Thứ Hai, 10 tháng 10, 2022

Giải Nobel Hòa bình được trao cho các nhà hoạt động Ukraine, Nga và Belarus (Văn Việt )

B a người đoạt giải là Ales Bialiatski ở Belarus; Memorial, một nhóm nhân quyền ở Nga; và Trung tâm Tự do Dân sự ở Ukraine.

Cora Engelbrecht, Isabella Kwai và Euan Ward

Hồng Anh dịch

Giải Nobel Hòa bình được công bố khi chiến tranh đang bùng phát ở châu Âu

Giải Nobel Hòa bình được trao hôm thứ Sáu cho những người ủng hộ nhân quyền ở Nga, Ukraine và Belarus, là những người đã trở thành biểu tượng cho sự phản kháng và trách nhiệm giải trình vào thời điểm mà cuộc xâm lược Ukraine của Nga đã gây ra cuộc chiến trên đất liền lớn nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến II.


 

Những người đoạt giải – Ales Bialiatski, nhà hoạt động người Belarus bị bỏ tù

Memorial, một tổ chức ở Nga; và Trung tâm Tự do Dân sự ở Ukraine – nổi lên như một trong những thách thức lớn nhất đối với thông tin sai lệch lan rộng và những huyền thoại có hại do các nhà lãnh đạo độc tài phát tán và được đổ thêm dầu bởi toàn cầu hóa, kết nối kỹ thuật số và các phương pháp giám sát mới.

Berit Reiss-Andersen, chủ tịch Ủy ban Nobel Na Uy, cho biết khi thông báo về giải thưởng: “Những người đoạt giải Hòa bình đại diện cho xã hội dân sự ở đất nước họ. Trong nhiều năm, họ đã thúc đẩy quyền chỉ trích quyền lực và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân”.

Ủy ban cho biết họ chọn ba người đoạt giải vì muốn vinh danh những người ủng hộ “nhân quyền, dân chủ và sự chung sống hòa bình” ở các nước láng giềng Belarus, Nga và Ukraine.

Công việc của họ đã mang một ý nghĩa mới kể từ tháng Hai, khi Tổng thống Nga Vladimir V. Putin xâm lược nước láng giềng Ukraine, khiến hàng triệu người phải di tản và gây bất ổn cho toàn khu vực.

Giải thưởng là một lời phê phán ngầm đối với Putin, người mà nhiệm kỳ của ông đã bị nhấn chìm với các cuộc đàn áp bạo lực đối với những người bất đồng chính kiến ​​và những người chỉ trích ở quê nhà – và sinh nhật lần thứ 70 của ông là vào thứ Sáu, một sự trùng hợp được một số nhà quan sát lưu ý.

“Vào sinh nhật lần thứ 70 của Putin, giải Nobel Hòa bình được trao cho một nhóm nhân quyền Nga mà ông đã đóng cửa, một nhóm nhân quyền Ukraine đang ghi lại tội ác chiến tranh của ông và một nhà hoạt động nhân quyền người Belarus mà đồng minh của ông là Lukashenko đã bỏ tù”, Kenneth Roth, cựu giám đốc điều hành của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, cho biết trên Twitter.

Khi được hỏi liệu việc lựa chọn người chiến thắng năm nay có phải là một sự kiện “đúng lúc vào sinh nhật tổng thống”, bà Reiss-Andersen nói, “Giải thưởng này không dành cho Tổng thống Putin, không phải cho ngày sinh nhật của ông ấy hay theo bất kỳ nghĩa nào khác – ngoại trừ chính phủ của ông ấy, cũng như chính phủ Belarus, đang đại diện cho một chính phủ độc tài đang đàn áp các nhà hoạt động nhân quyền”.

Bà Reiss-Andersen cho biết thêm rằng, Trung tâm Tự do Dân sự ở Ukraine đã nỗ lực xác định và lập hồ sơ bằng chứng về tội ác chiến tranh của Nga kể từ lúc cuộc xâm lược bắt đầu, “đóng vai trò tiên phong nhằm buộc các bên có tội phải chịu trách nhiệm về tội ác của họ”.

Ủy ban ca ngợi tổ chức này đã đứng trên lập trường “củng cố xã hội dân sự Ukraine và gây áp lực lên chính quyền để biến Ukraine trở thành một nền dân chủ chính thức”.

Có 343 ứng viên cho giải thưởng năm nay, bao gồm 251 cá nhân và 92 tổ chức – tổng số cao thứ hai từ trước đến nay, chỉ xếp sau năm 2016. Mặc dù không có người dẫn đầu rõ ràng, một số cái tên thu hút sự chú ý bao gồm Tổng thống Volodymyr Zelensky của Ukraine; Aleksei A. Navalny, một nhà bất đồng chính kiến ​​người Nga bị bỏ tù; Svetlana Tikhanovskaya, một chính trị gia đối lập người Belarus; Tổ chức Y tế thế giới; và Tòa án Công lý Quốc tế.

Ông Zelensky là bên yêu thích của các nhà cái.

Năm ngoái, hai nhà báo Maria Ressa và Dmitri A. Muratov chia sẻ Giải Nobel Hòa bình “vì những nỗ lực của họ trong việc bảo vệ quyền tự do ngôn luận, vốn là điều kiện tiên quyết cho nền dân chủ và hòa bình lâu dài”, ủy ban Nobel cho biết.

Ông Muratov, tổng biên tập của tờ Novaya Gazeta, được coi là một trong những người bảo vệ tự do ngôn luận nổi bật nhất ở Nga. Sau cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, Novaya Gazeta buộc phải tạm ngừng xuất bản trong bối cảnh chính phủ kiểm duyệt gắt gao.

Nguồn: https://www.nytimes.com/live/2022/10/07/world/nobel-peace-prize

Bản cập nhật lúc 21g30 ngày 7/10/2022

 

1 nhận xét:

NGẪM CHUYỆN ĐỜI - Thơ LAN và Bài Họa Của Các Thi Hửu

NGẪM CHUYỆN ĐỜI. Sáu chục xuân qua, ngẫm lại đời Ngọt bùi, cay đắng.... số mà thôi! Nhà nghèo, cảnh khó nào đâu muốn Phận hẩm, phần hiu vẫn ...