CỔNG CƯỚI LÁ DỪA
Ai đã một lần dự đám cưới ở miền Tây đều rất ấn tượng về cái cổng cưới do chính bàn tay cần mẫn của người dân quê làm nên.
Người miền Tây quê tôi thường có quan niệm rất riêng về ngày cưới, đó
được xem là ngày quan trọng nhất trong đời sống hôn nhân. Vì thế, mọi
việc trong ngày cưới cần phải lo cho tươm tất, chu toàn, đặc biệt là cái
cổng cưới. Bởi thế, cũng đã từ lâu, cổng cưới “thiên nhiên” ấy có giá
trị thiêng liêng làm khít chặt những mối tình quê đằm thắm.
Cổng cưới ở đây độc đáo ở chỗ, lấy nguyên liệu chính từ cây lá tự nhiên
sẵn có, kết hợp hài hoà với nhau tạo thành nét đẹp riêng không thể tìm
thấy ở chốn thị thành.
Ở quê tôi, phụ nữ thì lo phần ăn uống còn
thanh niên thì lo chuyện làm cổng, đón khách… Các trai làng rôm rả bàn
tính để làm cái cổng cưới sao cho thật đẹp để khách đến dự tiệc cảm thấy
hài lòng về sự chào đón của chủ gia.
Cổng cưới thường được các
trai làng làm bằng lá dừa, đan kết lại với nhau, uốn lượn tạo nên vẻ đẹp
mắt cho cổng. Hai cột chính lấy từ cây chuối ở trong vườn, để tàu xen
lẫn với lá dừa cho cây chuối trụ vững tạo nên sự cứng rắn, vững chãi.
Những người làm cổng cưới lâu năm thường đặc biệt chú ý đến khâu chọn
lá: lá dừa phải là loại còn non, chuối làm cột thì chọn cây cao to, để
cho cổng đẹp hơn thì có thể quấn thêm dây đủng đỉnh để trang trí. Các
chàng trai còn “non nghề” thì đứng xung quanh để học hỏi theo “anh chị”,
nhìn chung cũng dễ làm, có ý một chút thì làm được ngay. Do đó, trải
qua nhiều thế hệ, vẫn còn đó nhiều “thợ” làm cổng lành nghề có thể
truyền kinh nghiệm cho lớp trẻ mai sau.
Nhớ lại ngày cưới của
tôi, bạn bè trong xóm tôi cũng đã tập trung lại trước ngày cưới để làm
cái cổng sao cho thật đẹp. Nhớ lắm tiếng cười nói xôn xao của anh em,
bạn bè xoay quanh cổng cưới, bàn tán với nhau để trang trí cho chiếc
cổng đẹp mắt nhất trong ngày trọng đại này. Dù đã hơn mười năm qua, tôi
vẫn giữ lại những bức ảnh lưu niệm trong ngày cưới của mình, trong đó có
cái cổng cưới đơn sơ nhưng ấm áp tình làng, nghĩa xóm.
Giờ đây,
nơi chốn thị thành ở các nhà hàng sang trọng làm sao tìm thấy được cái
cổng cưới lá dừa trong đám tiệc. Nhìn các cổng cưới được trang hoàng với những hoa văn, sắc màu lộng lẫy tôi lại thấy nhớ quê vô cùng. Thương
lắm cái cổng cưới đơn sơ trong đám cưới miền quê ngày ấy mộc mạc, thân
tình. Đối với tôi và đối với người dân quê tôi, cổng cưới lá dừa vẫn
luôn còn mãi theo thời gian, không hề phôi pha trong tiềm thức của mỗi
người. (st)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024
Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...
-
CON MỂN VÀ ĐIỀM BÁO KHÔNG MAY MẮN Con thú rừng có tên “ Mển ” hay“ Mang” , còn gọi là hoẵng , kỉ , là mộ...
-
Năm nào cũng vậy, do thức dậy sớm đi chợ sớm, nên má là người đầu tiên mở ngày ba mươi Tết ra. Không biết có phải số má cực, vía má cực kh...
-
Bối cảnh lịch sử: Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766–1820), tên tự Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét