Thứ Bảy, 8 tháng 7, 2023

CUỐI TUẦN NÓI CHUYỆN VỀ CÁC THI NHÂN. - Bùi Ngọc Phúc

CUỐI TUẦN NÓI CHUYỆN VỀ CÁC THI NHÂN.
 
☘️Khuất Nguyên là nhà thơ thời Chiến Quốc. Do bị Vua coi thường, quan trên chèn ép, đồng liêu coi khinh. Vào một ngày tháng năm trời nóng như đỏ lửa, ông đã làm bài phú Hoài Sa nổi tiếng rồi ôm phiến đá gieo mình xuống dòng sông Mịch La tự tử để lại cho hậu thế câu nói bất hủ “đời đục mình ta trong”
Đây có lẽ là nhà thơ đầu tiên quyên sinh vì chán đời.
☘️Bạch nhà thơ đời Đường, người được mệnh danh là Thi tiên với nỗi sầu vạn cổ. Ông có những bài thơ mang đậm tính triết lý về nhân sinh quan cuộc đời
"Sống, như là khách qua đường ấy
Thác xuống, là ta mới được về
Đất trời như quán trọ kia
Ta như hòn cuội lăn đi giữa đời”
Vào một đêm rằm, Lý Bạch đang say xỉn trên bờ sông, thấy trăng in đáy nước đẹp quá, liền nhảy xuống ôm trăng mà chết đuối. Ngày nay người ta gọi là loạn thần do nát rượu, ông là nhà thơ đầu tiên chết vì đuối nước.
☘️Nguyễn Công Trứ là một mệnh quan trải qua bốn đời vua; Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức. Ông nổi tiếng là tài hoa với khả năng thi phú. Thời còn là kẻ hàn sĩ, có lần ông gặp cô đào hát giữa cánh đồng vắng, vậy là ông dồn con người ta vào gốc cây để ...ứ hự. Sau này khi cô đào được mời vào phủ hát hầu quan lớn. Nhận ra vị mệnh quan chính là chàng thư sinh đã vượt qua lễ giáo để vui thú vui trần tục với mình năm nào, nàng bèn cất tiếng hát;
"Giang san một gánh giữa đồng,
Thuyền quyên “ứ hự” anh hùng nhớ chăng?"
Sau khi từ quan về làm dân, Nguyễn Công trứ đã có bài thơ bày tỏ khí phách của mình;
"Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo
Giữa trời vách đá cheo leo
Ai mà chịu rét thì trèo với thông..."
Cụ nói vậy thôi chứ thông nhiều sâu róm, ai mà dám trèo.
☘️Đại Thi Hào Nguyễn Du trong một lần phụng mệnh đi sứ, ông đã được đọc cuốn “Kim Vân Kiều Truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân, bằng khả năng thơ phú của mình, ông đã cover lại thành tác phẩm truyện Kiều với 3254 câu thơ lục bát. Ngày nay hay có câu “đừng nghe cave kể chuyện, đừng nghe con nghiện trình bày” Kiều dù là cave hạng sang với "Thanh lâu hai lượt thanh y hai lần" chưa kể vô số lần đi khách riêng, hoặc làm gái bao cho Thúc Sinh, sau lại cặp với Từ Hải. Nhưng dưới ngòi bút tài hoa của mình, nàng Kiều của Nguyễn Du vẫn được đề cao vì bán mình chuộc cha, tức là đặt chữ hiếu lên hàng đầu mà bỏ qua chữ tình.
"Trăm năm Kiều vẫn là Kiều,
cave thì vẫn cứ hàng cave."
☘️Các cụ thi sĩ thời trước đều thuộc dạng bán trời không văn tự, nay đây mai đó mà đâu có điểm dừng. Nhà thơ Thế Lữ có bài thơ gửi tặng Nhất Linh năm 1936 với những câu thơ đầy hoài niệm;
"Rũ áo phong sương trên gác trọ
Lặng nhìn thiên hạ đón xuân sang..."
☘️Cụ thi nhân Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu làm thơ trong men rượu với những câu thơ;
"Say sưa nghĩ cũng hư đời!
Hư thời hư vậy, say thời cứ say!
Đất say, đất cũng lăn quay
Giời say, mặt cũng đỏ gay, ai cười.."
Các cụ thời này cứ bầu rượu, túi thơ mà sống không màng đến thế sự đảo điên.
☘️Điểm chung nhất của các thi nhân thời Pháp thuộc là cụ nào cũng nghiện lòi mắt, chưa kể thêm cái món tổ tôm và cô đầu. Lâu lâu các cụ thi nhân cũng tụ tập dưới phố Khâm Thiên để làm bạn với gió trăng và thả hồn trong làn khói thuốc phiện. Hết tiền lại về móc túi của mụ vợ già mang đến cung phụng các cô đào, đúng như câu “bòn nơi khố rách, đãi nơi quần hồng”
☘️Thời kì thơ mới, cụ Xuân Diệu có những câu thơ vội vàng;
"Tôi không chờ nắng hạ mới hoaì xuân.
Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất..."
Giục giã vậy thôi, chứ cụ là người sống chậm, thơ và người nhiều khi không là một.
☘️Thời chiến tranh, các nhà thơ được ăn lương và chế độ tem phiếu theo tiêu chuẩn như cán bộ. Những bài thơ thời kì này rất hào hùng để động viên phong trào kháng chiến. Nhà thơ Phạm Tiến Duật đã có những câu thơ thi vị hóa cuộc chiến tại chiến trường B như;
"Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn
Hai đứa ở hai đầu xa thẳm
Ðường ra trận mùa này đẹp lắm
Trường Sơn Ðông nhớ Trường Sơn Tây ..."
Ai đã từng đi B sẽ hiểu, cái chết nó cận kề như thế nào.
☘️Cụ Trần Dần trong bài thơ; Nhất Định Thắng thì mô tả
"tôi bước đi
không thấy phố
không thấy nhà
chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ..."
Cuộc đời cụ thi nhân này như một bản nhạc buồn vì nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.
☘️Cụ Bút tre nổi lên như một hiện tượng lạ trong thi ca, với những câu thơ làm thổn thức trái tim các mẹ, các chị;
"Anh đi công tác play
ku dài dằng dặc biết ngày nào ra”
☘️Các nhà thơ trẻ thì luôn mồm nói về sự cách tân, kiểu như trong thơ cũng phải có sex, có thất tình, có ngoại tình đủ cả.
Đĩ mồm là vậy, nhưng vợ hay người yêu đòi “trả bài” là các bố lại run như cầy sấy, vì bao nhiêu tinh hoa nếu có đã phát tiết hết vào thơ rồi. Thời này các thi nhân đúng như câu thơ:
"Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt
Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà"
Các nhà thơ thời kỳ này hay gắn liền với hình ảnh đặc trưng "tay nhặt lá, chân đá ông bơ", chưa kể nếu có nói thì một tấc đến trời, theo như bà con miền Nam gọi là; Nổ banh lồng chợ vậy...
---
 
Bùi Ngọc Phúc.

 

1 nhận xét:

KHAI XUÂN - Thơ Trần Văn Hạng và Bài Họa Của Các Thi Hửu

Bài xướng: KHAI XUÂN Xuân về nhựa sống trải muôn nơi Hoa lá ngày xuân đẹp tuyệt vời Lộc nõn đầu xuân khai tiết mới Chồi non Ất tỵ lập xuân t...