Thứ Hai, 16 tháng 11, 2015
Bộ Phim"Công Nghệ Cao,Đời Sống Thấp" Gây Xúc Động Khán Giả Melbourne
Khán giả Melbourne đã bị gây xúc động bởi câu chuyện về 2 nhà báo người Trung Quốc, những người đã chiến đấu để đưa tin tức về sự thật dưới chế độ cộng sản Trung Quốc. Họ được thể hiện trong một phim tài liệu chiếu tại Liên hoan Phim và Nghệ thuật Quyền Con Người (Human Rights Arts and Film Festival - HRAFF), tổ chức tháng trước.
Phim tài liệu Công Nghệ Cao, Đời Sống Thấp (High Tech, Low Life) của Stephen Maing dõi theo hành trình của 2 nhà báo công dân Trung Quốc tên Zola 27 tuổi và Zhang Shihe 57 tuổi, còn được biết đến với tên Ngôi Đền Hổ (Tiger Temple), khi họ làm về tin tức hằng ngày và các vấn đề xã hội đồng thời cố gắng để tiết lộ các câu chuyện cho thế giới bên ngoài.
Hai nhà báo đã đấu tranh chống lại việc quấy rối, bắt giam, hăm dọa và tước đoạt nơi ở để nói ra các câu chuyện chưa được kể. Evelyn Tadros, đồng sáng lập của HRAFF, đã tán dương bộ phim về việc thể hiện được các hiệu quả tích cực về công việc của các nhà báo trong một môi trường gian khó.
"Tôi nghĩ rằng thật quan trọng để trình chiếu bộ phim và thể hiện tác động của việc kiểm duyệt thông tin lên người dân Trung Quốc," bà Tadros nói.
Phát sóng tin tức không bị kiểm duyệt ra khỏi Trung Quốc không phải là không thể, nhưng nó là một việc đeo đuổi có độ nguy hiểm cao chống lại những hệ thống kiểm duyệt tinh vi của nhà nước, cảnh sát internet và các tường lửa.
Các khán giả bị xúc động bởi viễn cảnh nước Trung Quốc 1.3 tỉ người mà không thể tự do cất tiếng nói. "Thật buồn khi thấy người ta đang phải chịu đựng và [nhận ra] người ta không có cơ hội để lên tiếng", Daniel Kagan, một kỹ thuật viên về điện thoại di động cho biết.
Trung Quốc dùng đến hơn 40.000 cảnh sát internet để theo dõi hơn 500 triệu người dùng internet. Nội dung được phát hiện có ý chống lại chính sách Đảng cộng sản đều đặn được loại bỏ và ngăn chặn. Nhiều người bất đồng chính kiến trên mạng, gồm các blogger, đã bị bỏ tù ở Trung Quốc.
"So sánh với [những người dân] Trung Quốc, tôi không hề cảm thấy bị áp lực khi nói lên tư tưởng mình", nhiếp ảnh gia tự do Adrian Kristofferson phát biểu sau khi xem xong bộ phim.
Ông Kagan nói thông điệp chia tay của bộ phim là tích cực, củng cố lại ý tưởng rằng một ít các cá nhân cống hiến có thể giương ngọn cờ của đổi thay. "Thật tuyệt khi xem các phim tài liệu về Trung Quốc mà các thường dân và công chúng Trung Quốc tạo một sự khác biệt", Kagan nói.
"Có hơn 1 tỉ người sống ở Trung Quốc, khoảng chừng một tỉ lệ phần trăm nhỏ người dân mà cố gắng làm điều gì đó có thể tạo một sự khác biệt", ông nói.
Bộ phim cũng nhận được sự tán dương từ các nhà phê bình như Natalie Salvo của Au Review, người đã gọi đó là một "phim tài liệu đầy sống động và xúc cảm".
"Hight Tech, Low Life nên cải thiện một mảng quan trọng trong bài toán giáo dục như nó đã khéo léo xử lý với vấn đề trách nhiệm, rủi ro, quyền và công việc của các nhà báo, và nó [bộ phim] nên được chiếu trong trường học và đại học ở mọi nơi", bà Salvo viết.
Trong bộ phim, Tiger Temple để lại trong khán giả một thông điệp sâu xa : "Cho đến khi tôi chết, tôi sẽ chỉ luôn nói lên sự thật."
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Tạp Ghi và Phiếm Luận: Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ (Dỗ Chiêu Đức)
Tạp Ghi và Phiếm Luận : Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ Ăn x ổi ở th ì,...
-
CON MỂN VÀ ĐIỀM BÁO KHÔNG MAY MẮN Con thú rừng có tên “ Mển ” hay“ Mang” , còn gọi là hoẵng , kỉ , là mộ...
-
Năm nào cũng vậy, do thức dậy sớm đi chợ sớm, nên má là người đầu tiên mở ngày ba mươi Tết ra. Không biết có phải số má cực, vía má cực kh...
-
Bối cảnh lịch sử: Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766–1820), tên tự Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét