Thứ Ba, 4 tháng 7, 2023

SỰ TÍCH CHIẾC ÁO BÀ BA MIỀN NAM NƯỚC VIỆT

Chuyện thường kể rằng:

         - Ngày xưa, từ vua quan đến người thường không phân biệt trai hay gái, đều mặc áo dài đúng theo cổ tục. Có một anh đánh cá ở ven biển rất nghèo túng mà vẫn phải mặc áo dài đàng hoàng như mọi người. Vì  nghèo quá, túng trước hụt sau, cái áo dài rách thêm hoài, chẳng những không tiền để may áo khác mà anh còn không có vải vụn để vá làm cho cáo áo có đốm có khoang như cái mai rùa.

        Một hôm anh đang mặc cái áo cà kê cà khổ ấy đi dọc theo mé biển kiếm nơi đánh cá, thình lình nghe tiếng quân lính la ó vang dậy. Nhìn xa xa thấy cờ xí rợp trời, quan quân rầm rộ, anh sợ quá không biết làm sao. Từ chỗ anh đứng lội lên bờ thì quá xa, không thể nào chạy kịp. Trong lúc lính quýnh, chân lún sâu xuống bùn, anh phải chống hai tay xuống để rút chân lên, nhưng không được. Lúc đó, vua quan đã đến gần, thấy anh mặc cái áo ngắn bị bùn khô dính dày cứng, màu mốc thích, búi tóc vãn lên nhòm nhọn, trông xa anh giống như một con rùa to tướng.

       Thấy lạ, nhà vua truyền lính dừng chân ghé lại. Vua sai quân lính vội xuống bắt con vật ấy lên cho vua xem. Anh nghe toán lính vừa chạy vừa bàn tán: người thì bảo là con rùa, kẻ thì bảo là con ba ba, cãi nhau um sùm. Đến khi lại gần họ hết sức ngạc nhiên và bắt anh để trình vua. Anh run sợ, mếu máo nói rõ hoàn cảnh của mình.

       Nhà vua thương hại mỉm cười bảo:

      - Khanh đừng sợ! Khanh không có tội gì đâu! Thế mà khi nãy trẫm ngỡ là con ba ba chớ đâu có ngờ khanh lại mặc cái áo “ba ba”!

       Đoạn nhà vua đem ít vàng bạc, gấm vóc ban tặng cho anh đánh cá.

       Anh tạ ơn vua, về nhà lòng mừng khấp khởi. Nhờ số vàng bạc ấy, anh trở nên khá giả và anh vẫn giữ kỹ cái áo “ba ba” để có dịp là đem ra khoe với hàng xóm bạn bè.

        Từ đó về sau, trong dân gian nhiều người nghèo khổ cũng bắt chước anh may áo ngắn để mặc cho đỡ tốn vải và cũng kêu là áo “ba ba”. Kiểu áo “ba ba” lần lần được nhiều người dùng vì nó gọn gàng,  xoay trở không bị vướng víu khi làm lụng.   Dần dần trong giới nữ thấy kiểu áo “ba ba ” gọn gàng và thanh lịch, kín đáo nên cũng may mặc. Các chàng trại thấy các cô mặc áo bèn gọi các chiếc đó là: “bà ba”.

       Từ đó, hể đàn ông con trai mặc thì gọi là áo “ba ba”, còn đàn bà, con gái mặc thì gọi là áo “bà ba”. Lâu dần người ta quên đi mất sự tích “ ba ba” mà chỉ gọi là “áo bà ba”.

        Trải qua lịch sử bao năm tháng, cái áo bà ba trở thành thông dụng phổ biến và lưu truyền đến ngày nay ở toàn vùng Nam bộ nước Việt nam ta.

        Ngược dòng thời gian, trở về mảnh đất Nam bộ thuở sơ khai, không như người Bắc mặc váy, yếm hay áo tứ thân... bộ y phục thường ngày của người Nam bộ thế kỷ 18 là áo ngắn và quần dài. Về sau, đến thế kỷ 19 đã có sự cải tiến quan trọng cho bộ y phục ban đầu ấy thành bộ y phục thông dụng mà chúng ta thấy ngày nay đó là bộ quần áo có tên “bà ba”.

1.jpg
           Một số giả thuyết khác về sự xuất hiện chiếc áo bà bà như sau:

         - Áo bà ba xuất hiện vào nửa đầu thế kỷ 19, được Trương Vĩnh Ký cách tân từ áo của người dân đảo Penang (người Malaysia gốc Hoa) cho phù hợp với người Việt. Áo bà ba có nét giống cái "áo đàn ông cổ tròn và cửa ống tay hẹp" mà Lê Quý Đôn đã quy định cho dân từ Thuận Quảng trở vào ở cuối thế kỷ 18.

        Theo nhà văn Sơn Nam thì “Bà Ba là người Mã Lai lai Trung Hoa. Chiếc áo bà ba mà người miền Nam ưa thích, vạt ngắn không bâu chính là kiểu áo của người Bà Ba”. Cụ thể hơn, đó là kiểu trang phục của người "Ba Ba"- một nhóm người Hoa sống trên đảo Penang thuộc Malaysia ngày nay.

        Một quan niệm khác lại cho rằng: “Có thể áo bà ba ảnh hưởng, cách tân từ áo lá và áo xá xẩu may bằng vải buồm đen của người Hoa lao động, là kiểu áo cứng, xẻ giữa, cài nút thắt... Phải chăng, do thời tiết quanh năm nóng bức, họ bỏ luôn chiếc cổ thấp của áo lá và áo xá xẩu, mang thêm áo quanh chân cổ cho chắc. Áo xẻ giữa thay vì cài nút thắt đã được làm khuy, cài nút nhựa do ảnh hưởng phương Tây”.

       Ngày xưa, người nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long thường mặc bộ bà ba đen đi ra đồng. Áo bà ba là chiếc áo không cổ, thân áo phía sau may bằng một mảnh vải nguyên, thân trước gồm hai mảnh, ở giữa có hai dải khuy cài chạy dài từ trên xuống. Áo chít eo, xẻ tà vừa phải ở hai bên hông. Áo có độ dài trùm qua mông, gần như bó sát thân làm tôn lên những đường cong của cơ thể người phụ nữ. Nút áo bà ba cũng đa dạng và biến đổi theo mỗi giai đoạn.

       Trước đây, người ta thường sử dụng kiểu nút áo truyền thống là nút bấm. Nhưng bây giờ, các loại nút đã được sáng tạo thêm nhiều mẫu mã làm tôn thêm điểm nhấn cho thân áo.

       Khi chưa có thuốc nhuộm hóa học, muốn nhuộm màu đen, màu nâu cho áo bà ba, người dân thường dùng lá bàng, vỏ trâm bầu, vỏ cây dà, cây cóc, vỏ sú vẹt hoặc trái dưa nưa… nhuộm rồi phủ bùn để chống trôi màu. Khi có vải nhập cảng, thì lại dùng vải ú, vải sơn đầm, vải chéo go đen được sử dụng rộng rãi, vì tính tiện dụng, tối màu phù hợp với điều kiện lao động, đi lại nơi sông rạch, bùn lầy, dễ giặt và chóng khô.

       Trải qua thời gian, chiếc áo bà ba đã nhiều lần được cách tân cho phù hợp với sự vận động của cơ thể người mặc cũng như sự thay đổi về tư duy thời trang. Chiếc áo bà ba truyền thống được các nhà thời trang cải tiến, vừa dân tộc, vừa đẹp và hiện đại hơn.

Nguồn gốc áo bà ba

        Chiếc áo bà ba hiện nay không thẳng và rộng như xưa mà được nhấn thêm eo bụng, eo ngực cho ôm sát lấy thân hình kiều diễm của phụ nữ. Ngoài ra, người ta còn sáng tạo các kiểu chắp vai, cổ tay, cửa tay, riêng các kiểu cổ lá sen, cánh én, đan tôn..., được tiếp thu từ kiểu y phục nước ngoài. Các kiểu ráp tay cũng được cải tiến. Từ kiểu may áo cánh xưa liền thân với tay, người ta nghĩ tới cách ráp tay rời ở bờ tay áo. Vào thập niên 1970, các tỉnh, thành phía Nam phổ biến kiểu ráp tay raglan, đã tạo nên vẻ đẹp hiện đại cho chiếc áo bà ba truyền thống. Hai thân áo trước và sau tách rời khỏi vai và tay áo, trong khi tay và áo lại liền từ cổ tới nách. Áo bà ba vai raglan được may rất khít, vừa vặn với eo lưng, không quá thắt như kiểu áo trước đó. Tay áo dài hơn, hơi loe, hai túi ở vạt trước được bỏ đi để tạo cho thân áo nhẹ nhõm, mềm mại hơn.

       Cho đến nay, mặc dù nguồn gốc, xuất xứ của trang phục này vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều nhau nhưng phải khẳng định một điều chắc chắn rằng: Dù xuất xứ như thế nào thì bộ áo bà ba đen, chiếc khăn rằn và cái nón lá đã kết hợp với nhau trở thành nét biểu trưng đặc sắc cho vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp văn hóa của người phụ nữ miền Nam nước Vit thân yêu ca chúng ta.

Thơ rng:

                                             CHIẾC ÁO BÀ BA

                                           Thương em với chiếc áo bà ba,

                                          n hin bên trong v mn mà.

                                           B rung cy trng vai ướt đm,

                                           Vườn rau ct ta mt ươm hoa.

                                           Dáng dìu tay chng chèo leo níu,

                                           Bóng lướt chân dài bước nhy qua.

                                           Ngc nõn nà sâu che khép kín,

                                           Nh nhung cô gái dáng kiêu sa.

                                                                HỒ NGUYỄN (30-6-2023)

                                                           ________

                                                

Tài liệu do Hồ Xưa sưu tầm:

-Từ nhiêu nguồn khác nhau, trình bày lại và chuyển đi_

 

1 nhận xét:

NỖI NHỚ MUỘN MÀNG - Thơ Ngoc Anh Nguoideplongyen

T ranh Hứa Xuân Trường   NỖI NHỚ MUỘN MÀNG   Hè ở đây vẫn ngày nồng đêm lạnh Nhớ quê nhà mùa bão tố chưa qua Nhớ dòng sông nước chảy những c...