Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2015

8 loại thực phẩm lành mạnh có thể gây hại nếu bạn ăn quá nhiều

People with thyroid problems should not eat very large amounts of brussels sprouts, kale and cabbage. (DenizA/iStock)
Những người có vấn đề về tuyến giáp không nên ăn quá nhiều cải Brussels, cải xoăn và cải bắp. (DenizA/iStock)
Có rất nhiều thực phẩm siêu lành mạnh.
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng “nhiều không phải lúc nào cũng tốt”.
Một số loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nếu được sử dụng ở mức độ vừa phải, nhưng với một lượng lớn lại có thể gây tác hại nghiêm trọng.
Dưới đây là 8 loại thực phẩm siêu lành mạnh có thể mang đến tác hại khôn lường nếu bạn ăn quá nhiều.
Omega-3 và Dầu Cá
(stocksnapper/iStock)
Thừa omega-3 có thể gây loãng máu. (stocksnapper / iStock)
Axit béo Omega-3 rất cần thiết cho sức khỏe của chúng ta.
Omega 3 được biết đến với công dụng giúp cơ thể chống lại viêm nhiễm, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển não bộ và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Do hầu hết chế độ ăn uống đều có hàm lượng omega-3 thấp, nên thực phẩm bổ sung ngày càng trở nên phổ biến.
Thực phẩm bổ sung phổ biến nhất là viên nang omega-3 được sản xuất từ ​​cá, gan cá và tảo biển.
Tuy nhiên, quá nhiều omega-3 lại có thể dẫn đến các tác động tiêu cực. Liều thông thường dao động từ 1-6 gram mỗi ngày, nhưng nếu uống nhiều khoảng 13-14 gram mỗi ngày có thể gây ra tác dụng loãng máu ở người khỏe mạnh.
Đây có thể là nguy cơ, đặc biệt là đối với những người dễ bị chảy máu hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu.
Hơn nữa, tiêu thụ một lượng lớn dầu gan cá có thể dẫn đến việc hấp thụ quá nhiều vitamin A, có thể gây ngộ độc vitamin A. Đây là vấn đề đặc biệt cần quan tâm đối với trẻ em và phụ nữ mang thai.
Tóm lại: các axit béo Omega-3 rất cần thiết cho sức khỏe. Tuy nhiên, dư thừa omega-3 có thể gây ra hiện tượng loãng máu. Dầu cá cũng rất giàu vitamin A, có thể nguy hiểm khi dùng với số lượng lớn.

2. Cá ngừ (gồm cả cá tươi và cá đóng hộp)

(NLAURIA/iStock)
Cá ngừ có thể chứa rất nhiều một loại chất gây ô nhiễm môi trường, gọi là methyl thủy ngân. (NLAURIA / iStock)
Cá ngừ là loại cá béo vốn được xem là rất lành mạnh. Nó là nguồn cung cấp axit béo omega-3 dồi dào và rất giàu protein.
Tuy nhiên, cá ngừ có thể chứa rất nhiều một loại chất gây ô nhiễm môi trường, gọi là methyl thủy ngân.
Ở nồng độ cao, methyl thủy ngân là độc tố đối với hệ thần kinh, có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe. Bao gồm các vấn đề chậm phát triển ở trẻ em, các vấn đề về thị lực, bệnh mất điều hòa vận động (ataxia) và thiếu phối hợp giữa nghe và nói.
Cá ngừ lớn chứa nhiều thủy ngân hơn, vì nó tích tụ dần trong các mô của chúng theo thời gian. Các loại cá ngừ lớn thường được sử dụng để chế biến các món cá nướng cao cấp hoặc chế biến sushi. Cá ngừ nhỏ có lượng thủy ngân thấp hơn và chúng thường được sử dụng để chế biến cá hộp.
Có hai loại cá ngừ đóng hộp chủ yếu với hàm lượng thuỷ ngân rất khác nhau:
  • White tuna (cá ngừ thịt trắng): có thịt màu trắng và thường là loại cá albacore. white tuna chứa lượng thủy ngân cao gấp 4-5 lần light tuna.
  • Light tuna (cá ngừ thịt sáng): light tuna chứa ít thủy ngân hơn white tuna. Màu của nó tối hơn white tuna và thường không phải là loại cá albacore.
Giới hạn an toàn của methyl thủy ngân đối với con người là nạp ít hơn 0,1 microgram trên mỗi kg trọng lượng cơ thể.
Điều này có nghĩa là đứa trẻ nặng 25 kg (55 lb) chỉ có thể ăn một phần 75 g (2.6 oz) cá ngừ trắng đóng hộp 19 ngày/lần. Bất kỳ khẩu phần nào nhiều hơn thế đều vượt quá giới hạn được khuyến nghị.
Phụ nữ có thai và trẻ em nên hạn chế ăn hải sản có chứa thủy ngân, chỉ sử dụng tối đa hai lần mỗi tuần.
Có một số loại cá khác cũng rất giàu axit béo omega-3, nhưng ít có khả năng bị nhiễm thủy ngân hơn như cá hồi, cá thu, cá mòi và cá hồi trout.
Tóm lại: Cá ngừ có chứa rất nhiều dưỡng chất thiết yếu. Tuy nhiên, nó có thể bị nhiễm methyl thủy ngân do tình trạng ô nhiễm của các đại dương.

3. Quế

Quế rất thơm ngon, là loại gia vị được sử dụng rộng rãi có tác dụng chữa bệnh.
(miszmasz/iStock)
Quế ceylon chứa hàm lượng coumarin thấp. (miszmasz / iStock)
Quế rất giàu chất chống oxy hóa và đã được chứng minh có khả năng kháng viêm và giảm đường huyết. Ăn quế cũng có tác dụng giảm nguy cơ bệnh tim, tiểu đường, ung thư và thoái hóa thần kinh.
Tuy nhiên, quế chứa hàm lượng hợp chất coumarin cao, nên có thể sẽ gây hại khi sử dụng với liều lượng lớn.
Có hai loại quế chủ yếu với hàm lượng coumarin rất khác nhau:
  • Cassia: là loại quế thường thấy, có chứa hàm lượng coumarin khá cao.
  • Ceylon: Được biết đến như một loại quế đích thực, Ceylon ít phổ biến hơn. Nó có hàm lượng coumarin thấp hơn nhiều so với Cassia.
Lượng tiêu thụ coumarin cho phép mỗi ngày là 0,1 mg trên một kg trọng lượng cơ thể. Tiêu thụ nhiều hơn có thể gây nhiễm độc gan và ung thư.
Trên cơ sở lượng dung nạp hàng ngày cho phép, quế Cassia không được khuyến khích sử dụng nhiều hơn 0,5-2 gram mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn có thể ăn đến 5 gram (1 muỗng cà phê) quế Ceylon mỗi ngày.
Đôi khi bạn có thể ăn nhiều hơn giới hạn cho phép một chút, chẳng hạn như đối với một số món ăn mà công thức cần phải có. Nhưng bạn không nên ăn quá thường xuyên với một lượng lớn.
Quế Ceylon có bán trong nhiều cửa hàng thực phẩm lành mạnh, và đó cũng có rất nhiều sự lựa chọn trên Amazon.
Tóm lại: Quế giàu chất chống oxy hóa và có một số lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, do chứa coumarin nên nó có thể gây tác hại khi dùng với một lượng lớn. Trong hai loại quế, Ceylon chứa ít coumarin hơn.

4. Nhục đậu khấu

(gabrieldome/iStock)
Ở liều thấp, nhục đậu khấu mang đến hương vị cho món ăn mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng với một lượng lớn, nhục đậu khấu có thể gây ngộ độc myristicin. (Gabrieldome / iStock)
Nhục đậu khấu là một loại gia vị có hương vị rất độc đáo. Nó thường được sử dụng trong các món Giáng sinh như cocktail trứng sữa (eggnog), bánh ngọt và bánh pudding.
Nhục đậu khấu có chứa một hợp chất gọi là myristicin, có tác dụng an thần.
Ở liều thấp, nhục đậu khấu mang đến hương vị cho món ăn mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng với một lượng lớn, nhục đậu khấu có thể gây ngộ độc myristicin.
Ngộ độc myristicin thường thấy các biểu hiện như co giật, rối loạn nhịp tim, buồn nôn, chóng mặt, đau và ảo giác.
Theo khuyến cáo, mỗi lần không nên ăn quá 10 gram nhục đậu khấu. Liều cao hơn có thể gây ra hiện tượng ngộ độc.
Tóm lại: Nhục đậu khấu mang đến hương vị cho nhiều món ăn. Với một lượng nhỏ, nó không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nhục đậu khấu chứa myristicin, có thể gây ngộ độc với một lượng lớn.

5. Cà phê

Cà phê là một thức uống tuyệt vời vốn chứa các chất chống oxy hóa và các hoạt chất khác.
(Shutterstock)
Tiêu thụ nhiều hơn 500-600 mg mỗi ngày dường như là quá nhiều. (Shutterstock)
Cà phê mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, có tác dụng giảm nguy cơ bệnh gan, tiểu đường type 2 và các bệnh thoái hóa thần kinh.
Hoạt chất có trong cà phê thông thường là caffeine, mỗi cup chứa trung bình 80-120 mg. Mỗi ngày uống khoảng 400 mg được cho là an toàn.
Tuy nhiên, tiêu thụ nhiều hơn 500-600 mg mỗi ngày là quá mức cho phép. Nó có thể tác động lên hệ thống thần kinh, gây mất ngủ, bồn chồn, khó chịu, đau bụng, tim đập nhanh và run cơ bắp.
Lượng caffeine có thể gây nên những tác dụng phụ kể trên ở mỗi cá nhân là hoàn toàn khác nhau.
Một số người có thể uống rất nhiều cà phê với liều lượng họ mong muốn, trong khi những người khác lại thấy phản ứng chỉ với một lượng nhỏ caffeine.
Tóm lại: Cà phê mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, quá nhiều caffeine có thể gây ra các tác dụng phụ ở một số người.

6. Gan

Even though liver is incredibly healthy and nutritious, it should not be consumed daily. (Nordroden/iStock)
Mặc dù gan vô cùng lành mạnh và bổ dưỡng, nhưng không nên ăn hàng ngày. (Nordroden/iStock)
Nội tạng là những phần bổ dưỡng nhất của động vật, và gan là phần bổ dưỡng nhất trong số đó.
Gan rất giàu các dưỡng chất thiết yếu như sắt, B12, vitamin A và đồng.
Tuy nhiên, 100 gram gan bò chứa lượng vitamin A gấp 6 lần, lượng đồng gấp 7 lần so với liều lượng được khuyến cáo trong chế độ ăn uống (RDI).
Vitamin A là loại vitamin tan trong chất béo, nghĩa là nó được lưu trữ trong cơ thể chúng ta. Do vậy, việc dư thừa có thể gây ra các triệu chứng ngộ độc vitamin A.
Những triệu chứng có thể thấy bao gồm các vấn đề về thị lực, đau xương, tăng nguy cơ gãy xương, buồn nôn và ói mửa.
Ăn quá nhiều chất đồng cũng có thể gây ngộ độc đồng. Điều này có thể dẫn đến mất cân bằng oxy hóa hay các thay đổi thoái hóa thần kinh và có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Mặc dù gan vô cùng lành mạnh và bổ dưỡng, nhưng không nên ăn hàng ngày. Chỉ nên dùng mỗi tuần một lần là vừa đủ.
Tóm lại: gan chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu. Nhưng nó rất giàu vitamin A và đồng, do đó có thể gây ra nhiều vấn đề khi tiêu thụ một lượng lớn.

7. Các loại rau họ cải

Các loại rau họ cải gồm bông cải xanh, cải bruxen, cải xoăn, cải bắp và cải rổ.
C( DenizA/iStock).
Rau họ cải rất lành mạnh và bổ dưỡng. Tuy nhiên, chúng chứa thioxyanat, có thể ngăn chặn sự hấp thu i-ốt. Những người có vấn đề về tuyến giáp không nên ăn quá nhiều các loại rau này. (DenizA / iStock).
Các loại rau này mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, có thể thấy như giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim.
Chúng thường được sử dụng phần lớn trong khẩu phần rau hàng ngày của người dân. Chúng cũng trở nên rất phổ biến trong chế biến các loại sinh tố và nước ép rau quả tươi.
Tuy nhiên, các hợp chất trong loại rau này gọi là thiocyanate có thể cản trở khả năng hấp thu i-ốt của cơ thể. Điều này có thể dẫn đến tình trạng suy giáp.
Đặc trưng của suy giáp là tuyến giáp hoạt động kém. Có các biểu hiện như phì đại tuyến giáp, tăng cân, táo bón, da khô và giảm mức năng lượng.
Mặc dù rau họ cải như bông cải xanh rất lành mạnh, nhưng uống quá nhiều nước ép hay sinh tố rau xanh có thể tích tụ một lượng lớn hợp chất này.
Những người nhạy cảm với các vấn đề về tuyến giáp không nên tiêu thụ quá nhiều rau.
Tóm lại: Rau họ cải rất lành mạnh và bổ dưỡng. Tuy nhiên, chúng chứa thioxyanat, có thể ngăn chặn sự hấp thu i-ốt. Những người có vấn đề về tuyến giáp không nên ăn quá nhiều loại rau này.

8. Quả hạch Brazil

(Diana Taliun/iStock)
(Diana Taliun/iStock)
Quả hạch Brazil là một trong những nguồn cung cấp selen tốt nhất.
Selen là một nguyên tố vi lượng thiết yếu, nhưng có thể gây độc ở hàm lượng cao.
Liều selen khuyến nghị đối với người lớn từ 50-70 microgram mỗi ngày và ngưỡng an toàn tối đa là 300 microgram mỗi ngày.
Một quả hạch Brazil lớn có thể chứa đến 95 microgram selen. Nhiều hơn lượng đề nghị hàng ngày đối với người lớn, và gấp ba lần lượng khuyến nghị đối với trẻ em.
Chỉ cần ăn 4-5 quả hạch Brazil thì lượng selen cũng có thể vượt giới hạn trên của mức an toàn ở người lớn, bởi vậy không nên tiêu thụ ở mức cao hơn.
Ngộ độc selen thường thấy các triệu chứng như rụng tóc và gãy móng, các vấn đề về tiêu hóa và giảm trí nhớ.
Tóm lại: quả hạch Brazil chứa nhiều selen, là một nguyên tố vi lượng thiết yếu. Tuy nhiên, ở liều cao, selen là độc tố. Do vậy, chỉ nên ăn một vài quả hạch Brazil mỗi ngày.

Thông điệp dành cho bạn:

Các loại thực phẩm trong danh sách nêu trên đều đặc biệt lành mạnh.
Tuy nhiên, một số loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe chỉ với một lượng nhỏ, điều đó không có nghĩa là chúng sẽ trở nên tốt hơn khi được tiêu thụ với một lượng lớn hơn.
Liên quan đến vấn đề dinh dưỡng, nhiều hơn không phải lúc nào cũng tốt hơn.
Bài viết này được xuất bản lần đầu trên trang www.authoritynutrition.com
Nếu bạn muốn thêm thông tin bổ ích, hãy truy cập EpochHealth trên FacebookTwitter.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024

  Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...