Thứ Ba, 17 tháng 11, 2015

ĐÀN BÀ LÀ GÌ?



                            


        Theo từ điển thì khái niệm đàn bà là tương đối đơn giản. Từ điển Việt nam ta cho rằng, đấy là nữ giới nói chung và phải là những người đã trưởng thành. Từ điển ở Tây cũng hao hao như vậy, cuốn Petit Larousse đầy uy tín của người Pháp giải nghĩa. (Xin chép nguyên văn bằng tiếng Anh, thứ tiếng mà rất nhiều đàn bà Việt hiện tại vừa mê vừa thích vừa thành thạo).
1. A female human being - Distinguished from man. Đại loại, đàn bà là sinh vật giống cái cốt để phân biệt với nam giới.
2. An adult female human being - Distinguished from girl. Đàn bà, đại khái vẫn là sinh vật giống cái, cốt để phân biệt với đám lóc nhóc thiếu nữ.
        Nghĩa một thì dễ hiểu quá rồi, còn nghĩa hai hơi mang tính nơi nới nhưng kha khá nghiêm ngặt. Nếu tuân thủ theo đúng nghĩa hai thì đàn bà không có ở tuổi còn bé, và hiển nhiên sẽ không được phép mặc đồng phục trung học vào nhà nghỉ.
        Bọn họ vẫn có thể mang vẻ ngây thơ nhưng không thể cùng một lúc nhuộm tóc hai màu xanh đỏ rồi nhí nhảnh, rồi kẹp đôi kẹp ba, phi xe đánh võng. Thêm nữa, quan chức đàn ông nếu nhỡ có thân thiết với đàn bà thì đạo đức mặc nhiên sẽ thăng hoa, bởi không bao giờ mắc phải cái tội ngớ ngẩn, lạm dụng vị thành niên.
        Từ điển học thuật rắc rối quá, dân gian quan niệm dịu dàng trong sáng hơn nhiều. Đàn bà đương nhiên chỉ giản dị hoặc là vất vả mẹ hoặc là tần tảo chị. Họ cũng có thể là cần mẫn người vợ hoặc là bạc bẽo người tình. Họ đôi khi tài sắc vẹn toàn như Thúy Kiều, lại có lúc thỉnh thoảng xấu xí ít học như thị Nở.
        Có người trong trắng thuỷ chung như tiểu thư Juliet trong kịch Shakespeare, lại có người dâm loạn điêu trác như Mã phu nhân trong trường thiên kiếm hiệp “Thiên long bát bộ”. Có người là chót vót “phụ nữ của năm” như diễn viên chơi vơi Đỗ Hải Yến, lại có người là tột cùng tội phạm quốc gia như nữ lưu manh Phúc “bồ”. Nói chung, đàn bà giống như thơ, bởi có bao nhiêu người làm thơ là có bấy nhiêu định nghĩa…..
         Trong văn học dân gian Ấn Độ, có pho truyện Prem Xagar (Biển Yêu Đương) được lưu truyền từ hơn ba ngàn năm nay, là một trong những tác phẩm tuyệt vời của nhân loại mang tính triết học và mỹ học rất cao. Chuyện kể về một cuộc tình của vua Xuryakant và nàng công chúa Amangaraga.
         Truyện có đoạn kể như sau:
“Một hôm nhà vua nói với người cận thần Rawskersaw:
- Bạn ơi! Ta có một điều tệ nhất là không hiểu biết gì về người đàn bà cả. Hãy nói cho ta biết ĐÀN BÀ LÀ GÌ?
Người cận thần mỉm cười, cung kính kể:
        “Thuở mới sinh ra trời đất, ông thợ Tạo hóa thấy đã đến lúc cần phải có người đàn bà, mới nhớ ra là bao nhiêu nguyên liệu đều đã dốc cả vào việc chế tạo ra đàn ông. Trong khi nan giải, tạo hóa suy nghĩ một hồi rồi thu góp các vật liệu để chế tạo ra đàn bà.
         Tạo hóa đã lấy vẻ đầy đặn của mặt trăng, đường uốn cong của các loài dây leo, dáng run rẩy của loài hoa cỏ, nét mảnh khảnh của lau sậy, màu rực rỡ trên cánh bướm, sự nhẹ nhàng của chiếc lá rụng, sự tinh tế ở đầu vòi voi, cái nhìn ngây thơ của hươu nai, cảnh xúm xít của đàn ong mật, ánh sáng rực rỡ của mặt trời, nét xa xăm của tầng mây, sự lay động của làn gió, lộng lẫy kiêu sa của chim công, chất cứng rắn của kim cương, vị ngọt ngào của trái chín, lòng tàn nhẫn của hùm heo, sức thiêu đốt của ngọn lửa, khí lạnh lẽo của băng tuyết, tiếng kêu khắc khoải của chim quyên, đức trung trinh của chim uyên ương, tánh dối trá của cò vạc… Thượng đế đem hết mấy thứ đó nhào nặn thành người đàn bà rồi đem người đàn bà ấy tặng cho đàn ông”.
         Truyền thuyết “Biển Yêu Đương”còn kể rằng, sau hai mươi đêm đối đáp để đấu trí với người đẹp, nhà vua thắng cuộc và được công chúa nhận lời kết hôn. Say đắm vì tình yêu và rạo rực trước sắc đẹp của nàng, nhà vua thốt lên tong đêm tân hôn:
         “Người yêu của ta ơi! Nếu ta không lầm thì tên nàng là Amanagaraga, nghĩa là “trái tim đỏ thắm”. Cái tên đó cũng không thể nào tả hết vẻ đẹp của nàng. Tên nàng còn nên gọi là Thanh Liên, vì mắt nàng lóng lánh như mắt nai. Tên nàng là Hoa Chi vì thân hình nàng yểu điệu như cành hoa. Tên nàng là Dạ Quang, như viên ngọc chiếu sáng cả trong đêm tối. Tên nàng là Túy Lăng vì nàng là làn sóng của biển say. Tên nàng là Phong Ai vì con ong tưởng nàng là hoa nên sà xuống. Tên nàng là Kim Biểu vì đôi vú nàng mơn mởn như hai quả bầu non bằng vàng. Tên nàng là Sa Loan vì mông nàng hây hẩy như hai cồn cát. Tên nàng là Mỹ Nhân vì chỉ có nàng mới xứng đáng gọi là người đẹp.
        Công chúa mỉm cười:
- Chàng đặt cho em không biết bao nhiêu là tên, thế mà vẫn thiếu môt cái tên chân chính của em.
- Còn tên nào nhỉ?
- Chàng là mặt trời của em và tất cả em đây là thuộc về chàng. Vì thế nên đặt tên em là Thiên Thanh để nói rõ tình yêu của em đối với chàng là vĩnh viễn không hề phai nhạt. Nếu không được như thế, thì sắc đẹp của người đàn bà chỉ là nhụy ngọt tẩm thuốc độc mà thôi”.
      Nhụy ngọt tẩm thuốc độc . Mấy chữ đó từng là đề tài của những bộ tiểu thuyết hay nhất mà đàn bà khi nào cũng là nhân vật chính. Nếu có những quyển sách mà trong đó nhan sắc của đàn bà ít được ca tụng nhất thì đó là những quyển Kinh Phât. Trong Kinh Phât có chữ “Quán Bất Tịnh”, ý nói người đàn bà cũng như mọi chúng sinh, bất quá chỉ là mọt cái túi da chứa đựng toàn những hôi hám. Quan điểm này có thể rất gần gũi với cái nhìn máy móc của một số nhà khoa học hiện đại thôi.
         Dưới mắt các nhà khoa hõc thân thể người đàn bà là một cái túi da, bên trong chứa đến 80% là nước lõng bõng. Nghĩa là nếu một phụ nữ có thể trọng là 50 kg thì NƯỚC chiếm hết 40 kg, còn lõng bõng hơn một bát canh chua. Oxy dưới dạng hợp chất hiếm, hơn 30 kg, bằng lượng khí oxy mà những cây cối trong công viên Lục Xâm Bảo thải ra theo đường hô hấp mùa hè. Khí Hydro trong thân thể phụ nữ nếu được phóng thích tụ do, đủ bơm đầy hàng trăm ngàn bong bóng bay rợp trời. Chất CHLOR đủ dùng để pha vào nước sát trùng cỡ 5 hồ bơi công cộng. CHẤT BÉO ở một người đàn bà có 3 vòng lý tưởng đủ để sản xuất cỡ 5 kg xà phòng giặt áo quần. CARBON chiếm khoảng 10 kg, đủ cho các bà nấu cơm gia đình cả tuần lễ. Đàn bà cũng có chứa những chất độc hại, PHỐTPHO trích ly có thể làm được 400 bao diêm, LƯU HUỲNH  có thể diệt sạch 3 thế hệ bọ chét trên kình một con chó xù. GLYCERIN có thể làm nổ tung một tòa nhà kiên cố. SẮT nguyên chất có thể rèn được một con dao sắt thịt. MUỐI được hơn nửa lạng, ĐƯỜNG GLUCOSE được gần hai lạng. Số lượng muối và đường này, hòa tan trong 40 lít nước, không đủ làm cho người đàn bà có vị mặn hay ngọt gì cả. Đàn bà có mùi gì không? Dĩ nhiên là có, nhưng hoàn toàn không phải là mùi thơm như ta tưởng, bởi vì không có một bộ phận nào trong quí bà, quí cô có cấu tạo của vòng nhân thơm PHÊNOL. Tất cả những cái gọi là mùi hương lan, hương trầm… đều là sản phẩm nhân tạo do xà phòng, nước hoa và đủ thứ hương liệu linh tinh mà họ ướp vào người như ướp trà. Nếu để 3 ngày không tắm, mọi người đẹp đều có mùi MỠ THÚI, do những hạt mỡ chảy ra theo tuyết mồ hôi, bị oxy hóa. Thân nhiệt trung bình của người phụ nữ tương đối thấp, từ 36,2 độ C – 36,8 độ C, so với đàn ông, từ  37 độ – 37,5 độ C. Vì vậy da thịt người đàn bà được tiếng là tươi mát.
         Đàn bà có tính hay ăn vặt. Đây là thuộc tính dễ thấy nhất, cả thế giới đều công nhận, không thể chối cãi được. Tê ăn vặt của quí bà quí cô được các nhà y học giải thích là do những biến dưỡng ngấm ngầm và thường xuyên trong cơ thể phụ nữ. Trong thời kỳ có kinh nguyệt và thời kỳ mang thai, cơ thể người phụ nữ mất nhiều thứ, nên họ tuy ăn uống nhỏ nhẹ và ít thôi, nhưng cứ thèm ăn “xàm xạp” suốt ngày để tìm cách bổ sung kịp thời cho cơ thể những thứ đã bị biến đường hủy diệt. Đàn bà có hơi thở phập phồng dễ thấy ở những phụ nữ có bộ ngực núi lửa. Lý do là vì họ hô hấp theo cơ chế thở bằng ngực. Bắt đầu từ tuổi dậy thì đến khi mang thai, sự hô hấp ở người phụ nữ được điều khiển qua hệ thống cơ gian sườn và xương sườn trên của lồng ngực. Trong khi đàn ông và thiếu nhi thì hô hấp theo cơ chế thể bằng bụng, chủ yếu do cơ hoành ở bên trong. Do sự khác biệt này, nhìn bề ngoài thấy đàn bà có vẻ “hồi hộp” hơn đàn ông.
         Thông thường khi mới sinh ra, tỷ lệ nam giới cao hơn nữ giới, nhưng nam giới lại cũng có tỷ lệ tử vong cao hơn phái nữ rất nhiều do đàn ông phải lao động, chiến đấu. Các cuộc chiến tranh liên miên trong lịch sử làm tiêu hao rất nhiều đàn ông. Cuối cùng thì tình hình chung của nhân loại bao giờ cũng là “nam thiếu nữ thừa”.
       Nói “thừa” là trên bình diện chung chung vậy thôi, chứ đối với riêng từng người đàn ông thì có ông nào cảm thấy đàn bà là “thừa” đâu?
Ôi! ĐÀN BÀ, quả là thế giới những điều kỳ diệu!!.
Thế mới biết “Đàn bà là ai”.
              ĐÀN BÀ LÀ AI?
Anh s vì em n n cười,
Cho đi ta mãi mãi vui tươi.
Nhìn cành lá thm tim thanh thoát,
Thy dáng em đi d khi vui.
Thượng Đế cho thân em dáng thm,
Ta vui ngm nghía… cm ơn Người.
N nhi mãnh khãnh nhưng luôn mnh,
Nào k nam nhi dám d ngươi?
                                           HỒ NGUYỄN

* HOÀNG THIẾU PHỦ
Tài liệu sưu tầm trang Văn học và Tạp chí Đẹp.
Hồ Xưa trình bày và chuyển.
                                             ___________________________________

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tạp Ghi và Phiếm Luận: Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ (Dỗ Chiêu Đức)

  Tạp Ghi và Phiếm Luận :                Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ                                       Ăn x ổi  ở th ì,...