Thứ Ba, 17 tháng 11, 2015

‘Tộc Chuột’ Sống Trong Bóng Tối tại Các Thành Phố Trung Quốc

Người lao động nhập cư Trung Quốc trong căn phòng bé nhỏ của mình.

 Những người lao động bị người dân Bắc Kinh hiện nay gọi bằng cái tên “tộc chuột”. (Ảnh:SoCO/internet)
Những nhóm người bất hạnh tại Trung Quốc được gán cho nhiều tên gọi khác nhau, như “tộc kiến”, “tộc tủ”, “tộc giếng”, và bây giờ là “tộc chuột”. Rất nhiều người hiện đang sinh sống trong các nhóm này, và cuộc sống của họ đã vẽ lên một bức tranh chi tiết về một cuộc sống buồn thảm và đắng cay mà họ đang phải đối mặt.
Tên gọi các nhóm người này là bắt nguồn từ điều kiện sống của họ. Khó có thể tin rằng cho đến nay vẫn còn những người đang sống dưới giếng, trong những chiếc công-ten-nơ vận chuyển, hay thậm chí là bên trong những nơi trú ẩn và tầng hầm tăm tối, không hề được đón ánh mặt trời.
Theo định nghĩa trên trang web bách khoa toàn thư Hudong Trung Quốc, “tộc kiến” là cách gọi mới được đặt ra để miêu tả nhóm những sinh viên đã tốt nghiệp đại học. Họ phải sống trong một hoàn cảnh vô cùng khó khăn và nghèo khổ tại các thành phố, bởi không tìm được việc làm hoặc phải làm những công việc thu nhập thấp. Họ giống như loài kiến, thông minh nhưng yếu ớt, và sống theo bầy đàn.
“Tộc tủ” là cách gọi khác dành cho những người công nhân nhập cư trong thành phố. Họ không đủ khả năng thuê một căn phòng tối thiểu, nên phải sống trong những công-ten-nơ vận chuyển. Điều kiện sống khắc nghiệt của họ gợi lên một nỗi buồn về cảnh bơ vơ không nơi nương tựa mà họ đang phải trải qua.

“Tộc giếng” bắt nguồn từ một bài báo khám phá về những người vô gia cư, một thời gian dài sống trong những chiếc giếng gần một khách sạn 5 sao tại Bắc Kinh.
Và gần đây, cụm từ “tộc chuột” mới xuất hiện. Theo một tờ báo tiếng Pháp Le Figaro, đa số những người trong “tộc chuột” đều sống trong các tầng hầm hoặc những nơi trú ẩn dưới lòng đất. Đây là nơi tối tăm không ánh sáng mặt trời, nóng, ẩm, và nồng nặc mùi hôi hám. Không mấy ai để tâm đến “những công dân hạng hai” sống chung với chuột này.

Đăng ký hộ gia đình

Bi kịch của những người cùng khổ là do giá nhà đắt đỏ và là hệ quả của hệ thống đăng ký hộ gia đình tại Trung Quốc.
Hệ thống đăng ký hộ gia đình, được gọi là “hukou” (hộ khẩu), phân loại người theo nơi sinh. Những người sinh ra ở nông thôn chịu nhiều hạn chế pháp lý khi làm việc trong các thành phố. Hệ thống này cũng không cho phép dân nhập cư từ nông thôn được hưởng các chế độ phúc lợi xã hội hoặc ngăn cấm con em họ đến trường.
Không chỉ vậy, giới thành thị trong một thời gian dài vẫn giữ thành kiến về những người đồng bào không may mắn ấy. Họ tin rằng những kẻ nhà quê này lựa chọn bỏ đồng áng để đến chốn thị thành. Họ mơ tưởng sẽ trở nên giàu có và những thứ hão huyền không phù hợp với gốc gác của mình.
Dưới con mắt của giới thị thành, những sinh viên đã tốt nghiệp đại học vẫn tiếp tục cố bám víu nơi thành phố, và đó chỉ là để thỏa mãn khát vọng của họ để đạt được điều mà không bao giờ họ có thể với tới được. Thực tế, những người công nhân nhập cư đã phải chịu đựng những khó khăn không thể tưởng tượng được, nhưng chính họ lại là người đã góp phần phát triển và xây dựng thành phố bằng sức lực của mình. Những sinh viên tốt nghiệp cũng coi cảnh xa hoa nhộn nhịp như giấc mơ họ hướng đến, và để góp thêm sức sống và sự đa dạng cho những thành phố này.
Các nhà chức trách đã không chỉ từ chối giúp những người lao động – những người đã đóng góp đáng kể vào công cuộc phát triển của thành phố để có được điều kiện sống tốt hơn, mà còn bỏ rơi họ trong định kiến của xã hội. Họ đã phải chịu những áp lực vô hình và đối xử bất bình đẳng.
Khi các nguồn cung cấp nhà ở còn nhiều hạn chế và không đủ đáp ứng nhu cầu về nhà ở của dòng người nhập cư, thì Trung Quốc vẫn có rất nhiều “thị trấn ma”. Đó là những khu vực đô thị phát triển quá nhanh mà trong một thời gian dài vẫn không có người ở. Những tòa nhà cô quạnh này lại không thể được dành làm nơi tá túc cho những người nhập cư.
Nếu có thể phân bổ một cách minh bạch và cởi mở những nguồn lực này để giải quyết vấn đề dân nhập cư, thì chúng ta có thể đảm bảo nhóm người này sẽ không còn phải chui rúc sống trong cảnh lòng đất tối tăm nữa.
Và chính quyền ít nhất cũng có thể dần dần giảm thiểu vấn nạn bất bình đẳng do địa lý và hệ thống đăng ký hộ gia đình gây ra. Những người phải sống trong điều kiện khó khăn cũng sẽ không còn cảm giác thua kém, bởi họ đã mất đi tự do và những quyền cơ bản của con người. Họ cũng không còn phải lang thang đó đây nơi thành phố bởi phẩm cách và giá trị của họ đang bị khước từ và chà đạp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tạp Ghi và Phiếm Luận: Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ (Dỗ Chiêu Đức)

  Tạp Ghi và Phiếm Luận :                Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ                                       Ăn x ổi  ở th ì,...