Thứ Ba, 25 tháng 10, 2022

Người khổng lồ và người tí hon có tồn tại không?

Người họ hàng gần nhất của Loài người tinh khôn Homo Sapiens chúng ta là Neanderthal được cho là đã đi vào tuyệt chủng từ khoảng 40.000 năm trước. Lý do khiến loài người này biến mất vẫn còn là một bí ẩn.

Trong lúc đi tìm lời giải đáp đó, các nhà khoa học tiếp tục vấp phải những câu hỏi hóc búa với những dấu tích được xác định là của người, nhưng lại mang kích thước rất lạ thường. Một số dấu tích đã thất lạc nhưng cũng có một số đang được nghiên cứu. Vì nhiều lý do, khoa học hiện đại chưa tìm được câu trả lời.

Dưới đây là một số dấu tích đó.

Cẳng chân ngoại cỡ

Năm 1877, một nhóm các nhà địa chất đang dò mạch khoáng sản tại Eureka, bang Nevada, Mỹ đã vô tình tìm thấy một bộ xương cẳng chân người bị gãy từ đoạn trên đầu gối. Phần xương chân này bị kẹt trong một khối đá. Sau khi cố gắng phá đá, các nhà địa chất đã lấy ra được phần xương này, gồm cẳng chân, mắt cá chân và bàn chân.

Kích thước của phần xương chân này mới là thứ gây chú ý. Tính từ gót chân đến đầu gối, phần xương này dài tới 99cm, tức tương đương với một người có chiều cao lên đến 2,74 mét. Phần xương chân này sau đó đã được đem đi giám định, và các chuyên gia đều đi tới kết luận đó là xương của người, ở độ tuổi khá cao.

Sau đó, người ta đã cố gắng tìm kiếm thêm các phần còn lại của bộ xương, nhưng đều không tìm thấy gì. Phần xương cẳng chân này đã từng được đem ra trưng bày, nhưng tới nay đã mất tích.

Bàn chân khổng lồ

Năm 1986, tạp chí American Anthropologist đã có bài viết về phát hiện một dấu chân gần 40cm tại bang West Virginia, Mỹ. Kích thước này tương đương của một người có chiều cao 2,13 mét.

Gần 40 năm sau, năm 1932, nhiều dấu chân người hóa thạch trong đá thạch cao đã được tìm thấy tại bang New Mexico, Mỹ. Các dấu chân này có kích thước rất lớn, dài 56cm và rộng tới 28cm, tức tương đương một người có chiều cao 2,43 mét.


 Bà Sarah Winnemucca Hopkins là tác giả của Life Among the Paiutes. (Ảnh: Smithsonian).

Một sự việc khác cũng đã được đề cập trong một quyển sách có tên Life Among the Paiutes do bà Sarah Winnemucca Hopkins - con gái của một tộc trưởng người Anh-điêng Paiute - viết và xuất bản năm 1882. Theo đó, bà có kể lại câu chuyện về một chủng người vạm vỡ, cao lớn, tóc đỏ, tồn tại cùng thời với tộc của bà, thường xuyên sử dụng sức mạnh của mình để đánh chiếm khu vực chôn cất và ăn thi thể người. Câu chuyện này không được đề cập rõ cụ thể về thời gian; song, bà Sarah có ghi rằng người Paiute đã đánh bại những người cao lớn cuối cùng vào khoảng thế kỷ 19.

Vào thời điểm quyển sách được bán ra, nhiều người cho rằng câu chuyện về người tóc đỏ ăn thịt người là do bà thêu dệt, nhưng vào năm 1912, một loạt các xác ướp với mái tóc màu đỏ đã được tìm thấy ở Lovelock, bang Nevada - nơi mà tộc người Paiute từng sinh sống. Các xác ướp được tìm thấy có chiều dài lớn nhất là 2,13 mét; một số hiện vẫn đang được bảo quản và trưng bày tại bảo tàng và các trường đại học ở bang Nevada, Mỹ.

Xác ướp tí hon

Tháng 10 năm 1932, một nhóm các nhà địa chất đang thăm dò tại dãy núi Pedro, phía tây bang Wyoming, đã tìm thấy một dải địa chất có màu khác lạ. Họ tưởng rằng đã tìm thấy khu vực giàu khoáng chất nên đã gài mìn, tiến hành thăm dò. Sau khi mìn nổ, họ đã thấy một khe đá. Chờ khi bụi lắng xuống, họ ghé mắt vào nhìn thì bất ngờ phát hiện một xác ướp đang ngồi ngay ngắn trong tư thế khoanh tay, vắt chân trên một mỏm đá.

Hình ảnh chụp X quang đã cho thấy đây đúng là xác ướp của một người với đầy đủ bộ phận, chỉ là ở kích thước rất nhỏ: Cao 35cm, nặng 4,5kg. Các chuyên gia cho rằng xác ướp này vẫn còn nguyên bộ răng, có cả răng khôn. Điều này đã loại trừ khả năng kia là một xác ướp của một đứa trẻ sơ sinh; các nhà sinh học cho rằng đây là xác ướp của một người khoảng 65 tuổi.


Xác ướp tí hon trên tay một người đàn ông trưởng thành bình thường. (Ảnh: Casper College Western History Center).

Vẫn có giả thuyết cho rằng đó thực sự là một đứa trẻ, nhưng mắc chứng lão hóa sớm. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã loại bỏ giả thuyết này do chứng lão hóa sớm không khiến răng khôn mọc lên.

Đường hầm siêu nhỏ thời tiền Inca

Đi về phía nam của nơi tìm thấy bộ xương tí hon, nơi đây cũng có những dấu tích về một nền văn minh sầm uất của những người nhỏ bé. Thời của những người bé nhỏ này xa tới nỗi hiện nay không còn lưu giữ bất cứ câu chuyện hay lời đồn nào.

Tại một số khu tàn tích tại Trung Mỹ, các nhà khảo cổ học đã luôn đặt nhiều dấu hỏi về những dấu tích tại nơi đây: Những kiến trúc xây dựng nhỏ xinh. Thật vậy, đường hầm và lối đi được tìm thấy ở đây đều có kích thước rất nhỏ và thấp, chỉ đủ cho một đứa trẻ chập chững biết đi, trong khi đó thì dưới sàn đã mòn đi vì những vết chân tí hon.

Chính những dấu tích với kích thước nhỏ bé này đã khiến các chuyên gia tò mò, liệu rằng thực sự đã có một chủng người tí hon sinh sống ở nơi đây, và điều gì đã khiến họ biến mất?

 

1 nhận xét:

Tạp Ghi và Phiếm Luận : NHỮNG TỪ NGỮ LÝ THÚ NGÀY XUÂN (2) (Đỗ Chiêu Đức)

  Tạp Ghi và Phiếm Luận :            NHỮNG TỪ NGỮ LÝ THÚ NGÀY XUÂN (2)                                                                      ...