Phố xưa Thu Xà trong một họa phẩm.
LÀNG EM (Bích Khê, 1916 - 1946)
Làng Thu Xà, quê hương của Bích Khê (tên thật là Lê Quang Lương) từng là khu phố cổ sầm uất cách Thành phố Quảng Ngãi chừng 10 cây số về hướng biển.
Thương cảng Thu Xà hồi ấy cũng nức tiếng với các hội quán, trà đình nơi lưu dấu nhà thơ khi ông chưa vào Phan Thiết dạy học (và cả những năm tháng về nghỉ đến cuối đời).
Mắc bệnh lao từ khi còn rất trẻ và mất năm 30 tuổi, Bích Khê để lại một "gia tài" thơ khá đồ sộ cho khách đa tình chuyển trao.
Theo Bích Khê, bài "Làng em" nói thay tâm sự của một kỹ nữ vào năm 1939 (năm Bích Khê 23 tuổi).
Còn theo Bác Bảo Vệ, chỉ Bích Khê và "thơ mới" mới giải bày được hay như vậy.
LÀNG EM (Bích Khê, 1939)
Nơi đây làng cũ buồn thu quạnh (*),
Anh có khi nào trở lại chưa?
Ngày đi chậm lắm, dòng sông biếc,
Hừng sáng trong trời sợi sợi mưa.
Nơi đây thành phố đời ngưng mạch,
Mấy nàng lai khách vẫn buồn mơ.
Đường lên Hội quán sương khuya xuống,
Đâu mấy chàng trai dõi nhớ hờ?
Anh có khi nào còn trở lại,
Chờ lúc hoàng hôn trăng sắp lên.
Tìm ngõ nhà em anh sẽ thấy,
Khóm lan thơm nặng khí ưu phiền.
Là lúc đêm về trên mái ngói,
Những nhành nhãn muộn cánh dơi bay.
Em đang trở bệnh trong phòng vắng,
Tình đậm theo trăng sáng sáng đầy...
Chú thích (*):
Buồn "thu quạnh" là buồn như cái lặng lẽ của mùa thu (có bản sửa thành "hiu quạnh" e không hợp lắm với Thu Xà)
bài rất hấp dẫn
Trả lờiXóa