Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2015

Dữ liệu về đô thị hóa đã cho thấy đầu tư hạ tầng kém hiệu quả của Trung Quốc

Vũ Hán đang bị hạn hán tồi tệ nhất trong 60 năm (Nguồn tin từ Trung Quốc)
Vũ Hán đang bị hạn hán tồi tệ nhất trong 60 năm (Nguồn tin từ Trung Quốc)

Các thành phố ma của Trung Quốc là bằng chứng rõ ràng cho thấy việc Trung Quốc đã lãng phí hàng nghìn tỷ Đô La Mỹ trong chi tiêu đầu tư. Nhưng liệu có thực sự là như vậy không?
Ngoài một vài bức ảnh đẹp của đường phố và trung tâm mua sắm trống không, thật khó để tìm thấy dữ liệu thực tế của hiện tượng này. Cho đến khi Ngân hàng Thế giới gần đây đã ra một bản báo cáo về việc đô thị hóa ở châu Á.
Những phát hiện cho thấy: Trung Quốc đã lãng phí hàng nghìn tỷ vào các dự án đô thị hóa chưa sử dụng, mặc dù 131 triệu người đã di chuyển từ nông thôn ra thành thị trong giai đoạn 2000-2010.
Mật độ dân số nói chung ở các khu vực đô thị ở Trung Quốc vẫn ổn định trong giai đoạn đó, nhưng nó được phân bố rất không đồng đều giữa các trung tâm đô thị khác nhau, theo một phân tích của Trung tâm nghiên cứu Pew, dựa trên báo cáo của Ngân hàng Thế giới.


(Nguồn ảnh: Trung tâm nghiên cứu PEW)

Ví dụ như Bắc Kinh đã tăng mật độ dân số, trong khi khoảng 50 thành phố được bổ sung thêm đất và số người thực tế bị giảm đi, theo Pew, đây là một hiện tượng đã xảy ra chỉ tại một khu vực đô thị khác trong toàn bộ khu vực Đông Á.
Một viễn cảnh phổ biến hơn là các trung tâm đô thị đã trở nên đông đúc hơn.
Tổng cộng, 62% các khu vực đô thị ở Trung Quốc, mà có dân số hơn 100.000 người, đã trở nên ít đông đúc hơn, so với con số 9% trong khu vực còn lại của Đông Á.
“Mặc dù có sự tăng trưởng rất lớn trong dân số đô thị của mình, mật độ dân số đô thị của Trung Quốc (5.300 người trên mỗi km vuông vào năm 2010) đã vẫn ổn định, và thấp hơn so với mức trung bình của khu vực là nhờ đi kèm với việc mở rộng không gian đô thị nhanh chóng cũng như các rào cản đối với việc di trú,” báo cáo Ngân hàng Thế giới nêu rõ.
Tăng diện tích đất đô thị tính bằng cây số vuông. (Ngân hàng thế giới)
Tăng diện tích đất đô thị tính bằng cây số vuông. (Ngân hàng thế giới)
Và điều này thậm chí không bao gồm các thành phố hoàn toàn trống rỗng như thành phố Ngạc Nhĩ Đa Tư (Ordos) ở (khu tự trị) Nội Mông Cổ.
“Trong khi những bằng chứng có tính chất giai thoại và bằng chứng qua ảnh chụp cho thấy các thành phố này cảm thấy hầu như trống rỗng, dân số ở đó thường quá nhỏ để xuất hiện trong các dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, hoặc các thành phố đó được coi là một phần của khu vực đô thị lớn hơn,” phân tích của Pew nêu rõ.
Điều này có nghĩa là gì? Có nghĩa là, Trung Quốc đã chuyển một phần lớn người dân của mình đến các thành phố, tăng năng suất của họ, và cùng lúc giữ mật độ dân số thấp.
Tuy nhiên, bằng việc kế hoạch tập trung toàn bộ hoạt động thay vì để nó xảy ra tự nhiên, Trung Quốc đã lãng phí hàng nghìn tỷ đồng trong chi tiêu đầu tư vào cơ sở hạ tầng và nhà ở, vào những nơi không ai muốn sống. Đó là bằng chứng của một đầu tư kém hiệu quả.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024

  Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...