Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2022

Thi sĩ Nguyên Sa và mối tình duy nhất thủy chung suốt đời -Niệm Quân (nhacxua.Blog )

Cả cuộc đời mình, thi sĩ Nguyên Sa chỉ có một mối tình duy nhất là người vợ đã gắn bó với ông từ thuở học trò cắp sách đến trường cho tới tận khi trút hơi thở cuối cùng, bà Trịnh Thuý Nga. Chính tình yêu với bà đã cho ông niềm cảm hứng dạt dào để khởi sự trở thành một nhà thơ. Thi sĩ Nguyên Sa và Trịnh Thúy Nga thuở còn đi học và mối duyên của họ bắt đầu từ những ngày mùa đông trên đất Pháp như trong lời kể của bà Thuý Nga:
“Năm 1952, sau khi hồi cư về Hà Nội, tôi được gia đình cho sang Pháp du học cùng với người anh họ. Ông Lan (tên thật nhà thơ Nguyên Sa là Trần Bích Lan) qua trước hai năm. Ông thân sinh của ông ấy buôn bán lớn, sợ Việt Minh làm phiền nên cho ba người con lớn sang Pháp du học. Tôi quen em gái ông ấy ở Paris, tình cờ đến nhà chơi nên quen ông”.
Quen nhau được hơn nửa năm thì Nguyên Sa quyết định tỏ tình với bà Nga. Đó là mùa hè năm 1953, khi vừa tốt nghiệp tú tài, ông viết thư tỏ tình bằng một bài thơ tình, và đó hình như cũng là bài thơ đầu tiên trong cuộc đời ông. Riêng bài thơ này, cho đến tận nay vẫn chưa được công bố bởi Thúy Nga nói rằng bà muốn giữ riêng cho mình.
 

Vợ chồng Nguyên Sa – Trịnh Thúy Nga tại Paris

Bạn đang sao chép nội dung của nhacxua.vn. Nếu sử dụng cho blog cá nhân, vui lòng ghi rõ nguồn nhacxua.vn kèm theo link bài viết. Nếu là website, kênh truyền thông hoặc liên quan đến thương mại, vui lòng liên hệ trước để được đồng ý. Mọi hình thức vi phạm bản quyền nội dung để kiếm tiền thông qua MMO đều sẽ bị report đến Facebook và Adsense. KHÔNG được đọc lại bài viết để tạo video trên YouTube
Vợ chồng Nguyên Sa – Trịnh Thúy Nga tại Paris

Bạn đang sao chép nội dung của nhacxua.vn. Nếu sử dụng cho blog cá nhân, vui lòng ghi rõ nguồn nhacxua.vn kèm theo link bài viết. Nếu là website, kênh truyền thông hoặc liên quan đến thương mại, vui lòng liên hệ trước để được đồng ý. Mọi hình thức vi phạm bản quyền nội dung để kiếm tiền thông qua MMO đều sẽ bị report đến Facebook và Adsense. KHÔNG được đọc lại bài viết để tạo video trên YouTube
 Tuy nhiên, theo bà Nga, hai người yêu nhau chưa lâu thì một biến cố lớn xảy đến với gia đình Nguyên Sa và cũng là một phép thử cho tình yêu của họ: “Hồi đó tôi còn trẻ, cũng chẳng suy nghĩ gì cả, chỉ lo học thi đậu xong rồi về. Phải lo học xong cho sớm chứ đời sống bên Pháp đắt đỏ lắm. Cũng trong năm 1953, cụ thân sinh ông Lan mất ở Hà Nội, ông ấy phải ngưng học, về nước để giúp đỡ gia đình. Lúc đó chúng tôi yêu nhau rồi, ông ấy cũng muốn dỗ dành tôi về Việt Nam chung, nhưng tôi còn ham học cao lên. Tuổi trẻ mà, ai cũng có giấc mơ lớn, và tôi cũng muốn thực hiện ước mơ của mình, Nguyên Sa đành phải từ giã người yêu để trở về Hà Nội và cho ra đời bài thơ Paris Có Gì Lạ Không Em với những câu thơ đầy nhớ thương, khắc khoải:
Paris có gì lạ không em?
Mai anh về em có còn ngoan
Mùa xuân hoa lá vương đầy ngõ
Em có tìm anh trong cánh chim
Paris có gì lạ không em ?
Mai anh về mắt vẫn lánh đen
Vẫn hỏi lòng mình là hương cốm
Chả biết tay ai làm lá sen?
Bài thơ này sau đã được nhạc sĩ Ngô Thuỵ Miên phổ nhạc thành ca khúc nổi tiếng cùng tên được rất nhiều người yêu thích.
Trong số những bài thơ Nguyên Sa viết cho người yêu, đặc biệt nhất phải kể đến bài thơ có tựa đề chỉ một chữ duy nhất là Nga. Hãy thử đọc những câu thơ mở đầu hóm hỉnh và đầy yêu thương:
Hôm nay Nga buồn như một con chó ốm
Như con mèo ngái ngủ trên tay anh
Ðôi mắt cá ươn như sắp sửa se mình
Ðể anh giận sao chả là nước biển !…
Đây cũng chính là bài thơ báo hỷ in trên thiệp cưới của hai ông bà vào ngày 17 tháng 12 năm 1955 tại Paris với những vần thơ thông báo vô cùng độc đáo và lời khẳng định chắc nịch rằng tình yêu của họ không gì có thể cấm cản được:
Người ta làm thế nào cấm được chúng mình yêu nhau
Nếu anh không có tiền mua nhẫn đeo tay
Anh sẽ hôn đền em
Và anh bảo em soi gương
Nhìn vết môi anh trên má
Môi anh tròn lắm cơ
Tròn hơn cả chữ O
Tròn hơn cả chiếc nhẫn
Tròn hơn cả hai chiếc nhẫn đeo tay!…
Chúng mình lấy nhau cần gì phải ai hỏi…
Cả anh cũng không cần phải hỏi anh “Có bằng lòng lấy em?…”
Vì anh đã trả lời anh
Cũng như em trả lời em
Và cũng nghẹn ngào nước mắt!…
Và em sẽ cười phải không em
Em sẽ không buồn như một con chó ốm
Như con mèo ngái ngủ trên tay anh
Ðôi mắt cá ươn như sắp sửa se mình
Ðể anh giận sao chả là nước biển!…
Em sẽ cười phải không em
Vì không ai cấm được chúng mình yêu nhau!…
Không ai cấm được anh làm những câu thơ anh thích
Không ai cấm được anh làm cả bài thơ Với một chữ N Với một chữ G Và với một chữ A… (Nga) 

Đám cưới của thi sĩ Nguyên Sa và bà Thuý Nga được tổ chức gấp rút và giản dị chỉ khoảng một tuần trước khi xuống tàu về nước. Theo lời giải thích của ông, phải tổ chức đám cưới gấp như vậy để hai người có thể thuận tiện cùng nhau xuống tàu về nước. Và vì không có tiền nên trong ngày cưới, ông chỉ mặc lại bộ đồ cũ thường ngày vẫn mặc và cố gắng cân đo đong đếm, đi đi lại lại nhiều lần ông mới sắm được cho bà một chiếc áo mới để làm quà cưới. Lễ cưới không lễ phục, không nhẫn cưới, không xe hoa đón rước, không đãi tiệc rình rang nhưng hồi tưởng lại những giờ khắc đó, bao giờ bà cũng mỉm cười mãn nguyện
Sinh viên tụi tôi ở lại Pháp sau Hiệp Định Genève chia đôi đất nước, gia đình lo tản cư vào Nam nên đâu có gởi tiền qua được. Chúng tôi ra Tòa Đốc Lý Paris ký giấy hôn thú, bạn bè theo đông lắm. Xong kéo nhau ra quán cà phê đối diện uống cà phê, ăn bánh. Bạn bè chung tiền trả tiền cho cô dâu, chú rể. Thế thôi.”
Chỉ thế thôi mà họ đã đi cùng nhau suốt cả một đời, từ Paris về Sài Gòn năm 1956, từ Sài Gòn trở lại Paris năm 1975, rồi qua đến Mỹ năm 1978, chưa một lần có ý định buông tay, rời bỏ. 
         Bà Trịnh Thúy Nga khi làm hiệu trưởng trường Văn Học ở Sài Gòn 
 
Năm 1956, Nguyên Sa và vợ về nước và trở thành giáo sư ở các trường học danh tiếng tại Sài Gòn, đồng thời cùng mở hai trường tư thục là Văn Học và Văn Khôi. Cho đến nay, nhiều thế hệ học sinh – sinh viên Sài Gòn năm xưa vẫn còn nhớ đến một thời được sự dìu dắt của hai vợ chồng giáo sư Trần Bích Lan – Trịnh Thúy Nga.
Những năm tháng cuối cùng trên giường bệnh, đối mặt với cái chết chực chờ, Nguyên Sa bình thản viết những lời thơ dặn dò đầy xúc động: Anh nói anh muốn Saigon, Anh muốn đường Phan Thanh Giản, Anh muốn nước Mỹ, vùng biển Thái Bình, Anh muốn Montpellier, muốn Nice, Muốn Cannes, muốn Saint Tropez, Muốn tất cả những thị trấn miền Nam nước Pháp, Nhất là những thành phố quanh Địa Trung Hải, Nhưng anh chỉ có hai chân, Anh chỉ xin em ném dùm anh xuống những mảnh đất đầu đời: chỗ bãi phù sa anh tắm mỗi chiều, con lộ mỗi ngày chúng mình cùng nhau đi học. (Thuỷ Chung) Tất cả những nơi chốn mà họ đã tới, đã sống cùng nhau ông đều nhớ hết, đều muốn được trở lại nhưng nhớ thương nhất, mong mỏi nhất vẫn là những mảnh đất đầu đời. Đó là “bãi phù sa anh tắm mỗi chiều”, nơi có lẽ nằm xa tít tận quê nhà Hà Nội và “con lộ mỗi ngày chúng mình cùng nhau đi học” trên phố Paris, nơi chứng nhân cho khởi đầu tình yêu của hai người. 
Ngày 18 tháng 4 năm 1998, thi sĩ Nguyên Sa trút hơi thở cuối cùng bên người vợ tên Nga đã cùng ông xây đắp cuộc tình thuỷ chung trọn vẹn suốt hơn 40 năm. Trong nghĩa trang thành phố Westminster, ngôi mộ của ông được bà tự tay chọn, nằm gần hồ nước và dưới một bóng cây mát rượi.
Trên mặt mộ, bài thơ “Sợi Tóc” mà ông viết khi xưa được trang trọng khắc lên với những câu thơ tựa như những lời tâm nguyện và dự cảm của ông, nay đã được thành toàn:
Nằm chơi ở góc rừng này
Chưa thiên thu cũng đã đầy cỏ hoang
Xin em một sợi tóc vàng
Làm hoa khởi sự cho ngàn kiếp sau
Biết đâu thảo mộc bớt đau
Biết đâu có bản kinh cầu dâng lên?”
Bạn bè Nguyên Sa tới thăm mộ kể lại rằng, trên mộ Nguyên Sa, những đoá hoa cúc vàng bao giờ cũng thắm tươi, rực rỡ bởi khi còn sống ông rất yêu hoa cúc, những đoá cúc vàng đã theo vào thơ ông và trở thành bất tử: Áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc /Áo nàng xanh anh mến lá sân trường
Và bóng dáng người con gái cho ông nguồn cảm hứng vô tận với thơ ca, dù không còn trẻ nữa vẫn luôn ở đó, cận kề, chăm sóc cho ông dù âm dương cách biệt. Bà từng tâm sự:
Hồi nhà tôi mới mất, ngày nào tôi cũng ra đây, sửa bông, cắt cỏ. Giờ thì lớn tuổi rồi, thì một tuần tôi ra thăm ông ấy 2 lần. Nhiều khi bực mình với ông ấy cũng ra đây nói cho ông ấy biết.”
Đặc biệt sau khi Nguyên Sa qua đời, bà Nga đã giữ gìn, thu gom và đem in tất cả những tác phẩm thơ ca, sách, truyện và hồi ký của ông.
 
Niệm Quân (nhacXua.Blog )

Cả cuộc đời mình, thi sĩ Nguyên Sa chỉ có một mối tình duy nhất là người vợ đã gắn bó với ông từ thuở học trò cắp sách đến trường cho tới tận khi trút hơi thở cuối cùng, bà Trịnh Thuý Nga. Chính tình yêu với bà đã cho ông niềm cảm hứng dạt dào để khởi sự trở thành một nhà thơ.

Bạn đang sao chép nội dung của nhacxua.vn. Nếu sử dụng cho blog cá nhân, vui lòng ghi rõ nguồn nhacxua.vn kèm theo link bài viết. Nếu là website, kênh truyền thông hoặc liên quan đến thương mại, vui lòng liên hệ trước để được đồng ý. Mọi hình thức vi phạm bản quyền nội dung để kiếm tiền thông qua MMO đều sẽ bị report đến Facebook và Adsense. KHÔNG được đọc lại bài viết để tạo video trên YouTube
Cả cuộc đời mình, thi sĩ Nguyên Sa chỉ có một mối tình duy nhất là người vợ đã gắn bó với ông từ thuở học trò cắp sách đến trường cho tới tận khi trút hơi thở cuối cùng, bà Trịnh Thuý Nga. Chính tình yêu với bà đã cho ông niềm cảm hứng dạt dào để khởi sự trở thành một nhà thơ.

Bạn đang sao chép nội dung của nhacxua.vn. Nếu sử dụng cho blog cá nhân, vui lòng ghi rõ nguồn nhacxua.vn kèm theo link bài viết. Nếu là website, kênh truyền thông hoặc liên quan đến thương mại, vui lòng liên hệ trước để được đồng ý. Mọi hình thức vi phạm bản quyền nội dung để kiếm tiền thông qua MMO đều sẽ bị report đến Facebook và Adsense. KHÔNG được đọc lại bài viết để tạo video trên YouTube
Cả cuộc đời mình, thi sĩ Nguyên Sa chỉ có một mối tình duy nhất là người vợ đã gắn bó với ông từ thuở học trò cắp sách đến trường cho tới tận khi trút hơi thở cuối cùng, bà Trịnh Thuý Nga. Chính tình yêu với bà đã cho ông niềm cảm hứng dạt dào để khởi sự trở thành một nhà thơ.

Bạn đang sao chép nội dung của nhacxua.vn. Nếu sử dụng cho blog cá nhân, vui lòng ghi rõ nguồn nhacxua.vn kèm theo link bài viết. Nếu là website, kênh truyền thông hoặc liên quan đến thương mại, vui lòng liên hệ trước để được đồng ý. Mọi hình thức vi phạm bản quyền nội dung để kiếm tiền thông qua MMO đều sẽ bị report đến Facebook và Adsense. KHÔNG được đọc lại bài viết để tạo video trên YouTube
Thi sĩ Nguyên Sa và mối tình duy nhất thủy chung suốt đời Cả cuộc đời mình, thi sĩ Nguyên Sa chỉ có một mối tình duy nhất là người vợ đã gắn bó với ông từ thuở học trò cắp sách đến trường cho tới tận khi trút hơi thở cuối cùng, bà Trịnh Thuý Nga. Chính tình yêu với bà đã cho ông niềm cảm hứng dạt dào để khởi sự trở thành một nhà thơ. Thi sĩ Nguyên Sa và Trịnh Thúy Nga thuở còn đi học Mối duyên của họ bắt đầu từ những ngày mùa đông trên đất Pháp như trong lời kể của bà Thuý Nga: “Năm 1952, sau khi hồi cư về Hà Nội, tôi được gia đình cho sang Pháp du học cùng với người anh họ. Ông Lan (tên thật nhà thơ Nguyên Sa là Trần Bích Lan) qua trước hai năm. Ông thân sinh của ông ấy buôn bán lớn, sợ Việt Minh làm phiền nên cho ba người con lớn sang Pháp du học. Tôi quen em gái ông ấy ở Paris, tình cờ đến nhà chơi nên quen ông”. Quen nhau được hơn nửa năm thì Nguyên Sa quyết định tỏ tình với bà Nga. Đó là mùa hè năm 1953, khi vừa tốt nghiệp tú tài, ông viết thư tỏ tình bằng một bài thơ tình, và đó hình như cũng là bài thơ đầu tiên trong cuộc đời ông. Riêng bài thơ này, cho đến tận nay vẫn chưa được công bố bởi Thúy Nga nói rằng bà muốn giữ riêng cho mình. Vợ chồng Nguyên Sa – Trịnh Thúy Nga tại Paris Tuy nhiên, theo bà Nga, hai người yêu nhau chưa lâu thì một biến cố lớn xảy đến với gia đình Nguyên Sa và cũng là một phép thử cho tình yêu của họ: “Hồi đó tôi còn trẻ, cũng chẳng suy nghĩ gì cả, chỉ lo học thi đậu xong rồi về. Phải lo học xong cho sớm chứ đời sống bên Pháp đắt đỏ lắm. Cũng trong năm 1953, cụ thân sinh ông Lan mất ở Hà Nội, ông ấy phải ngưng học, về nước để giúp đỡ gia đình. Lúc đó chúng tôi yêu nhau rồi, ông ấy cũng muốn dỗ dành tôi về Việt Nam chung, nhưng tôi còn ham học cao lên. Tuổi trẻ mà, ai cũng có giấc mơ lớn, và tôi cũng muốn thực hiện ước mơ của mình.” Xem bài khác Hình ảnh Sài Gòn xưa và nay chụp cùng 1 vị trí: Loanh quanh góc phố Quận Ba Hình ảnh so sánh đường Sài Gòn xưa và nay với cùng một góc ảnh – Phần 4: Đại lộ Hàm Nghi Chính vì lý do này, mà Nguyên Sa đành phải từ giã người yêu để trở về Hà Nội và cho ra đời bài thơ Paris Có Gì Lạ Không Em với những câu thơ đầy nhớ thương, khắc khoải: Paris có gì lạ không em? Mai anh về em có còn ngoan Mùa xuân hoa lá vương đầy ngõ Em có tìm anh trong cánh chim Paris có gì lạ không em ? Mai anh về mắt vẫn lánh đen Vẫn hỏi lòng mình là hương cốm Chả biết tay ai làm lá sen? Bài thơ này sau đã được nhạc sĩ Ngô Thuỵ Miên phổ nhạc thành ca khúc nổi tiếng cùng tên được rất nhiều người yêu thích. Click để nghe Thái Thanh hát Paris Có Gì Lạ Không Em năm 1974 Trong số những bài thơ Nguyên Sa viết cho người yêu, đặc biệt nhất phải kể đến bài thơ có tựa đề chỉ một chữ duy nhất là Nga. Hãy thử đọc những câu thơ mở đầu hóm hỉnh và đầy yêu thương: Hôm nay Nga buồn như một con chó ốm Như con mèo ngái ngủ trên tay anh Ðôi mắt cá ươn như sắp sửa se mình Ðể anh giận sao chả là nước biển !… Đây cũng chính là bài thơ báo hỷ in trên thiệp cưới của hai ông bà vào ngày 17 tháng 12 năm 1955 tại Paris với những vần thơ thông báo vô cùng độc đáo và lời khẳng định chắc nịch rằng tình yêu của họ không gì có thể cấm cản được: Người ta làm thế nào cấm được chúng mình yêu nhau Nếu anh không có tiền mua nhẫn đeo tay Anh sẽ hôn đền em Và anh bảo em soi gương Nhìn vết môi anh trên má Môi anh tròn lắm cơ Tròn hơn cả chữ O Tròn hơn cả chiếc nhẫn Tròn hơn cả hai chiếc nhẫn đeo tay!… Chúng mình lấy nhau Cần gì phải ai hỏi… Cả anh cũng không cần phải hỏi anh “Có bằng lòng lấy em?…” Vì anh đã trả lời anh Cũng như em trả lời em Và cũng nghẹn ngào nước mắt!… Và em sẽ cười phải không em Em sẽ không buồn như một con chó ốm Như con mèo ngái ngủ trên tay anh Ðôi mắt cá ươn như sắp sửa se mình Ðể anh giận sao chả là nước biển!… Em sẽ cười phải không em Vì không ai cấm được chúng mình yêu nhau!… Không ai cấm được anh làm những câu thơ anh thích Không ai cấm được anh làm cả bài thơ Với một chữ N Với một chữ G Và với một chữ A… (Nga) Đám cưới của thi sĩ Nguyên Sa và bà Thuý Nga được tổ chức gấp rút và giản dị chỉ khoảng một tuần trước khi xuống tàu về nước. Theo lời giải thích của ông, phải tổ chức đám cưới gấp như vậy để hai người có thể thuận tiện cùng nhau xuống tàu về nước. Và vì không có tiền nên trong ngày cưới, ông chỉ mặc lại bộ đồ cũ thường ngày vẫn mặc và cố gắng cân đo đong đếm, đi đi lại lại nhiều lần ông mới sắm được cho bà một chiếc áo mới để làm quà cưới. Lễ cưới không lễ phục, không nhẫn cưới, không xe hoa đón rước, không đãi tiệc rình rang nhưng hồi tưởng lại những giờ khắc đó, bao giờ bà cũng mỉm cười mãn nguyện: “Sinh viên tụi tôi ở lại Pháp sau Hiệp Định Genève chia đôi đất nước, gia đình lo tản cư vào Nam nên đâu có gởi tiền qua được. Chúng tôi ra Tòa Đốc Lý Paris ký giấy hôn thú, bạn bè theo đông lắm. Xong kéo nhau ra quán cà phê đối diện uống cà phê, ăn bánh. Bạn bè chung tiền trả tiền cho cô dâu, chú rể. Thế thôi.” Chỉ thế thôi mà họ đã đi cùng nhau suốt cả một đời, từ Paris về Sài Gòn năm 1956, từ Sài Gòn trở lại Paris năm 1975, rồi qua đến Mỹ năm 1978, chưa một lần có ý định buông tay, rời bỏ. Bà Trịnh Thúy Nga khi làm hiệu trưởng trường Văn Học ở Sài Gòn Năm 1956, Nguyên Sa và vợ về nước và trở thành giáo sư ở các trường học danh tiếng tại Sài Gòn, đồng thời cùng mở hai trường tư thục là Văn Học và Văn Khôi. Cho đến nay, nhiều thế hệ học sinh – sinh viên Sài Gòn năm xưa vẫn còn nhớ đến một thời được sự dìu dắt của hai vợ chồng giáo sư Trần Bích Lan – Trịnh Thúy Nga. Những năm tháng cuối cùng trên giường bệnh, đối mặt với cái chết trực chờ, Nguyên Sa bình thản viết những lời thơ dặn dò đầy xúc động: Anh nói anh muốn Saigon, Anh muốn đường Phan Thanh Giản, Anh muốn nước Mỹ, vùng biển Thái Bình, Anh muốn Montpellier, muốn Nice, Muốn Cannes, muốn Saint Tropez, Muốn tất cả những thị trấn miền Nam nước Pháp, Nhất là những thành phố quanh Địa Trung Hải, Nhưng anh chỉ có hai chân, Anh chỉ xin em ném dùm anh xuống những mảnh đất đầu đời: chỗ bãi phù sa anh tắm mỗi chiều, con lộ mỗi ngày chúng mình cùng nhau đi học. (Thuỷ Chung) Tất cả những nơi chốn mà họ đã tới, đã sống cùng nhau ông đều nhớ hết, đều muốn được trở lại nhưng nhớ thương nhất, mong mỏi nhất vẫn là những mảnh đất đầu đời. Đó là “bãi phù sa anh tắm mỗi chiều”, nơi có lẽ nằm xa tít tận quê nhà Hà Nội và “con lộ mỗi ngày chúng mình cùng nhau đi học” trên phố Paris, nơi chứng nhân cho khởi đầu tình yêu của hai người. Ngày 18 tháng 4 năm 1998, thi sĩ Nguyên Sa trút hơi thở cuối cùng bên người vợ tên Nga đã cùng ông xây đắp cuộc tình thuỷ chung trọn vẹn suốt hơn 40 năm. Trong nghĩa trang thành phố Westminster, ngôi mộ của ông được bà tự tay chọn, nằm gần hồ nước và dưới một bóng cây mát rượi. Trên mặt mộ, bài thơ “Sợi Tóc” mà ông viết khi xưa được trang trọng khắc lên với những câu thơ tựa như những lời tâm nguyện và dự cảm của ông, nay đã được thành toàn: “Nằm chơi ở góc rừng này Chưa thiên thu cũng đã đầy cỏ hoang Xin em một sợi tóc vàng Làm hoa khởi sự cho ngàn kiếp sau Biết đâu thảo mộc bớt đau Biết đâu có bản kinh cầu dâng lên?” Nơi yên nghỉ của Nguyên Sa. Ảnh: nguoi-viet.com Bạn bè Nguyên Sa tới thăm mộ kể lại rằng, trên mộ Nguyên Sa, những đoá hoa cúc vàng bao giờ cũng thắm tươi, rực rỡ bởi khi còn sống ông rất yêu hoa cúc, những đoá cúc vàng đã theo vào thơ ông và trở thành bất tử: Áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc Áo nàng xanh anh mến lá sân trường Và bóng dáng người con gái cho ông nguồn cảm hứng vô tận với thơ ca, dù không còn trẻ nữa vẫn luôn ở đó, cận kề, chăm sóc cho ông dù âm dương cách biệt. Bà từng tâm sự: “Hồi nhà tôi mới mất, ngày nào tôi cũng ra đây, sửa bông, cắt cỏ. Giờ thì lớn tuổi rồi, thì một tuần tôi ra thăm ông ấy 2 lần. Nhiều khi bực mình với ông ấy cũng ra đây nói cho ông ấy biết.” Đặc biệt sau khi Nguyên Sa qua đời, bà Nga đã giữ gìn, thu gom và đem in tất cả những tác phẩm thơ ca, sách, truyện và hồi ký của ông. Niệm Quân (nhacxua.vn) biên soạn Tags: nguyên sa Share Tweet Pin Xem bài khác Cuộc đời và sự nghiệp của thi sĩ Nguyên Sa (1932-1998) – Tác giả Áo Lụa Hà Đông, Tháng 6 Trời Mưa… Saigon xưa Cuộc đời và sự nghiệp của thi sĩ Nguyên Sa (1932-1998) – Tác giả Áo Lụa Hà Đông, Tháng 6 Trời Mưa… Trong thi đàn Việt Nam, Nguyên Sa là một cái tên mang dấu ấn đặc biệt quan trọng, được nhiều... April 17, 2021 Mối tình đầu tinh khôi trong ca khúc “Tuổi Mười Ba” của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên (thơ Nguyên Sa) – “Áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc…” Cảm xúc âm nhạc Mối tình đầu tinh khôi trong ca khúc “Tuổi Mười Ba” của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên (thơ Nguyên Sa) – “Áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc…” Nhắc đến danh ca Thái Thanh có thể kể ra một loạt ca khúc bất hủ gắn liền với tên... February 4, 2021 Ca khúc “Áo Lụa Hà Đông” và sự gắn bó định mệnh của thi sĩ, nhạc sĩ và ca sĩ (Nguyên Sa – Ngô Thụy Miên – Duy Trác) Bàn Tròn Âm Nhạc Ca khúc “Áo Lụa Hà Đông” và sự gắn bó định mệnh của thi sĩ, nhạc sĩ và ca sĩ (Nguyên Sa – Ngô Thụy Miên – Duy Trác) Hầu hết những người yêu thơ và nhạc đều biết đến nhạc phẩm Áo Lụa Hà Đông của nhạc sĩ... September 27, 2020 Hoàn cảnh sáng tác bài “Tiễn Đưa” (Nguyên Sa – Song Ngọc) – “Người về đêm nay hay đêm mai…” Xuất xứ bài hát Hoàn cảnh sáng tác bài “Tiễn Đưa” (Nguyên Sa – Song Ngọc) – “Người về đêm nay hay đêm mai…” Thi sĩ Nguyên Sa và nhạc sĩ Song Ngọc đều là những tên tuổi lớn trong làng thi ca ở... April 18, 2019 Ngô Thụy Miên viết về cuộc gặp gỡ định mệnh với Nguyên Sa trong âm nhạc Bàn Tròn Âm Nhạc Ngô Thụy Miên viết về cuộc gặp gỡ định mệnh với Nguyên Sa trong âm nhạc Bài viết được nhạc sĩ Ngô Thụy Miên viết ngay sau khi nghe tin thi sĩ Nguyên Sa mất vào... April 18, 2019 Thi sĩ Nguyên Sa – Khi giáo sư môn triết làm thơ tình Saigon xưa Thi sĩ Nguyên Sa – Khi giáo sư môn triết làm thơ tình Thập niên 1950 - 1960 tại Sài Gòn, thi ca miền Nam đang còn mang đẫm không khí của thời... April 17, 2019 Những nữ ca sĩ nhạc vàng có nét đẹp khả ái nhất (Phần 2) Leave a Reply Your email address will not be published. Required fields are marked * Comment Name * Email * Website

Bạn đang sao chép nội dung của nhacxua.vn. Nếu sử dụng cho blog cá nhân, vui lòng ghi rõ nguồn nhacxua.vn kèm theo link bài viết. Nếu là website, kênh truyền thông hoặc liên quan đến thương mại, vui lòng liên hệ trước để được đồng ý. Mọi hình thức vi phạm bản quyền nội dung để kiếm tiền thông qua MMO đều sẽ bị report đến Facebook và Adsense. KHÔNG được đọc lại bài viết để tạo video trên YouTube

https://nhacxua.vn/thi-si-nguyen-sa-va-moi-tinh-duy-nhat-thuy-chung-suot-doi/

 

Mời Xem : Tám phố Sài Gòn xưa - Nguyên Sa

1 nhận xét:

Mời Nghe và Xem Thơ,Nhạc : HỬNG HỜ : Thy Lệ Trang,LHN Và Các Thi Hửu

Kính mời quí anh , chị nghe bài hát mới có tên Hững Hờ . Nhạc được trích từ một nhạc phẩm không lời tên Indifference . Lờ...