Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2023

Điều 8 : Biết sợ để răn mình mỗi ngày (1

 

Tác giả: MATSUSHITA Kônosuke (*)
Người dịch: Nguyễn Sơn Hùng

Không gì nguy hiểm bằng việc không biết sợ. Bạn hãy tự mình tìm ra nỗi sợ của bạn và cảm thấy sợ để biết thận trọng, là điều quan trọng (2).

Để sống một cuộc đời tốt đẹp hơn tôi nghĩ rằng phải chăng trong cuộc sống hàng ngày, việc mọi người chúng ta vừa sống vừa cảm thấy sợ ở mặt nào đó là điều quan trọng?

Nghe như vậy, có thể có người nghĩ rằng việc cảm thấy sợ là do bệnh nhút nhát nên chẳng phải là không làm được việc gì hay sao?

Tuy nhiên, nỗi sợ nói ở đây không phải do nhút nhát mà có ý nghĩa tích cực hơn. Đó là nỗi sợ đưa chúng ta đến thái độ khiêm nhượng. Thí dụ gần gũi là loại cảm thấy sợ của trẻ em đối với cha mẹ hoặc đối với cô thầy. Nỗi sợ của người bán hàng đối với chủ tiệm, của nhân viên đối với Tổng giám đốc của công ty. Nỗi sợ mà hầu như mọi người đều có, như ngay cả ở địa vị tối cao của vị Tổng giám đốc của một công ty đối với người đời trong xã hội.

Ngoài ra, không những nỗi sợ đối với người khác mà ngay cả nỗi sợ của  mình đối với chính bản thân mình. Nếu không khéo thì ngay cả khuynh hướng lười biếng của bản thân cũng làm cho mình cảm thấy mình sợ mình. Ngoài ra, có lẽ tính cách ngạo mạn đối với người khác của bản thân hoặc việc không có can đảm, không có niềm tin khi làm bất kỳ việc gì cũng là loại sợ nói trên.

Như vậy không phải là loại sợ đơn giản như bị chó cắn mà việc cảm thấy sợ ở mặt tinh thần phải chăng là quan trọng?

Tại sao vậy? Tôi nghĩ rằng bởi vì đối với con người của chúng ta nếu không có điều gì để sợ như nói trên, dù cho bất kỳ việc gì cũng có thể làm theo ý muốn thì từ lúc nào không biết, cách suy nghĩ của chúng ta sẽ trở nên hời hợt không cẩn trọng, sẽ trở nên kiêu căng ngạo mạn, kết cuộc không ít trường hợp làm cho bản thân chúng ta tệ hại đi.

Ngay cả Hitler của đảng Quốc Xã Đức (3), bởi vì không biết sợ gì nên tự tin quá mức vào khả năng của mình, vung vảy quyền lực để rồi kết cuộc lâm vào diệt vong. Khi nghĩ đến sự việc này tôi nghĩ rằng không có gì nguy hiểm bằng việc không biết sợ.

Bởi vậy tôi nghĩ rằng việc tự mình tìm cho mình nỗi sợ của ý nghĩa tích cực như nói trên và luôn có nó trong lòng để vừa cảm thấy sợ và tiếp tục nỗ lực cố gắng mỗi ngày là điều rất quan trọng. Nếu thực hiện được như vậy  chúng ta sẽ có thái độ khiêm tốn lại vừa nỗ lực để tiến lên nên thực lực chân thật trong việc làm người của chúng ta sẽ được bồi dưỡng.

Tôi nghĩ rằng phải chăng điều nói trên không chỉ đơn thuần về cuộc sống của cá nhân mà còn có thể nói cho cả trường hợp của các công ty, các đoàn thể, các chính phủ đảm trách công việc chính trị của quốc gia. Ngay cả đoàn thể hoặc chính phủ của một nước nếu không biết sợ nhất định sẽ tự mình quá tin tưởng vào mình và sau đó dựa vào bạo lực và quyền lực để xúc tiến sự việc. Kết quả là dù trong một giai đoạn hoặc trong một thời kỳ người không biết sợ có thể khoe trương quyền thế nhưng rồi trong không lâu tự bản thân họ sẽ đi vào con đường tự diệt vong. Phải chăng trong quá khứ đã có nhiều thí dụ như vậy.

Do đó, các cá nhân chúng ta là đương nhiên, trong trường hợp thành lập đoàn thể và hoạt động dưới hình thức tập thể, chúng ta cần lưu ý đầy đủ sao cho đừng rơi vào sự hoành hành của đa số.

Nhìn vào xã hội gần đây, tôi nghĩ ngay cả cá nhân hoặc đoàn thể, số trường hợp của việc không sợ là rất nhiều!

Nguyễn Sơn Hùng, 10/11/2022

(*) Nguồn: MATSUSHITA Kônosuke: NHÂN SINH TÂM ĐẮC THIỆP (人生心得帖), Viện Nghiên Cứu PHP xuất bản 1984 khổ A5, xuất bản 2001 khổ A6.

Xem thêm cùng tác giả: Những bài viết và dịch của Nguyễn Sơn Hùng

Nhận xét của người dịch

Bài này nhắc nhở cho chúng ta nhiều việc. Cùng một khái niệm, cùng một hành động nhưng tùy theo cách làm, trình độ thực hiện mà kết quả có thể rất khác nhau! Do đó khi áp dụng, thực hiện việc gì chúng ta cần phải suy nghĩ sao cho đúng cách, đúng chỗ, đúng lúc, đúng cương vị.

Thí dụ cũng có người khuyên không nên giáo dục trẻ em bằng cách làm cho chúng sợ. Tuy nhiên, việc sợ cha mẹ, thầy cô cũng giúp trẻ em tránh làm những việc không nên làm và tập được những thói quen tốt cho cuộc sống trong tương lai. Cũng là lòng tin ngưỡng đối với tôn giáo nhưng có người dựa vào đó để răn mình, tu sửa mình cho tốt hơn, để có cuộc sống hạnh phúc hơn nhưng cũng có người sinh ra lòng mê tín và đôi khi đưa đến nhiều thảm kịch.

Ghi chú

  1. Tựa bài dịch theo nguyên bản. Tựa phụ trong ( ) do người dịch đặt thêm để quý độc giả dễ nhớ và tổng kết các điều trọng yếu mà tác giả đề xuất để chúng ta có cuộc sống tốt đẹp hơn.
  2. Đại ý của bài viết. Trong nguyên tác, đại ý được viết ở đầu của mỗi bài.
  3. Tên đầy đủ của đảng là đảng Lao Động Quốc Dân Xã Hội Chủ Nghĩa Đức Quốc (Nationalsozialistische Deutsche Arbeiterpartei, NSDAP) 

  4. Mời Xem :
  5.  

1 nhận xét:

Tạp Ghi và Phiếm Luận : NHỮNG TỪ NGỮ LÝ THÚ NGÀY XUÂN (2) (Đỗ Chiêu Đức)

  Tạp Ghi và Phiếm Luận :            NHỮNG TỪ NGỮ LÝ THÚ NGÀY XUÂN (2)                                                                      ...