Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

Nhật Bản: Bắc Hàn Thú Nhận Đã Bắt Cóc Người Nhật- FM 974



Radio FM974
Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 16/11/15

Nhật Bản: Bắc Hàn Thú Nhận Đã Bắt Cóc Người Nhật

     Tokyo Shimbun, tờ nhật báo có tiếng của Nhật, trong tuần qua, loan tin, họ đã tìm ra bằng chứng cho thấy, Bắc Hàn đã cho thi hành chính sách bắt cóc công dân ngoại quốc có từ thời cựu lãnh tụ Kim Jong-il còn sống. Tờ báo này cho biết, họ thụ đắc được một quyển sổ tay bí mật, xem ra viết từ cuối những năm 1990, để hướng dẫn gián điệp Bắc Hàn làm thế nào, thi hành lệnh này trên đất người và cách thức tránh né đừng bị bắt giữ.
     
    Theo bài tường thuật của báo Tokyo Shimbun, tập tài liệu dài 356 trang mật này, được dùng tại trường đại học Chính trị - quân sự, một học viện tình báo bí mật của chính quyền Bình Nhưỡng. Theo NK News, một chương trong tập này, nhấn mạnh tới cách chỉ dẫn thi hành một vụ bắt cóc ở ngoại quốc, tìm kiếm địa chỉ của đối tượng, biết chỗ đến và đi, đường di chuyển hàng ngày, phương tiện đi lại và giờ giấc như thế nào. Tờ báo này nói thêm, tài liệu họ tìm được là một vật chứng cho thấy rõ, những vụ bắt cóc do Bắc Hàn làm ra ở ngoại quốc, là hành động được Bình Nhưỡng biết rõ và hậu thuẩn, hỗ trợ của nhóm người lãnh đạo Bắc Hàn. Tuy nhiên, cũng có một người quan sát thời cuộc đặt câu hỏi nghi ngờ về sự xác tín của tài liệu, trong đó, họ cho rằng, chữ “bắt cóc” được viết bằng kiểu chữ dùng ở miền nam, tức ở Đại Hàn, không phải của miền bắc, để trả lời nghi vấn này, tờ báo Tokyo Shimbun giãi thích, họ tin bản tài liệu mật viết theo kiểu đó, là để những người thi hành dễ hiểu hơn vì trong thời điểm đó, đối tượng phải bắt cóc là người dân của Đại Hàn.
    Chính phủ Nhật đã liên lạc với Bắc Hàn để tìm tin tức của ít nhất 12 người Nhật bị Bắc hàn bắt cóc, năm 2002, thủ tướng Nhật lúc đó, ông Junichoro Koizumi, áp lực để Bình Nhưỡng thả ra 5 trong số các người này, và đã sum họp với gia đình sau khi có cuộc họp tại Bình Nhưỡng với Kim Jong-il. Nhật Bản bác bỏ điều mà Bắc Hàn cho rằng, 8 trong số 12 người còn lại đã chết, một số vì bị tai nạn bí mật và bốn người khác không bao giờ nhập cảnh vào nước này. Những người bị bắt cóc, mất tích bao gồm cả em gái Megumi Yokota, vừa 13 tuổi khi bị bắt đi, trên đường về nhà từ trường học ở Niigata, một thành phố ven bờ biển Nhật năm 1977. Bình Nhưỡng nói là, Yokota tự tử năm 1994 khi đang được điều trị vì bệnh khủng hoảng tinh thần trong bệnh viện, nhưng mẫu thí nghiệm trên phần xương cốt còn lại tại Nhật năm 2004 cho thấy, không trùng hợp với mẫu DNA của em, và giám định viên Nhật Bản cũng tìm thấy giấy chứng nhận cái chết có nhiều điểm nghi ngờ. Yokota được người ta cho là, em đã bị đem đến một trại huấn luyện tình báo ngay khi vừa đến Bắc Hàn, nhiều tờ báo ở Đại Hàn nói thêm, cô học môn Triều Tiên học trong ba năm, rồi dạy tiếng Nhật cho tới giữa những năm 1980, cô lập gia đình với một người Đại Hàn bị bắt cóc, sinh ra một người con gái.
    Một chiều giữa đông, tháng 11 năm 1977, gió từ biển thổi vào bắt đầu buốt lạnh, Megumi Yokota vừa xong buổi tập đánh vũ cầu ở trường trở về, còn vài trăm thước nữa là có được hơi ấm của nhà mình, cô vui vẻ vẫy tay chào tạm biệt người bạn cùng đi khi vừa tới ngã tư đường, một con đường vắng lặng chạy ngang qua trường học, nhưng Yokota đã biến mất một cách bí ẩn, đâu đó trên quảng đường giữa ngã tư và nhà mình, Megumi đã bị một nhóm người lạ mặt bắt cóc, ném vào một ngăn hầm sắt, của một chiêc tàu, từ đó họ chỡ cô ta vào Bắc Hàn. Khi đến đó, móng tay của Megumi vẫn còn sứt cong lên và người còn dính đầy máu trên quần áo, chứng tỏ cô đã vùng vẫy nhiều mong trốn thoát trong suốt chuyến tàu vượt đường dài hơn 1000 cây số băng qua biển Nhật Bản. Megumi không phải là người duy nhất, trong khoảng thời gian từ những năm 1970 tới 1980, điệp viên Bắc Hàn được cho là đã bắt cóc ít nhất 17 thường dân Nhật Bản và có lẽ, trong thời gian này, có khoảng 100 người bị buộc phải dạy tiếng Nhật cho đám người làm gián điệp, để họ xâm nhập vào đất nước mình.
   Bình Nhưỡng nhìn nhận, có bắt cóc cô Megumi cùng với hơn chục người khác nhưng, quyết định tạm ngưng chương trình chế tạo vũ khí hạch nhân, đổi lấy số viện trợ ồ ạt to lớn của ngoại quốc, đã đưa đến sự lơ là lo cho các nạn nhân bị bắt cóc đang chờ đợi được trả về gia đình. Tại Nhật, câu chuyện số phận của Megumi được nói tới rộng rãi khắp nước, chính phủ Nhật Bản từ khước việc bình thường hóa bang giao, để tái viện trợ cho Bắc Hàn, trừ khi vấn đề bắt cóc được giải quyết. Năm 2002, năm trong số các người bị bắt cóc, được Bắc hàn thả tự do trở về nhà nhưng cô Megumi không có trong số người đó, Bắc Hàn bảo, nhưng Nhật Bản không tin là như vậy, Megumi đã tự tử trong năm 1994.
    Nhật Bản hiện ở trong tình thế lấn cấn khó xử, một mặt cho thấy thái độ đứng đắn trong việc thương thuyết về nguyên tử với Bình Nhưỡng, mặt khác lại phải thỏa mản tâm lý của người dân về việc tìm cách đưa những người bị bắt cóc trở lại gia đình. Tuy nhiên, đối với Bắc Hàn, họ cho rằng chuyện bắt cóc coi như đã xếp lại xong rồi, cáo buộc Nhật đang có toan tính hủy bỏ thiện ý của họ trong những lần bàn thảo mới đây. Junichi Ihara, một chuyên gia về vấn đề Bắc Hàn tại bộ ngoại giao Nhật, nói rằng, trở ngại không nằm ở phía người Nhật, “tất cả những gì mà người Nhật muốn hỏi Bắc Hàn, là nói cho họ biết sự thật”, không cần thời giờ để điều tra vấn đề người bị bắt cóc, họ, Bắc Hàn, biết rất rõ những người không may này đang ỏ đâu”. Toshimitsu Shigemura, một chuyên gia về Bắc Hàn khác của trường đại học Waseda, Nhật, tin rằng, Hoa kỳ có thể loại tên Bắc Hàn ra khỏi danh sách các nước khủng bố, sớm nhất vào đầu năm tới.
    Cha mẹ của Megumi, chưa mườn tượng được cái hình ảnh mà cô ta biến mất như thế nào cho tới năm 1997, khi Ahn Myong-jin, một cựu điệp viên Bắc Hàn đào thoát trốn vào miền nam, nói lại chuyện một cô gái bị bắt cóc, theo miêu tả của người này, thì người con gái này giống hệt Megumi, cô kết hôn với một người Đại Hàn bị bắt cóc tên Kim Young-nam và đứa con gái của họ, giờ đã 20 tuổi. Một người chuyên gia khác về vấn đề Bắc Hàn, không cho biết danh tánh, nói là, Megumi được người ta nhìn thấy ở Bắc Hàn vào mùa xuân năm ngoái nhưng có một số quan sát viên thời sự không mấy tin lắm, như giáo sư Masao Okonogi của trường đại học Keio thì “Megumi bị giam giữ trong một nhà tù của một quốc gia theo chủ thuyết cộng sản Stalinist và người ta không cần phải suy nghĩ nhiều lắm để tưởng tượng ra cái gì sẽ xãy đến cho Megumi”. Cha mẹ Megumi, buồn buồn, 30 năm trôi qua, họ không muốn tưởng tượng cái gì cả, chỉ cố giữ hy vọng chờ mà thôi.

    Cha của Megumi, ông Yokota ngậm ngùi nói nhỏ “thử hảy nghĩ xem, anh cảm thấy như thế nào, nếu con anh thình lình biến mất trên đường đi học về nhà và rồi sau đó, biết ra nó đã bị người ta bắt cóc, đưa tới một quốc gia xa lạ, một quốc gia đầy nguy hiểm như Bắc Hàn, bất cứ cha mẹ nào cũng sẳn sàng chấp nhận hiểm nguy để cứu con mình về, tất cả những gì ông muốn là nhìn thấy và gặp lại con gái của ông, nó chỉ là một đứa trẻ vô tội mà thôi”.


Thuyên Huy
FM974 - Melbourne

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tạp Ghi và Phiếm Luận: Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ (Dỗ Chiêu Đức)

  Tạp Ghi và Phiếm Luận :                Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ                                       Ăn x ổi  ở th ì,...