bàn ăn trưa của các
nhà bác học để họ đố nhau những từ vựng dài và
quái ác, có khi đọc không được, có khi chưa thấy
bao giờ. Hai cha con ham chơi ráp vần, nhiều lúc bỏ
cả cơm chiều. Ráp ô chữ đòi hỏi khả năng thông
minh phát hiện, cảm nhận nhạy bén, lý luận tỉ mỉ, và
dày kiến văn về ngôn ngữ. Trình độ thông thái của
một người, phần lớn, tùy vào số từ vựng họ biết.
Lúc vào đại học xá, bất kỳ thứ gì vỡ, nứt, gãy của
bất kỳ ai, từ sinh viên đến giáo sư, đều được bà ráp
trở lại. Khi trở thành người ráp chuyên nghiệp, bà
được nhật báo trên toàn quốc đưa tin ca ngợi về
“Chuyện Người Ráp Cứu Bình Cổ.”
Một giáo sư khảo cổ danh tiếng vừa tìm ra một chiếc
bình cao và hơn hai trăm mảnh vụn khác ở trong
một ngôi mộ hơn hai ngàn năm tuổi. Nhờ cái bình
còn nguyên, ông xác định được những mảnh vụn
này vỡ ra từ chiếc bình thứ hai. Biết vậy, nhưng
không làm sao xây dựng lại kiểu bình đã tan nát.
Qua lời giới thiệu của đồng nghiệp, ông mời cô sinh
viên tài năng đặc biệt về xem xét và cho ý kiến. Bà
đã từng ráp mười ngàn mảnh vụn thành tấm hình
nguyên thủy; Việc ráp chiếc bình chỉ cần thời giờ.
Khéo léo và sáng tạo nhất là lúc ráp đứng, lúc dán
xung quanh. Từ những mảnh hai chiều, dựng lên
thành hình hài ba chiều. Ráp bình khác với ráp hình
cắt vụn, tuy có cùng một tính kiên nhẫn.
Bất kỳ dùng vật liệu gì, sáng tác đó phải bắt đầu
bằng một tưởng tượng mạnh mẽ với hương sắc tâm
tư, một chút lãng mạn trong lúc nhãn quan ý thức
hiện diện mang theo tài liệu, lịch sử, và những hiểu
biết cần thiết về chủ đề hoặc đối tượng.
Trước hết là sắp xếp 287 mảnh vụn theo màu sắc.
Chia thành từng nhóm có màu giống nhau và những
nhóm có màu liên hệ. Sau đó, bỏ nhiều thời gian
quan sát hình dạng của mỗi mảnh, xem xét cách
răng cưa, đường vỡ đa dạng, độ dày lòi lõm, độ
cong, độ thẳng ... đây là cách làm quen và phương
pháp duy nhất để vô thức nhận diện và ghi nhớ. Còn
ý thức làm nhiệm vụ canh giữ, kiểm soát khi tình
cảm và vô thức hoạt động.
Xem tài liệu, xem lịch sử, xem hình vẽ, ... tập trung
những điều kiện khả thể để bắt đầu tưởng tượng
một chiếc bình, cùng một lúc hiểu rõ, phẩm chất
tưởng tượng này sẽ phải thay đổi dần dần theo sự
lộ hình của sản phẩm, để sau cùng “quá trình tưởng
tượng” vô hình sẽ trở thành tác phẩm hữu hình.
Khi chiếc bình từ tốn đứng lên như đứa trẻ tập đi,
hình ảnh chiếc bình trong tâm trí bà lảo đảo, lúc thế
này, lúc thế kia, không hình hài nào nhất định. Đứa
bé té xuống, vịn đứng lên, chiếc bình đổi dạng. Đứa
bé té, lồm cồm đứng lên, bình đổi dạng khác. Nhưng
rồi, từng mảnh, từng mảnh, ráp vào, sáng tạo xoay
cuồng, khi tưng bừng, khi nhức nhối, dần dà định
hình chiếc bình rõ rệt hơn, không giống bình lúc bắt
đầu trong tưởng tượng, chắc chắn không giống hệt
chiếc bình hơn hai ngàn tuổi trước đây. Đó là sức
độc đáo và mầu nhiệm của sáng tác.
Sung sướng thay, sau hai năm, chiếc bình mọc lên
cái cổ thẳng dài. Dù chưa hoàn tất, đứng ngắm chiếc
bình, cảm giác đã quá tự hào. Lạ lùng hơn nửa, hơn
hai chục thế kỷ trước, người thợ gốm khéo léo và tài
hoa nào đã tạo chiếc bình trong hình dáng lạ lùng.
Thân bình nằm sát trên mặt phẳng. Bắt đầu bằng
hình tròn nổi lên như hai ngọn đồi con rồi chạy hơi
thấp ở giữa để trồi lên cổ bình thật cao, còn lòi lõm
chưa ráp hết miệng bình. Mặt ngoài có chỗ trơn
láng, có chỗ xù xí, cần phải tẩy rửa một cách khoa
học. Khi nào ráp đủ toàn bộ, các nhà chuyên môn
về khảo cổ, các kỹ sư hóa chất keo dán, sẽ thẩm
định phải chùi rửa như thế nào để bảo tồn nguyên
bản.
Hình vẽ bên ngoài tuy chỗ mất chỗ còn, màu sắc
tróc và phai nhiều mảng, có lẽ, kỹ thuật tái tạo hình
ảnh sẽ được áp dụng sau công việc của bà, nhưng,
lúc này, đã nhìn thấy một đàn ông Ai Cập lực lưỡng,
bắp thịt vồng lên như khăn tắm lớn xoắn tròn vắt
nước. Một con mắt bị tróc, nhưng con mắt còn lại
sâu thẳm có thể tưởng ra một nỗi đam mê dữ dội.
Đặc biệt, bà đã dùng kính phóng đại xem xét đôi môi
của anh ta. Đôi môi dày thịt. Đôi môi của người tràn
sức sống. Đôi môi có khả năng ngoạm lấy đôi môi
mềm khác một cách kịch liệt, giữ chặt cho đến khi
không còn chút không khí nào trong phổi.
Nhớ lại chồng mình, người đàn ông đáng kính, yêu
thương tử tế mặn nồng, nhưng có nụ hôn yếu ớt,
lặng lẽ, da áp vào da, như một cái bắt tay, không siết
mạnh, cũng không thả lỏng, rồi rời ra, trong khi bà
vẫn còn đang níu kéo, một chút chới với, hụt hẫng.
Bà thèm hôn ông giống như ông thèm rít thuốc lá
những hơi thật dài.
Anh ta ở trần, mặc chiếc khố thời xưa, hai chân như
hai chân sau của một con ngựa đang chuẩn bị xông
vào trận chiến. Có vẻ, anh ta là tên nô lệ đang chuẩn
bị xông vào quần thảo hôn mê. Vì sau lưng, một cô
nô lệ tay bưng chiếc khay, đựng một cây roi da và
những đồ lỉnh kỉnh phai nét không thấy rõ. Bộ ngực
trần của cô như đôi sừng trâu mới trưởng thành, húc
vào chân không. Đôi mắt cô sụp xuống, thấy được
sự chịu đựng triền miên, và khóe mắt u ám nỗi niềm
nhớ quê nhà.
Sống một thời gian dài với chiếc bình ráp và không
khí thời cổ xưa. Đêm đêm, chiêm bao của bà chuyển
hướng sang những cảnh vật ở miền Trung đông, mơ
thấy đủ thứ chuyện, hài hước có, buồn rầu có, đau
khổ có... mọi tình cảm đều xuất hiện. Có một giấc
mơ đã lập lại nhiều lần là hình ảnh cô nô lệ ngực
trần húc vào thân cây dừa cho đến khi đôi núm bật
máu.
Lúc này, bà đang nỗ lực ráp miệng bình. Lạ thật, sắp
gần hết sao lại còn quá nhiều mảnh. Sự tưởng
tượng lạc lỏng và hư cấu dường như đột nhiên bất
lực. Bà chưa hiểu phải làm sao. Một kỹ sư hóa học
đang là giáo sư trường khoa học trong tỉnh, xuất
hiện để giúp bà sử dụng một loại keo dán đặc biệt,
phải trải qua vài lần trộn lẫn chất liệu trước khi sử
dụng. Ông ta cao lớn nhưng mềm mại nhu mì, chính
xác là ông văn phòng. Học thức cao nhưng trình độ
thưởng ngoạn nghệ thuật trung bình. Lúc nào cũng
chừng mực, kể cả những đêm cùng nhau làm việc
suốt sáng trong căn nhà vắng vẻ. Thuộc loại đàn ông
quí phái và tự trọng. Bà yêu thích vẻ đẹp trai, hành
vi lịch sự, trí tuệ hiểu biết, tâm tư tình cảm, gần như
hoàn hảo, nhưng bà linh cảm, loại đàn ông này khi
lên giường, giấc ngủ của họ là chính yếu.
Ngược lại, khi lên giường là lúc bà giải tỏa những
căng thẳng, công việc của bà gần như luôn luôn bị
thúc đẩy phía sau và chận đứng trước mặt. Ép lại ở
giữa, khó thở, suy nghĩ lao lung, bất chấp tinh thần
rũ rợi. Lúc đó, dường như sáng tạo rời bỏ thần trí
mệt mõi, mờ tối, chỉ còn tàn hơi của ý thức cố gắng
một cách kiệt lực. Càng bị dồn ép, trở ngại, khó
khăn, bà càng cần giải tỏa. Chỉ nửa giờ đó, bà quên
mất tất cả những dấu hỏi, dấu chấm than, dấu bình
phương, dấu căng ... mà chỉ còn hơi thở. Sau những
lần điều chỉnh hóa chất và tâm lý, bà cảm giác sáng
tạo trở về với sức tinh tế và bén nhạy hữu hiệu
thường ngày.
Một buổi chiều, sau khi trải qua thời gian dài ráp dán
rối rắm. Thành công đến mang theo nhiều hơi thở
phào vui sướng. Đột nhiên, ông cầu hôn. Đột nhiên,
bà nhận lời. Về sau, lúc nào bà cũng tự hỏi vì sao
đã ráp tình yêu thiếu kỹ thuật như vậy, mặc dù bà
hạnh phúc ba phần tư cuộc tình.
Chiếc bình ráp xong, thiếu mười sáu mảnh, mười
sáu lỗ trống.Trước đó là ba muơi bảy lỗ chưa tìm
đúng mảnh ráp vào, dù còn một số mảnh vụn bên
ngoài. Đây là lúc sử dụng nghệ thuật lắp đầy những
ô chữ trống của hai cha con đã từng chảy mồ hôi óc
để tìm vần chính xác đưa vào. Cái miệng bình là một
hình dạng kỳ khôi khác. Khi những mảnh vụn được
ráp vào nhau trên miệng cổ bình. Hình dạng nó trồi
lên rồi hơi gục xuống như mỏ con chim hình tròn
hoặc đầu trái chuối có tật. Thân bình khá lớn và cao,
nhưng cái lỗ để chế nước ra khá nhỏ, có lẽ là bình
đựng dầu dùng trong đền thờ. Giáo sư khảo cổ
mừng rỡ. Hai chiếc bình trở thành báu vật, đưa vào
viện bảo tàng và lịch sử văn minh nhân loại. Dĩ
nhiên, hương sắc của người nghệ sĩ ráp tài hoa
cũng vào theo.
Năm 39 tuổi, chồng bà qua đời. Có nhiều trường
hợp xảy ra gần suýt nữa là để bà tái giá, nhưng suy
đi nghĩ lại, bà từ chối. Có người trồng hoa cẩm
nhung mang hết tài nghệ nuôi dưỡng cây hoa, đến
mùa, hoa nở nhiều đến nỗi không thấy lá. Toàn thân
cây tràn ngập hoa đỏ viền trắng, không thể không
trầm trồ khen ngợi. Mùi hương từ nhiều nhụy hoa
tỏa ra dễ chịu, phảng phất từ mùa xuân qua mùa
thu, khiến đời sống nhẹ nhàng hơn dù phải gánh vác
nhọc nhằn. Nghệ thuật này có tên gọi là “Tinh anh
phát tiết.” Hầu hết các nghệ sĩ đều tận dụng khả
năng sáng tạo suốt đời để làm ra nhiều tác phẩm
kinh hồn, hoặc hay đẹp, cao thâm, như họ mong
muốn. Một người khác cũng trồng hoa cẩm nhung,
cũng mang hết tài nghệ sáng tác cây hoa để đến
mùa chỉ nở một cái hoa duy nhất. Chỉ một màu đỏ,
thật lớn, lớn đến nỗi ít ai tin đó là hoa cẩm nhung,
thậm chí, có người nghĩ là hoa giả. Hoa nở suốt một
năm, vượt qua mùa đông giá lạnh. Mùi hương bao
trùm cả khu vườn, chẳng những cây lá mà cỏ dại
cũng thơm lây. Nghệ thuật này gọi là “Tinh anh tụ
đỉnh.”
Bà dư nghị lực chịu đựng thân xác mình hành hạ,
như đã từng chịu đựng thân xác không hài lòng. Bà
muốn xây dựng duy nhất một loại hoa, mà chưa ai
biết, chưa bao giờ thấy, kể cả bà. Một bông hoa từ
ngàn mảnh nhỏ ráp lại, đứng lên trong bốn chiều,
như chiếc bình cổ đang ráp thành hình dạng. Một
bông hoa cho tương lai mang hương sắc làm ấm áp
sức lạnh lẽo đang sắp tràn ngập trên mặt đất. Mặc
dù tự bản thân biết rất rõ, có khi bà không kịp nhìn
thấy chiếc nụ con.
Bà tự hứa sẽ dùng hết tài năng và thời gian để thực
hiện thứ gì mong manh nhất trở thành thứ gì vững
chắc nhất. Lý do đưa đến quyết định này lại không
liên quan gì đến mong manh và vững chắc.
Hôm đó, bà để ý theo dõi con cháu út. Gia đình con
trai bà về thăm nhà, một tuần nghỉ mát. Ba đứa cháu
nội, mỗi đứa một chiếc iPad, ba thế giới riêng biệt.
Ngoài giờ ăn chung và cùng nhau ăn vặt, chúng biến
mất vào đời sống trong chân không. Hai đứa lớn
tham dự trò chơi trên mạng, hoặc chuyện trò với bạn
bốn phương. Đặc biệt, bà sửng sốt và sợ hãi khi
đứng trong bóng tối một góc phòng lắng nghe đứa
cháu út nói chuyện với ảo giới. Con bé năm tuổi hỏi:
- Siri, chị nhớ em không? Em nhớ chị lắm. (Nó úp
iPad lên mặt, dường như cảm nhận được sự gần
gũi.) Siri nói lí nhí, âm thanh quá nhỏ bà không nghe
được, chỉ nhin mặt con bé sáng lên nhờ ánh đèn từ
mặt iPad hắt ra, tất cả còn lại đều u tối, căn phòng
không mở đèn. Mặt nó sung sướng còn hơn gặp bà
nội.
- Con búp bê tóc dài đã đi mất rồi. Má mua cho em
con khác, tóc vàng. Nó biết khóc.
- ......
- Em không khóc đâu. Không ai nghe. Chị có nghe
em khóc đêm qua không?
- ......
- Ba má em đi phố. Bà nội lo nấu ăn. Anh chị đang
chơi game. Em không thích gì hết. Thích nói chuyện
với chị. (Mắt nó buồn lạ lùng như chưa biết buồn là
gì nhưng tê dại nỗi buồn.)
- ......
- Siri, chị có thương em không? (Nó lại úp chiếc iPad
lên mặt, im lặng khá lâu.)
Sự cô đơn của bé gái năm tuổi thì ghê gớm hơn sự
cô đơn của bà, vì cô đơn của bà đã bị nhiễm trùng,
là căn bệnh do bà tạo ra khi xung đột với đời sống.
Bà tự chọn sự cô đơn và có khi thích thú với nó. Cô
đơn của bé thuần túy là cô đơn vô nhiễm, là bản thể,
thậm chí, không phải là cô đơn, mà là nỗi buồn bắt
đầu một cách sống.
Các cháu đã ra về, nhưng ánh mắt và giọng nói
thương cảm, tội nghiệp, tin tưởng vào ảo giới của
cháu út vẫn ở lại với bà, thấm nhập vào tâm can,
băn khoăn chất vấn nhiều điều không biết làm sao
giải thích. Đột nhiên, bà phát hiện lý do sống còn của
con người. Đó là ngôn ngữ.
Chính ngôn ngữ đã tạo ra tâm tình. Chính ngôn ngữ
giao tiếp đã tạo ra cô đơn. Tình cảm là tâm lý và ý
tưởng có sẵn, nhưng không có tâm lý, ý tưởng nào
không có ngôn ngữ thể hiện. Ngôn ngữ suy nghĩ, lời
lẽ giao tiếp đã khơi dậy, phát hiện, phát động, lộ liễu,
thúc đẩy tâm tư. Con người cô đơn hơn con vật vì
có ngôn ngữ.
Ý nghĩ đó đến như cây pháo bông bắn lên trên trời
đen tối. Thình lình, bật sáng tỏa ra những lằn màu
sắc chói lòa, gây cảm giác nhìn thấy ngôi sao chổi
thu nhỏ rất gần, cảm giác cứu cánh của một người
đi lạc trong chán chường vô tận. Ý nghĩ đó dần dần
đục khoét, đào sâu, mở rộng thành những đêm dạ
hội, pháo bông bắn đầy trời. Cô đơn là do ngôn ngữ
không đủ khả năng giao tiếp sự cảm thông.
Ngôn ngữ không có khả năng lớn lao như nhiều
người đã tưởng, mặc dù, ngôn ngữ là kho tàng
thông thái của con người. Ngôn ngữ dù nhiều như
cát vẫn phải cần trộn xi măng và không bao giờ có
thể xây hết những công trình mà con người muốn
kiến tạo và dự tính. Tâm tư luôn luôn sâu hơn lời lẽ,
trí tuệ luôn luôn cao hơn ngôn ngữ. Đây là lý do tại
sao con người không bao giờ hoàn toàn thông cảm,
đồng cảm, và hiểu nhau trọn vẹn. Cần một ngôn ngữ
viên mãn.
Thực hiện giải thuyết đó, bà bắt đầu ráp sách. Thế
giới có triệu triệu sách hay, mà trung bình vào não
của mỗi người chừng vài chục cuốn, hầu hết các
hộp sọ đang sống, mỗi sọ chứa chừng vài cuốn. Vô
số sọ không có cuốn nào.
Bà mua những đề sách danh gia, danh tiếng, theo
hàng lố, chở đến bằng xe vận tải. Sách lớn nhỏ, dày
mỏng, đủ màu sắc. Ráp lại theo hình ảnh trừu
tượng. Sách ráp vào sách thành những mảng lớn
như vách tường, như mặt bàn. Cắt sách ra mảnh
vụn, ráp li ti màu sắc, hình thể vào thiết kế. Dàn dựng
nghệ thuật này đứng sừng sững trong vườn sau
nhà, cao hơn nóc, chiếm ba phần tư mảnh đất một
mẫu rưỡi trước kia là vườn hoa và rau. Dàn dựng
đó tương tựa như tập trung trí tuệ và tâm tư của
ngàn ngàn vị thầy đã đóng góp tạo ra trí tuệ nhân
loại, rồi nỗ lực thắp sáng từng ngỏ ngách của trang
sách. Nếu có ai quấn đèn LED chung quanh kim tự
tháp như đèn trên cây Noel, rồi bật điện lên cho sáng
giữa đêm tối sa mạc, chẳng phải là kỳ công hay sao?
Đang đắm đuối công trình ráp sách vào thiên thu, bà
bị té. Nằm lăn trên đất không ngồi dậy. Một phần vì
đau, phần kia, lớn hơn, vì tỉnh ngộ.
Thiết kế Trừu Tượng Hóa Ảo (Abstract Magic
Realism) như gôm mây vào hình dạng mà không thể
giữ được hơi nước. Không có nước, làm sao mây
có thể sống? Không có chữ, sách sống được
chăng? Từ đó, bà chuyển qua giải thuyết khác: Ráp
chữ. Không còn quấn đèn vào kim tự tháp mà trộn
lẫn đèn vào cát sa mạc. Ai mà chẳng thấy việc làm
này viễn vông và không tưởng?
Công trình bắt đầu từ nhà đậu xe, vòng ra khu vườn
lớn phía sau, với đồ hướng băng qua dãy đồng
hoang, rồi tiến dọc theo xa lộ dẫn vào thành phố.
Thiết kế lúc cao lúc thấp tương tựa một vạn lý
trường thành đang xây dở dang. Chỉ chữ và chữ với
chữ. Chữ tạo ra cổ ngữ, tân ngữ, dân tộc ngữ, bộ
tộc ngữ, thậm chí là ngôn ngữ riêng của mỗi người.
Chữ mang ánh sáng đến đời sống. Không có chữ,
con người vẫn còn là thú vật biết tập đoàn đánh
nhau, tranh giành, và chết, vẫn không hiểu tại sao.
Chữ không tiến bộ theo thời gian, thì con người
không bao giờ có thể rời mặt đất. Sự phát triển của
chữ là một trong vài phương pháp để lấn áp, phá tan
thành lũy của sự ngu dốt. Ở mức độ cao hơn, chữ
càng phát triển, đời sống càng sáng và đẹp.
Không có hy vọng nào mà không đính kèm thất
vọng. Những mảnh chữ dàn dựng thường xuyên
gây cho bà mất lòng tin. Thất bại không hẳn là thất
vọng, nhưng nó lót đường cho thất vọng tràn tới dễ
dàng. Những lúc đó, bà thường nghe tiếng nói trong
đầu nhắc lại:
- Siri, sao chị không ra ngoài này chơi buôn bán với
em?
- Siri, chị còn muốn làm bạn với em nữa không? Sao
chị đi đâu rồi? Máy em hết điện.
Tiếng nói bình thường mà cô đơn ghê gớm vì qua
những lời lẽ này, mấy ai có thể đồng cảm? Ngôn từ
bất lực.
Nhìn từ bên ngoài có thể nói đây là một kỳ công của
nghệ thuật chữ. Dĩ nhiên bà không nghĩ như vậy.
Không phải chữ. Chính là sinh hoạt và trí năng của
chữ biểu tượng. Nói một cách khác, chữ tự nó có
năng lực, tự nuôi dưỡng, và tự phát huy.
Chữ là sinh vật sống vô hình mượn thân xác để tạo
ra thực tế. Sự cụ thể của chữ chỉ để sử dụng trao
cho nhau, cho sinh vật vô hình kia có cơ hội xâm
nhập vào tâm trí người nhận. Chữ không phải kiến
thức, thậm chí không đúng là hiểu biết hoặc kinh
nghiệm. Chữ sinh sản, sinh sôi, thành lập xã hội, tự
sinh sống trong mỗi con người.
Thế giới chữ có lẽ được tạo ra bởi một số người thời
xa xưa tiếp nối nhau dọc theo thời gian lịch sử,
nhưng khi thế giới này hoàn tất dù chưa hoàn mỹ,
đã có khả năng hướng dẫn tinh thần và thân xác con
người, thậm chí, điều khiển họ.
Lúc còn ở đại học, bà đã quen biết với một nhân vật
thông thái. Sau này, ông nổi tiếng là triết gia ngôn
ngữ. Ông đi ngang thành phố của bà và ghé thăm.
Đây là dịp may mắn để bà tìm hiểu, xác định thêm
về giải thuyết của mình với một chuyên gia hàng đầu
trong thế giới chữ.
Bạn cũ gặp nhau sẽ có nhiều chuyện xưa để nhắc
lại. Tuy nhiên, hai người gặp nhau ăn trưa, rồi đến
quán cà phê ngoài trời tiếp tục trò chuyện. Sau đó,
đi ăn tối. Họ chia tay lúc mười giờ đêm. Ngày mai,
ông triết gia tiếp tục hành trình đi London. Không có
quá khứ nào được nhắc lại trong suốt chín giờ đồng
hồ bên nhau. Họ bàn thảo về giải thuyết của bà, khi
mâu thuẫn, khi đồng thuận, khi vui cười, khi nghiêm
túc.
“Không phải đèn quấn quá rời rạc trên kim tự tháp,
không phải đèn bị cát che phủ, mà thực sự, đèn
không đủ sáng cho màu đen của tối.” Ông triết gia
dùng ngay ẩn dụ của bà để lập luận. “Trước đây,
nhân loại nói về việc thông tin và giao tiếp toàn cầu
khó như dẫn nước vào sa mạc. Bây giờ, dễ như vài
cái bấm ở đầu ngón tay.”
“Có phải ý ông muốn nói, một ngày nào đó, khi trí
tuệ và tâm tư con người đạt đến mức cao độ để có
thể đồng thuận xây dựng một ngôn ngữ chung, dễ
dàng học tập, cho tất cả những nền văn hóa khác
biệt?”
“Theo tôi, ngôn ngữ chung có khả năng thỏa mãn
cho mọi nền văn hóa là một giải thuyết cao độ, khó
thực hiện trong điều kiện hiện nay, nhưng tôi tin cậy
vào khả năng tiến hóa của con người. Nhân loại mỗi
ngày mỗi thông minh hơn, nhất là về phương diện
nhận thức và lý luận. Dẫn đến việc thực hành thực
tế và sáng tạo hiệu quả hơn. Trước đây, giải thuyết
có thể đi lên mặt trăng gần như là ảo tưởng, nhưng
rồi, giờ này, chúng ta sắp xây nhà trên sao Hỏa.”
Sau cùng, họ đồng ý với nhau trên hai điểm còn
mười mấy quan điểm khác hẹn gặp lại trên zoom.
Thứ nhất, họ đồng ý các hệ thống ngôn ngữ hiện
nay trên toàn cầu quá khác biệt, quá phức tạp, cần
một hệ thống ngôn ngữ chung. Chỉ cần hiểu một sinh
ngữ là đủ. Sự kết hợp trong ngôn ngữ sẽ là căn bản
kết hợp cho văn hóa và phát triển đến hòa bình dựa
trên sự cảm thông và đồng cảm. Làm sao có được
đồng cảm thực sự khi ngôn ngữ thuần hóa khác biệt
nhau? Hàng ngày, lời lẽ và chữ viết chỉ có khả năng
thông đạt một nửa ý muốn giao tiếp, còn nửa kia
được hiểu theo ý riêng, lầm lẫn và khác biệt.
Thứ hai, đường lối cấu tạo hệ thống ngôn ngữ tiệm
tiến theo lịch sử đến đây đã mất hiệu quả và không
đủ khả năng diễn đạt tâm trí con người thời đại hôm
nay. Cần phải có đường lối khác, sáng tạo cách
khác để cấu trúc một hệ thống ngôn ngữ hữu dụng
và hữu hiệu. Một giả định được đặt ra trên ngôn ngữ
điện tử do A.I. cấu tạo và phát triển.
Từ đó hai người bạn thường gặp nhau trên mạng
lưới, bàn thảo tranh luận những vấn đề còn lại. Bà
làm việc tích cực hơn xưa.
Ngôi nhà và khu vườn của bà nằm ra ngoài ngoại ô
thành phố. Láng giềng cách xa nhau trung bình vài
mẫu đất. Đời sống biệt lập và yên tĩnh. Tuy nhiên,
hàng xóm vẫn thấy bà bắt thang leo lên leo xuống,
lục đục, chăm chỉ làm việc suốt ngày, có khi kéo dài
đến đêm, nhất là những đêm trăng sáng. Nhưng họ
hoàn toàn không thấy gì ngoài những cử động và
hành động của bà. Biết họ tò mò, nhưng bà không
quan tâm, vì làm sao họ biết, chữ vốn trong suốt như
không khí. Làm sao thấy?
Công trình ráp chữ hầu như chiếm hết thời giờ sinh
sống của bà. Nói đúng ra, chính là đời sống của bà.
Tuy nhiên, vẫn không thể chiếm hết toàn bộ giấc
ngủ. Thứ gì vốn là hai mà phải sống một, luôn luôn
đòi hỏi được trở về cặp đôi.
Thỉnh thoảng bà vẫn nằm mơ thấy sa mạc, cảnh Ai
Cập, chiếc bình bị vỡ ra ngàn mảnh trong bảo tàng
viện. Màu vàng của cát sa mạc là một màu vàng lạ
lùng. Rực rỡ mà không vui mừng. Lặng lẽ chôn vùi
nhiều điều cần phát hiện. Đó là làn da đẹp nhất của
đất. Và tuần trước, bà mơ thấy chủ nhân của anh nô
lệ chính là chồng bà, đã mua anh trong một cuộc
đấu giá, đưa anh về phục vụ trong nhà. Chiều hôm
đó, trong hoàng hôn màu đỏ, chồng đã đưa bà ra
sau sân đứng xem anh nô lệ đang húc
vào cây dừa
cho đến khi bt máu.
Ngu Yên


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tạp Ghi và Phiếm Luận : NHỮNG TỪ NGỮ LÝ THÚ NGÀY XUÂN (2) (Đỗ Chiêu Đức)

  Tạp Ghi và Phiếm Luận :            NHỮNG TỪ NGỮ LÝ THÚ NGÀY XUÂN (2)                                                                      ...