Thứ Năm, 3 tháng 11, 2022

THẦN BIỂN - Hầu Đức Vân (Trung Quốc )


  THẦN BIỂN

Hầu Đức Vân
 
Cuộc sống cứ đếm từng ngày, trong ca đậu nành của mỗi gia đình đều đã chứa đến hạt đậu thứ 126. Mỗi ngày một hạt, đã sang đến ngày thứ 126. trái tim của ông đội trưởng đội sản xuất Hứa Mậu Sơn đã trồi  lên  tận cổ .Trái tim của cả làng cả thôn cũng trồi lên tận cổ .
Đây là chuyện xưa nay chưa xảy ra bao gìơ. Xưa nay chưa từng có. Trong ký ức của mọi người, thời gian đội thuyền ra biển dài nhất mới chỉ tới 121 hạt đậu. Lần ấy  đội thuyền bị bão đột kích, một con thuyền và sáu mạng người không trở về, đội tàu phải tránh vào Yên Đài để tu chỉnh, sau đó lại gặp mùa cá, cả đội thuyền mắt ai cũng đỏ hoe. Khi trở về bến, cả bãi tiếng khóc như di.. Chuyện đá xẩy ra hơn mười năm về trước. Còn lần này? Lần này đội thuyền đã gặp tai hoạ gì?
Ông Hứa Mậu Sơn mười lăm tuổi lên thuyền đi biển, sáu mươi tuổi xuống thuyền về nghỉ. Ông đã sáng tạo nên một kỳ tích. Trước đó, dân chài Hứa Gia Oa chưa có ai sống quá sáu mươi tuổi. Biển lớn thật quá ư lạnh lùng.
 
Trong tay ông Hứa Mậu Sơn, đội thuyền có một chặng đường lịch sử huy hoàng.Họ đi ra Bột Hải,hướng thẳng phía nam, vòng qua Lão Thiết Sơn ở Lữ Thuận đi vào Hoàng Hải, chuyển sang hướng Đông Bắc, đến quá cửa sông Áp Lục, chuyển hướng Đông Nam, đến quá Bán đảo Giao Đông.Lần xa nhất, đi đến vùng tiếp giáp giữa Hoàng Hải và Biển Đông, quần đảo Đan Sơn. Đội thuyền không có phương hướng dự định. Phương hướng của mùa cá cũng chính là phương hướng của đội thuyền.Tôm cá đầy khoang, tìm bến cảng gần nhất neo đậu, đổi tôm cá thành tiền, rồi lại bám theo mùa cá mà đi, mãi đến khi không thể không tu chỉnh, mới chịu quay mũi thuyền trở về quê hương. Cho nên mỗi lần đội thuyền đi biển, thường hai ba tháng không về nhà là việc rất bình thường. Nhưng đến khi tới hạt đậu thứ 126 vẫn chưa quay về là chuyện không bình thường, rất không bình thường.
Trong lòng ông Hứa Mậu Sơn thấp thỏm không yên. Ông đi ra khỏi cửa, nhìn bóng người cao cao trên một vách đứng, ông bần thần ngây dại.Bóng người cao cao kia chính là Đào Lập, con trai ông. Bắt đầu từ hạt đậu thứ121, ông Hứa Mậu Sơn đã sai con trai ngày nào cũng leo lên vách đá sừng sững nhìn ra biển lớn.
Năm 1965 mặt trời mọc lại lặn,lặn lại mọc, đã sáu ngày, tiếng sóng biển vỗ vào đá ngầm vẫn trống không, không có bất cứ  chút nội dung nào thực chất. Vẫn không có.
Trong thôn vắng tanh vắng ngắt,như chết lặng. Người già, phụ nữ, còn có bảy  ngư dân trẻ khoẻ ở lại trông giữ  làng đều nhìn nhau im lặng, đều lo lắng, nhưng không ai dám nói ra khỏi mồm. Tiếng đọc bài trong trường tiểu học cũng ẻo lả chuệch choạt Ban ngày mọi người lầm lũi lẳng lặng làm việc Đêm đến trằn trọc không ngủ. ngay đến tiếng nhai cơm cũng rất nhỏ, nhỏ đến mức hoàn toàn không nghe thấy.
 
Thôn chài Hứa Gia Oa có một qui chế, mỗi lần đội thuyền đi biển đều phải để lại bảy ngư dân trẻ khoẻ để chăm lo săn sóc ông bà già, trẻ con và phụ nữ. Cả làng hai trăm nhân khẩu không có mấy thanh niên trai tráng làm nòng cốt mọi việc làm sao yên tâm được? Quy chế này còn ngầm chứa một hàm ý khác, nếu trong làng không để lại mấy hạt giống, một khi đội thuyền có chuyện bất ngờ xảy ra, thì cả thôn không đến nỗi bị xoá sổ.
Đây là một thôn làng đời đời kiếp kiếp sống bằng nghề chài lưới, chỉ có mấy chục mẫu sườn dốc, không nuôi nổi dân làng, đành phải tìm lối sống ngoài biển lớn. Ngày xưa sử dụng thuyền buồm gió, sau này mới phát triển dùng thuyền buồm chạy máy nổ.Nghe kể, vào năm Tuyên Thống nhà Thanh đã từng xảy ra một tai họa lớn, cả một đội thuyền ra đi không có ai trở về, từ đó làng chài tan nát. Cũng bắt đầu từ đó mới đề ra các quy chế luật lệ.
Trời đã về chiều. Trong lòng ông Hứa Mậu Sơn càng trăm mối tơ vò, mắt ông đỏ tấy như bốc lửa.Cái tẩu thuốc lào ngậm trong miệng, ông cứ hít liền tù tì. Khoang miệng ông thở ra toàn là mùi cay đắng và chua xót.
Bỗng Đào Lập xồng xộc chạy vào cửa, hổn hà hổn hển nói:
- Bố ơi, họ, họ đã trở về.
- Về rồi sao? Bọn họ về rồi sao?
Ông  Hứa Mậu Sơn sải một bước vọt thẳng ra sân, dỏng tai lên nghe. Ông đã nghe thấy chín tiếng còi thuyền gióng  dả ngân dài.
Trên mặt ông Hứa Mậu Sơn đầm đìa nước mắt.Ông gọi tướng vào trong làng:
- Giết lợn, cúng Thần Biển!
- Giết lợn cúng Thần Biển, bà con ơi! Đào Lập lao ngay ra cửa, hét to tướng,lập tức lan truyền khắp thôn. Thôn chài Hứa Gia Oa im ắng như chết nhiều ngày nay bỗng chốc bừng bừng sôi động.Người nào cũng cố hét to: Ối ôi, ôi! Tất cả mọi con chó cũng đều sửa ầm ĩ.
Trên bãi biển nhanh chóng bốc lên chín ngọn khói .Đó là khói lửa người ta đốt bằng cây ngải khao xanh. Đó là khói lửa tránh tà khí. Chín đống lửa đốt lên để nói với người ruột thịt trên biển, ở nhà vẫn bình an, mọi điều đều tốt lành.
Đội thuyền trên biển mỗi lúc một rõ nét. Ở chỗ cách bờ biển khoảng một cây số, mười mấy cánh thuyền buồm dàn thành một hàng ngang, sau đó thả neo. Lại một lần nữa họ dóng dả cất lên chín hồi còi dài báo với bà con dân bản, tất cả đều yên ổn, mọi sự đều bình an!
Đứng trên bãi cát, ông Hứa Mậu Sơn chăm chắm nhìn đội thuyền. Ông biết đội thuyền đang chờ nước thuỷ triều lên, lệ cũ vẫn như thế, thuyền đánh cá đi biển phải chờ khi nước thuỷ triều lên mới  được cập bến. Đây cũng là xin  Thần Biển   đem đến  một điềm lành.
Lợn cạo lông trắng  xoá được khiêng ra bãi cát Đó là đồ cúng dâng Thần Biển. Già trẻ cả làng đều tụ tập trên bãi cát. Người nào cũng hô to: ôi, ôi ôi! Mặt người nào cũng rưng rưng nước mắt, những giọt nước mắt đục ngầu, những giọt nước mắt trắng tinh, những giọt nước mắt vui mừng. Nước mắt còn nhiều hơn cát.
Cúng tế biển bắt đầu. Cả làng cả thôn đều quì trên bãi cát, nghe khẩu lệnh của ông Hứa Mậu Sơn, một khấu đầu, hai khấu đầu, ba khấu đầu, xin Thần biển phù hộ cho chúng con…
Tiếng cúng tế cứ thế vang xa, mênh mang biết chừng
nào, bi tráng biết chừng nào, thiêng liêng biết chừng nào!
Ông Hứa Mậu Sơn đứng dạy, vầng trán ông lốm đốm vết máu Trên mấy hòn đá cuội dưới thân ông cũng vương lốm đốm những vết máu.
Thuỷ triều đã dâng lên, đội thuyền cập bến. Tất cả mọi thuyền viên đều nhao nhao nhảy khỏi thuyền, lội nước sâu đến ngang lưng đi vào bờ. Sắc mặt của họ là màu sắc của vách núi, trong màu đen ánh lên màu vàng. Nét mặt của họ
là nét mặt của vách đá, nghiêm túc, chênh vênh và cứng rắn. Họ đi lên bờ tới tấp quì dưới chân ông Hứa Mậu Sơn, một khấu đầu, hai khấu đầu, ba khấu đầu miệng khấn, xin Thần Biển, phù hộ chúng con!...
 
Tiếng họ  xa vời vợi, mênh mang biết chừng nào, bi tráng biết chừng nào, thiêng liêng biết chừng nào!
Đứng trước biển lớn, Thần Biển Hứa Mậu Sơn im lặng không nói. Hoàng hôn buông xuống, phía bên kia biển một vầng mặt trời chiều màu đỏ ối đang treo lơ lửng. Trên biển rộng mênh mông, từng quầng lửa, màu trắng lạnh như băng  cứ ùn lên ùn lên mãi.
 
 copy từ TranNhuong.Blog 

Ảnh của Google

1 nhận xét:

Tạp Ghi và Phiếm Luận : NHỮNG TỪ NGỮ LÝ THÚ NGÀY XUÂN (2) (Đỗ Chiêu Đức)

  Tạp Ghi và Phiếm Luận :            NHỮNG TỪ NGỮ LÝ THÚ NGÀY XUÂN (2)                                                                      ...